Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những đánh giá về công tác quản lý nợ nước ngoài của việt nam trong giai đoạn 2016 2020 (Trang 30 - 31)

b. Đối với các bộ, ban, ngành

3.2. Những hạn chế còn tồn tạ

Một là, cơ cấu nợ đã có sự thay đổi, tuy nhiên đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro; điều kiện vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài kém thuận lợi hơn trước đây.

Hai là, việc giải ngân vốn đầu tư cơng, trong đó có nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ còn chậm. Không sớm triển khai dự án, đưa

vào hoạt động không chỉ khiến lãng phí nguồn lực, tăng chi phí đi vay, mà còn làm mất cơ hội phát triển.

Thực tế cho thấy, công tác giải ngân từ nguồn vốn đầu tư phát triển trong một số năm gần đây trong giai đoạn 2016 - 2020 đang có xu hướng đi xuống rõ rệt.

Nếu như năm 2017, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 78,4% dự toán được giao thì năm 2018 giảm xuống chỉ còn 59%. Đặc biệt trong năm 2019, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt ở mức 36,4% dự toán được giao.

Ba là, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN có xu hướng tăng nhanh.

Trong 5 năm qua, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN diễn biến không đồng đều với xu hướng tăng nhanh vào cuối giai đoạn. Đến hết năm 2016, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia là 2.013.681 tỉ đồng, bằng 44,7% GDP. Kéo theo đó là nghĩa vụ trả nợ tăng gấp đôi (29,7% so với 12,4% của năm 2015) do hoạt động rút vốn và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Năm 2020, tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%, vượt gần 10% so với mức trần 25% mà Quốc hội cho phép.

Bốn là, việc quản lý, giám sát chỉ tiêu nợ nước ngồi của quốc gia có khó khăn, bất cập cả về công cụ quản lý cũng như phương thức quản lý.

Trách nhiệm của một số bộ, ngành, đia phương, chủ dự án trong xử lý công việc chung chưa cao, chưa chặt chẽ, đồng bộ, còn chậm trễ và vướng mắc, tập trung trong các khâu như chuẩn bi dự án, giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng, giao và phân bổ dự toán, hoàn thiện hồ sơ giải ngân dẫn đến giải ngân chậm.

Dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả tăng đột biến, cuối năm 2017 ở mức 21,9 tỷ USD, tăng 73% so với năm 2016 (trong đó có khoản vay nước ngoài ngắn hạn của công ty Vietnam Beverage khoảng 5 tỷ USD).

Bốn là, phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn chỉ tập trung vào các sản phẩm trái phiếu truyền thống (trái phiếu lãi suất cố định, thanh toán lãi định kỳ hàng năm), chưa có thêm sản phẩm để đa dạng hóa thị trường.

Ngoài ra, kỳ hạn TPCP chưa đa dạng, việc huy động vốn của Chính phủ gặp một số áp lực nhất đinh tại một số thời điểm; thi trường TPCP chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn đối với kỳ hạn ngắn và còn thiếu nhà đầu tư dài hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những đánh giá về công tác quản lý nợ nước ngoài của việt nam trong giai đoạn 2016 2020 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)