Nguyên nhân chậm
Hồ sơ nghiên cứu (n = 57)
P
n %
Thông tin người bệnh 07 12,28 >0,05
Mã bác sỹ 16 28,07
Mã bệnh theo ICD10 8 14,03
Mã dịch vụ kỹ thuật, giá dịch vụ kỹ thuật
9 15,8
Mã thuốc, vật tư y tế, thông tin thầu 12 21,05 Nguyên nhân khách quan (đường
truyền Internet)
5 8,77
Nhận xét: Hồ sơ gửi chậm 5 ngày trở lên có 57 hồ sơ chiếm 9,1% số hồ sơ gửi chậm với các nguyên nhân như mã bác sỹ cao nhất với 28,07% sau đó là mã thuốc, vật tư y tế, thông tin thầu 21,05 %, mã bệnh theo ICD10 chiếm 14,03% còn lại là mã dịch vụ kỹ thuật, giá dịch vụ kỹ thuật 15,8%, thông tin người bệnh 12,28%, nguyên nhân khách quan 8,77% .
Biểu đồ 3.3.5. Nguyên nhân hồ sơ gửi chậm 5 ngày trở lên trên hệ thống giám định
Chương 4 BÀN LUẬN
Qua kết quả phân tích ở trên, chúng tơi có một số bàn luận sau:
Đánh giá thực trạng việc trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh BHYT lên cổng thông tin BHXH Việt Nam của Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã 6 tháng đầu năm 2021 dựa trên mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã.
2. Đánh giá việc trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh BHYT lên cổng thông tin BHXH Việt Nam của Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã.
Thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã.
Đội ngũ nhân viên chuyên trách về CNTT chỉ có 1 người có trình độ đại học. Nhiệm vụ chính là đảm bảo các phần mềm vận hành thông suốt, đáp ứng một phần khối lượng công việc CNTT của bệnh viện, một phần công việc cũng phải được hỗ trợ từ các cơng ty máy tính bên ngồi thơng qua hợp đồng ký kết với các công ty (chủ yếu là nhà cung cấp phần mềm).
Ngồi cán bộ chun trách về CNTT, cịn có một đội ngũ nhân viên là các Y, bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kế toán viên được đào tạo để có thể sử dụng các ứng dụng CNTT của bệnh viện. Những nhân viên này sử dụng máy tính trong cơng việc hàng ngày, đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý bệnh viện. Trình độ tin học và khả năng sử dụng máy tính trong cơng việc của các cán bộ cũng phản ánh chất lượng nhân lực CNTT của bệnh viện.
Tất cả các cán bộ thực hiện việc khám, chữa bệnh, sử dụng phần mềm thực hiện các ứng dụng CNTT đều được đào tạo và có chứng chỉ tin học, cơ bản là tin học ứng dụng chiếm tới 50,3%, chứng chỉ loại B đứng sau và chiếm 42,9%, có 2 NVYT có văn bằng là 02 cán bộ phụ trách CNTT có trình độ đại học và trung cấp. Cịn 4% NVYT cịn lại là chưa có chứng chỉ đây những NVYT là hộ lý, nhân viên nhà xác…không tham gia vào hệ thống các phần mềm ứng dụng CNTT tại đơn vị.
Tình hình phần mềm quản lý đang ứng dụng tại Bệnh viện.
Hiện nay phần mềm Quản lý Bệnh viện tại bệnh viện đã được triển khai toàn viện từ năm 2014 với các phân hệ chính gồm: Quản lý khoa khám bệnh, quản lý bệnh nhân nội trú, quản lý viện phí, quản lý Dược - vật tư tiêu hao. Trước đây chỉ áp dụng để quản lý Hồ sơ bệnh án và báo cáo cho Bộ Y tế.
Phần mềm hoạt động dưới sự giám sát của phịng Kế hoạch Nghiệp vụ, nhân viên Cơng nghệ thông tin và do các đơn vị làm việc tự quản lý. Nếu có trục trặc lớn sẽ làm việc trực tiếp với công ty viết phần mềm, kỹ sư CNTT của
bệnh viện khắc phục sửa chữa những lỗi thường gặp, theo dõi các danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc vật tư kịp thời đáp ứng nhu cầu của đơn vị.
Hình 4.1.Phần mềm quản lý bệnh viện BVST4.0 đang sử dụng tại Bệnh viện
Nhìn chung phần mềm đều đạt theo quy định của Bộ Y tế.
Đánh giá theo các tiêu chí danh mục sử dụng trong phần mềm tin học QLBV theo quy định của BYT (QĐ 5573/QĐ-BYT) thì phần mềm đạt đầy đủ các danh mục theo Bộ y tế quy định.
+ Tính kết nối
Tính kết nối bao gồm kết nối bên ngoài và kết nối bên trong. Kết nối bên ngoài là kết xuất được các báo cáo theo mẫu của BYT và BHXH. Kết nối bên trong là kết nối giữa các phần mềm trong bệnh viện để đảm bảo trao đổi thông tin.
Hiện tại phần mềm đảm bảo tính kết nối bên ngồi.
Cịn kết nối bên trong, do chỉ áp dụng 4 phân hệ của phần mềm cho toàn bệnh viện nên cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động CNTT, còn chưa quản lý được nhân sự, chỉ đạo tuyến, thiết bị y tế.
Cả cơ sở hạ tầng CNTT và thực hiện việc trích chuyển dữ liệu lên cổng giám định BHXH Việt Nam của bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã đều thực hiện đúng theo bộ tiêu chí về hạ tầng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa huyện Sơng Mã chưa thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng CNTT về Bệnh án điện tử (EMR). Thực hiện đúng theo quy định về trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh BHXH của Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu.
Qua nghiên cứu các tiêu chí ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại đơn vị theo Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì các tiêu chí ứng dụng cơ bản đều đạt 100%. Tuy nhiên có 1 tiêu chí chưa áp dụng thực hiện tại đơn vị đó là nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS), các nhóm tiêu chí ứng dụng mức nâng cao đơn vị đang dần hoàn thiện, củng cố, đầu tư bổ sung tiến tới thực hiện triển khai Bệnh án điện tử.
Thực trạng trích chuyển dữ liệu KCB BHYT lên cổng thông tin BHXH Việt nam tại BVĐK huyện Sơng Mã.
Việc trích chuyển dữ liệu tại đơn vị được thực hiện ngay khi hồ sơ của bệnh nhân được thanh toán ra viện, hệ thống tự động xuất dữ liệu lên cổng giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thơng quan phần mềm VAS.
Hình 4.2. Phần mềm đồng bộ dữ liệu thanh tốn BHYT – VAS.
Hình 4.3. Cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thơng tin giám định BHYT
Trong 6 tháng đầu năm tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã đã thực hiện chuyển dữ liệu lên cổng giám định BHXH với 21.486 hồ sơ trong đó có 21,423 hồ sơ gửi thành cơng chiếm 99,7%, có 63 hồ sơ gửi lỗi chiếm 0,3%,
Các nguyên nhân dẫn đến hồ sơ lỗi như: Thơng tin hành chính, thơng tin khám bệnh, chi phí khám chữa bệnh, do thao tác nhập liệu….
Thơng tin hành chính: như họ tên bệnh nhân, cha mẹ, người giám hộ, địa chỉ nơi ở, địa chỉ thẻ bảo hiểm y tế, mã thẻ bảo hiểm y tế không đúng…
Thông tin khám bệnh: mã bệnh theo ICD10, mã bác sỹ thự hiện dịch vụ thủ thuật, mã bác sỹ chỉ định dịch vụ kỹ thuật….
Thơng tin chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân: thanh tốn chưa đúng sơ tiền, số tiền chưa làm tròn theo 2 số thập phân.
Thống kê hồ sơ XML gửi theo ngày: Hồ sơ XML đúng đề nghị thanh toán theo ngày gửi là 21.423 Hồ sơ chiếm 99,7% tổng số Hồ sơ được chuyển lên cổng giám định của BHXH Việt Nam, trong đó tỷ lệ hồ sơ đúng ngày chiếm 97,07%, chậm 1-2 ngày 1,98%, chậm 3-4 ngày 0,68%, vẫn có hồ sơ chậm từ 5 ngày trở lên chiểm 0,27% đa số là do nguyên nhân khách quan dẫn đến việc gửi chậm……
Đối với hồ sơ gửi chậm 1-2 ngày trên hệ thống giám định. Tổng số hồ sơ XML theo ngày gửi có 626 hồ sơ gửi chậm chiếm 2,92%. Có 423 hồ sơ gửi chậm 1-2 ngày với các nguyên nhân như mã bác sỹ cao nhất với 42,1% sau đó là mã bệnh theo ICD10 chiếm 19,4% cịn lại là thơng tin người bệnh 4,2% và 1,2% là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Đối với hồ sơ gửi chậm 3-4 ngày trên hệ thống giám định: Hồ sơ gửi chậm 3-4 ngày có 146 hồ sơ chiếm 23,32% số hồ sơ gửi chậm với các nguyên nhân như mã bác sỹ cao nhất với 53,42% sau đó là mã bệnh theo ICD10 chiếm 13,01% sau đó là mã thuốc, vật tư y tế, thơng tin thầu 10,3 % cịn lại là thơng tin người bệnh 8,22%, nguyên nhân khách quan 7,53% và 3,42% là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mã dịch vụ kỹ thuật, giá dịch vụ kỹ thuật chiếm 4,1%.
Đối với hồ sơ gửi chậm 5 ngày trở lên trên hệ thống giám định: Hồ sơ gửi chậm 5 ngày trở lên có 57 hồ sơ chiếm 9,1% số hồ sơ gửi chậm với các nguyên nhân như mã bác sỹ cao nhất với 28,07% sau đó là mã thuốc, vật tư y tế, thơng tin thầu 21,05 %, mã bệnh theo ICD10 chiếm 14,03% còn lại là mã
dịch vụ kỹ thuật, giá dịch vụ kỹ thuật 15,8%, thông tin người bệnh 12,28%, nguyên nhân khách quan 8,77%.
Để nâng cao hơn nữa, chất lượng hơn nữa, tỷ lệ hồ sơ gửi đề nghị thanh toán đúng dữ liệu, đúng ngày cần kịp thời khắc phục những nguyên nhân, tồn tại hạn chế, đảm bảo đúng đủ hồ sơ cũng như nội dung người bệnh đã được thụ hưởng.
KẾT LUẬN
Để có thể triển khai những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý hành chính và chun mơn ở bệnh viện, một trong những nhiệm vụ chủ yếu là phải từng bước triển khai ứng dụng tin học một cách cơ bản và tồn diện, cần phát huy vai trị lãnh đạo, ý tưởng tiên phong trong lĩnh vực này, mặt khác chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tại chỗ nhằm từng bước
chuyển dần hoạt động quản lý hành chính bằng tay sang máy tính, xem nó như là một cơng cụ hỗ trợ tích cực trong cơng việc hằng ngày tạo bước tiến mới cho bệnh viện, nâng cao chất lượng phục vụ điều trị bệnh nhân.
Qua nghiên cứu thì chúng tơi đưa ra một số kết luận như sau:
Cả cơ sở hạ tầng CNTT và thực hiện việc trích chuyển dữ liệu lên cổng giám định BHXH Việt Nam của bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã đều thực hiện đúng theo bộ tiêu chí về hạ tầng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa huyện Sơng Mã chưa thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng CNTT về Bệnh án điện tử (EMR). Thực hiện đúng theo quy định về trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh BHXH của Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu.
Thống kê hồ sơ XML gửi theo ngày: Hồ sơ XML đúng đề nghị thanh toán theo ngày gửi là 21.423 Hồ sơ chiếm 99,7% tổng số Hồ sơ được chuyển lên cổng giám định của BHXH Việt Nam, trong đó tỷ lệ hồ sơ đúng ngày chiếm 97,07%, chậm 1-2 ngày 1,98%, chậm 3-4 ngày 0,68%, vẫn có hồ sơ chậm từ 5 ngày trở lên chiểm 0,27% nguyên nhân dẫn đến việc gửi chậm có 2 yếu tố khách quan và chủ quan , nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do mã bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các nhóm, cịn lại là nguyên nhân khách quan như đường truyền internet, lỗi hệ thống, lỗi phần mềm….
Qua số liệu phân tích được nhằm nâng cao hơn nữa, chất lượng hơn nữa, tỷ lệ Hồ sơ gửi đề nghị thanh tốn đúng dữ liệu, đúng ngày thì nhân viên y tế, cán bộ nhập liệu, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cần chú trọng hơn nữa đến quá trình nhập dữ liệu vào phần mềm đảm bảo dữ liệu (Hồ sơ khám chữa bệnh) gửi lên cổng Hệ thống giám định của BHXH Việt Nam đúng và đủ với những dịch vụ mà người bệnh đã thụ hưởng.
Các tiêu chí đánh giá thực hiện trích chuyển đều đạt: thỏa mãn các yêu cầu do Bộ Y tế, cơ quan BHXH đặt ra.
KIẾN NGHỊ
- Ban Giám đốc xem xét trang bị phần mềm giám sát mạng nội bộ nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống, khơng để xảy ra nguyên nhân khách quan dẫn đến việc đẩy dữ liệu lên hệ thống.
- Phịng Tài chính kế tốn cân đối ngân sách, bố trí kinh phí cho việc phát triển và ứng dụng CNTT tại đơn vị.
- Các khoa, phòng trong đơn vị cần nâng cao chất lượng việc nhập dữ liệu vào hệ thống từ nhân viên y tế, tránh việc thao tác thiếu làm ảnh hưởng tới việc chuyển dữ liệu.
- Để triển khai CNTT thành cơng, ngồi việc xây dựng đội ngũ chun trách về CNTT vững mạnh để quản lý mạng chung trong tồn bệnh viện thì đơn vị cũng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ về kỹ năng ứng dụng CNTT.
- Lập kế hoạch phát triển CNTT của Bệnh viện trong tương lai; bổ sung thêm cán bộ CNTT để giảm thời gian chờ đợi khi khắc phục sự cố.