5. Đóng góp của đề tài
3.1.2. Về cơ cấu kinh tế
Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền cơng nghiệp có năng lực cạnh tranh tồn cầu ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh cơng nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO. Theo đó, trong giai đoạn 1990-2018 đã tăng 50 bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN và đã 34 tiệm cận vị trí thứ 5 của Philippines (chỉ thua 0.001 điểm), tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối.
- Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 3,8 - 4%/năm; cơng nghiệp tăng bình qn 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm (1). Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của cơng nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.
Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thối. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng
các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990 . Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2% (4). “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”
Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nơng nghiệp tăng 3,8%; cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đơi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD) (6). Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm
phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mơ được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phịng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hồn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;…
Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000 (7).
Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính tồn cầu cịn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực (8).
- Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế
giới nói chung; năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/năm).
- Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7-2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD
- Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khống (từ 36,47% năm 2011 xuống cịn 25,61% năm 2019) và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm 2019) và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành cơng nghiệp (ước giá trị gia tăng tăng 10,99% giai đoạn 2011-2020 và 12,64% giai đoạn 2016-2020).
- Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực, gắn liền với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu của ta; có quan hệ với hơn 500 tổ chức quốc tế; 71 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đặc biệt, với việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương (15 FTA đã ký kết và 2 FTA đang đàm phán), Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm gần 90% GDP thế giới, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới.
Trong đó, gần đây nhất, điểm sáng của thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chính là: thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thúc đẩy ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực (RCEP); phát huy vai trị Chủ tịch ASEAN 2020 thúc đẩy triển khai Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên kết kinh tế giữa ASEAN với các đối tác…