Kiến nghị với Chính phủ và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH dự THI GIẢI THƯỞNG để tài môn học XUẤT sắc UEH500 – năm 2020 tên CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH (Trang 67 - 71)

3. Các giải pháp đềra

3.3. Kiến nghị với Chính phủ và chính quyền địa phương

Từ những nhận định trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

Bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức người tiêu dùng

Cần nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và tiêu dùng xanh bằng cách tuyên truyền, mở các khóa học ngắn hạn về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, phân loại rác, đồng thời giúp người dân hiểu rõ về tác hại của bao bì nhựa, ni lơng, thực phẩm ô nhiễm..., nêu lên đươc lợi ích cụ thể và tích cực của tiêu dùng xanh.

Khai thác hiệu quả các phương tiện truyền thông trong việc đưa sản phẩm xanh trở nên gần gũi với người tiêu dùng, có những chỉ đạo, hướng dẫn với các Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam về các chương trình tuyên truyền qua các phương tiện tuyên truyền về những nội dung nhằm tăng thêm sự hiểu biết, mối quan tâm và thái độ tích cực đối với mơi trường. Khuyến

khích và hỗ trợ các chương trình và các hình thức phổ biến sản phẩm xanh trên

các phương

tiện truyền thơng. Ví dụ, ở các vùng nơng thơn, loa phát thanh là nơi truyền tải

thơng tin

đến người dân, có thể thơng tin về tiêu dùng xanh đến người dân bằng hình

thức này, đặc

biệt cán bộ địa phương phải chủ động trong công tác triển khai, phổ biến cho

người dân và

cũng phải là người tiên phong, mẫu mực đi đầu.

Nâng cao mức quan tâm của người tiêu dùng

Tiến hành phát động các phong trào tiêu dùng xanh, vệ sinh môi trường thông qua các tổ chức, đồn thể, các thơng tin và chính sách liên quan đến sản phẩm xanh, tiêu dùng xanh phải được phổ biến rộng rãi đến mọi người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện xã hội khác. Cụ thể như phát động phong trào dọn vệ sinh quanh nhà, vì một khu phố khơng có rác. Ở một số địa phương, phong trào dọn vệ sinh đường phố đã được các Đoàn thanh niên tổ chức theo định kỳ với sự tham gia của các em học sinh, các phong trào như vậy cần được duy trì và phát huy, nhân rộng hơn.

Khuyến khích các phương pháp tiêu dùng mới nhằm tiết kiệm tài nguyên, tăng cường sử dụng các sản phẩm được dán nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, nhãn môi trường, nhãn thực phẩm xanh, và thực phẩm hữu cơ xanh, giảm sử dụng các sản phẩm dùng nhiều bao bì và sản phẩm chỉ dùng một lần. Đặc biệt, khuyến khích người dân sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân rộng các hệ thống, các mơ hình rau sạch nhằm tạo một mơi trường an tồn, dần dần xây dựng một nề nếp, một truyền thống tiêu dùng xanh.

Phát động và tổ chức các hoạt động như tuần lễ tiêu dùng xanh, hãy nói khơng với túi ni lơng, giờ trái đất, trồng cây ven đường phố. Ở các địa phương, khu phố thường có danh hiệu gia đình văn hóa, nên thêm các tiêu chí về tiêu dùng xanh, bảo vệ mơi trường và khen thưởng cho các hộ gia đình, cá nhân đạt kết quả tốt.

Nâng cao hệ thống giáo dục, chú trọng thế hệ trẻ

Ngày nay, giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển vững mạnh của một quốc gia luôn đi kèm với một nền giáo dục tiên

tiến. Vì vậy, chính phủ cần chú trọng đến giáo dục, tạo điều kiện cho thể hệ trẻ

được phát

triển toàn diện, từ đó nâng cao nhận thức hành vi bảo vệ mơi trường, hình thành

lối sống

xanh, thân thiện với mơi trường. Đưa lý thuyết kết hợp với thực tiễn, cụ thể hóa

nội dung

truyền đạt, khuyến khích các hoạt động tình nguyện như mùa hè xanh, các hoạt

động ngoại

khóa tuyên truyền lối sống xanh, các chương trình văn nghệ với chủ đề thiên

nhiên, mơi

trường, các buổi trình diễn thời trang tự thiết kế bằng sản phẩm thân thiện môi

trường. Tổ

chức các sân chơi, các cuộc thi mang tính học thuật liên quan đến kiến thức về

tiêu dùng

xanh, ngồi ra khuyến khích tổ chức các buổi meeting, diễn đàn, tuyên truyền,

các hoạt

động thực tiễn nhằm thu hút học sinh, sinh viên tham gia, từ đó đem đến cho họ

những cái

nhìn mới thiết thực hơn về lối sống xanh và thực trạng môi trường hiện nay để có

các hành

động kịp thời.

Khuyến khích hỗ trợ nhà sản xuất, người tiêu dùng với công cuộc tiêu dùng xanh

Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống xe buýt là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, cần mở rộng, bổ sung các tuyến xe buýt, trợ giá cho các nhà đầu tư. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cơng cộng nhằm hạn chế lượng khí thải ơ nhiễm ra mơi trường. Ngồi ra, hệ thống xe buýt cần phân bổ rộng rãi ở các thành phố tập trung dân đông đúc như Đà Nằng,... để hạn chế ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông đi lại.

Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm xanh. Và hiện nay, các mơ hình trồng rau quả sạch, an tồn xuất hiện ngày càng nhiều như VietGAP, GlobalGAP,... Tuy nhiên, các mơ hình này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và cịn gặp nhiều hạn chế. Chính phủ và chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ vốn, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ người dân tiến hành thực hiện mơ hình, đảm bảo đầu ra và phân phối trên phạm vi toàn quốc.

Các sản phẩm tiêu dùng xanh như túi giấy, ly nhựa, ống hút nhựa,. tuy đảm bảo an toàn hơn túi nilong, chai nhựa,. nhưng chúng chưa phổ biến trên thị trường. Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, giảm thuế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư sản xuất, bên cạnh đó phổ biến, nâng cao nhận thức người tiêu dùng để họ tin dùng các sản phẩm an toàn.

Nhân rộng hệ thống xe thu gom rác thải từ thành thị đến nông thôn. Hiện nay ở

một số

huyện đã trang bị đầy đủ xe thu gom rác thải, nhưng các địa phương ở xa, vấn

đề này vẫn

cịn nan giải. Người dân chỉ có thể xử lý rác bằng cách đốt, và biện pháp này

không thực

sự an tồn và tối ưu vì gây ơ nhiễm bầu khơng khí, đặc biệt người dân hít phải

khí đốt có

nguy cơ nhiễm độc tích tụ các nhân tố gây ung thư. Thế nên cần cung cấp, bổ

sung các xe

thu gom rác ở các địa phương cũng như đề ra các giải pháp xử lý rác thải thay vì đốt.

Cần chú trọng và quảng bá rộng rãi văn hóa, bản sắc dân tộc cho người dân cũng như khách nước ngoài nhằm nâng cao niềm tự hào, từ đó gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp từ xa xưa, các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt gìn giữ lối sống lành mạnh như sử dụng hương liệu từ thiên nhiên để làm đồ dùng sinh hoạt, hay gói bánh bằng lá, dùng lá, giấy báo thay vì nilong, các loại bánh đậm chất dân tộc Việt như bánh chưng, bánh giày, ... cần được nhắc đến như một nét văn hóa ẩm thực Việt Nam, qua đó hình thành lối sống xanh, an tồn, không sử dụng nilong, nhựa gây ô nhiễm.

Thực thi các biện pháp mạnh đối với các hành vi trái pháp luật, gây hại đến mơi trường

Hiện nay, tuy Chính phủ và Chính quyền địa phương đã đưa ra các biện pháp xử lý đối với các hành vi gây hại đến mơi trường, song các biện pháp đó vẫn chưa thực sự triệt để, người dân vẫn còn thái độ thờ ơ. Hiện trạng vứt rác không đúng nơi quy định là một ví dụ điển hình, người tiêu dùng mặc kệ biển báo cấm và thản nhiên vứt rác bừa bãi. Thế nên, các biện pháp cần phải khắc khe và triệt để hơn nữa.

Bên cạnh ý thức người dân, một vấn đề được nhắc đến đó chính là cán bộ làm việc, các cán bộ phải thực sự là những tấm gương sáng để người dân noi theo. Tuy nhiên, bộ máy quản lý, điều hành ở một số địa phương vẫn còn gặp nhiều vấn đề. Điển hình, vụ phá rừng phịng hộ với quy mô lớn tại xã Tiên Lãnh thuộc tỉnh Quảng Nam (xét xử sáng 31/10/2018) có liên quan đến cán bộ chức trách tại địa phương, đã không xử lý triệt để và có hành vi gian dối, thơng đồng, thiếu trung thực. Vậy nên ngồi việc xử lý các hành vi vi phạm của người dân, Chính phủ và Chính quyền địa phương còn phải quán triệt chặt chẽ bộ máy làm việc, có các hình thức kỉ luật nghiêm khắc nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc vì nước vì dân.

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH dự THI GIẢI THƯỞNG để tài môn học XUẤT sắc UEH500 – năm 2020 tên CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH (Trang 67 - 71)

w