Phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH (Trang 28 - 29)

3.1 Mẫu và thơng tin mẫu

Phương pháp nghiên cứu chính thức là phương pháp định lượng bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nghiên cứu tiếp cận với các

đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được ( Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kích thước mẫu được xác định dựa trên một số phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Green (1991) cỡ mẫu phù hợp để phân tích hồi quy đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m, với m là số biến độc lập. Theo quan điểm trên, số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này sẽ là 114 mẫu với 8 biến độc lập.

Ngoài ra, theo Cattell ( 1978), số lượng mẫu cho phân tích khám phá là tối thiểu từ 3 đến 6 lần của tổng số biến quan sát. Số biến quan sát trong nghiên cứu này là 37, vậy số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 37*6, tức 222 mẫu.

Theo Hair và cộng tác ( 2009), hệ số tải tiêu chuẩn là 0.5 thì cỡ mẫu phải đạt từ 120 mẫu đến dưới 350 mẫu.

Dựa vào các lý thuyết trên, các thành viên quyết định chọn số lượng mẫu là 300 mẫu. Để đạt được số lượng đặt ra, bảng khảo sát được thu thập bằng hình thức online, các thành viên gửi bảng khảo sát đến đối tượng mục tiêu và tiến hành thu thập dữ liệu.

3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập đủ sẽ được làm sạch, mã hóa, nhập liệu để sử dụng cho phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS phiên bản 22.0.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w