b. Đối với các bộ, ban, ngành
3.1. Thành tựu đạt được
Thứ nhất, các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới
hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019
Trong năm 2018, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP giảm xuống còn khoảng 46,0%, trong đó cơ cấu nợ nước ngoài quốc gia đều giảm. Cụ thể, nợ nước ngoài của Chính phủ được kiểm soát chặt chẽ, còn 19,3% GDP, nợ nước ngoài của Chính phủ bảo lãnh còn 4,4% GDP, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp còn 22,3% GDP, tỷ lệ trả nợ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dich vụ khoảng 25%. Như vậy, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2018 so với GDP về cơ bản vẫn được kiểm soát dưới mức trần được Quốc hội cho phép (không quá 50% GDP).
Năm 2019, các chỉ tiêu nợ công đều đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội quyết đinh: Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội tới năm 2019 là 55% GDP, nợ Chính phủ/GDP dưới 48%, nợ nước ngoài quốc gia dưới 47,1%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách dưới 17,4%.
Tỷ trọng nợ nước ngoài của khu vực công có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia, từ 73,6% năm 2010 xuống 43,7% năm 2020. Tốc độ tăng dư nợ nước ngoài của khu công cũng được kiểm soát chặt chẽ, góp phần bồi đắp dư đia chính sách, kiềm chế nghĩa vụ nợ trực tiếp và dự phòng của ngân sách nhà nước.
Tổng kết giai đoạn 2016-2020: Cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực, nợ nước ngoài của quốc gia trong 5 năm qua không quá 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dich vụ. Tốc độ tăng dư nợ nước ngoài của khu vực công cũng được kiểm soát chặt chẽ, từ mức trung bình 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015 giảm xuống còn khoảng 3%/năm giai đoạn 2016 – 2020, góp phần bồi đắp dư đia chính sách, kiềm chế nghĩa vụ nợ trực tiếp và dự phòng của ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn này, mức vay nợ nước ngoài tự vay, tự trả của Việt Nam vẫn trong khuôn khổ an toàn nợ nước ngoài của quốc gia và có đóng góp quan trọng đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam.
Vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là các khoản ODA, vay ưu đãi (chiếm 98% nợ nước ngoài của Chính phủ). Đến nay Việt Nam đã ký kết trên 85 tỷ USD vốn ODA, vốn vay ưu đãi; điều kiện vay tương đối thuận lợi, thời gian đáo hạn bình quân 13,8 năm, lãi suất bình quân gia quyền 1,35%/năm. Đến hết năm 2020, Chính phủ đã cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng tri giá 23,6 tỷ USD cho trên 120 dự án.
Thứ ba, thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ nợ
đã cam kết với chủ nợ, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN duy trì trong giới hạn được Quốc hội cho phép, bình quân giai đoạn 2015-2020 là khoảng 18,6% (so với mức trần không quá 25%).
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, so với nhóm các nước trong khu vực, tình hình nợ nước ngoài tự vay, tự trả của Việt Nam vẫn ở mức trung bình, một phần phản ánh cơ cấu nguồn vốn trong nền kinh tế, trong đó vốn vay nước ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng.
(Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả Võ Hữu Hiển – Tạp chí Tài chính)
Thứ tư, khuôn khở pháp lý, chính sách về quản lý nợ nước ngoài đã từng
bước được hoàn thiện, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao trong tình hình mới theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Thứ năm, phát triển thi trường trái phiếu chính phủ (TPCP) theo hướng bền
vững
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thi trường vốn quốc tế có một số yếu tố hỗ trợ tích cực. Năm 2020, kỳ hạn phát hành bình quân khoảng 13-13,5 năm, tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2015 (6,9 năm); thời gian đáo hạn bình quân đạt khoảng 7,6-7,8 năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước (năm 2011 là 1,84 năm và 2015 là 4,44 năm).
Mặt bằng lãi suất hiện được giữ ở mức thấp trên các thi trường vốn quốc tế tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam phát hành được trái phiếu với mức lãi suất danh nghĩa thấp hơn, tiết kiệm chi phí và giảm áp lực trả nợ
Việc quản lý hiệu quả vay nợ nước ngoài đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo vay nợ nhiều trở thành một nước được các tổ chức quốc tế đánh giá là có mức nợ nước ngoài bền vững, trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm bi gánh nặng về nợ. So với mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nợ công đã giảm áp lực rất nhiều. Đây chính là dư đia tài khóa giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dich COVID-19 mà không gây ra bất ổn vĩ mô, tài chính – ngân sách và bền vững nợ công.