húng ta đã biết tới khái niệm “Cảm giác” - quá trình thụ động tiếp nhận những thông tin từ môi trường bên ngoài thông qua năm giác quan. Chương này, chúng ta làm quen với một quá trình liên quan tới Cảm Giác, đó là “Tri Giác”. Hai quá trình này giúp chúng ta nhận biết thế giới xung quanh.
Tri giác là quá trình tổng hợp và giải thích những thông tin thu nhận từ Cảm Giác.
Hãy thử nhìn vào bức tranh này, bạn thấy gì? Có phải là... một cái bóng đèn? 1 chú gà? Hay thật ra thì đó phải là 2 chú mới đúng?
Rõ ràng là bức tranh khuyết đi nhiều nét, nhưng không cần những nét khuyết đó bạn vẫn có thể hiểu được bức tranh đó vẽ gì phải không? Chính Tri Giác trong bạn đã cho bạn câu trả lời.
C
Tri giác
Là kết hợp của hai quá trình xử lý: từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.
Quá trình từ dưới lên trên là sự tiếp nhận thông tin hay chính là quá trình Cảm Giác.
Quá trình từ trên xuống dưới là khi chúng ta đã có sẵn trong đầu những phán đoán về hiện tượng đang xảy ra và áp dụng những phán đoán đó vào thông tin nhận được từ quá trình từ dưới lên trên.
Hẳn là các bạn đã từng nghe một bài hát ưa thích và đủ tự tin để hát theo mà không bị chậm hơn ca sĩ? Đó là vì bạn đã biết trước ca sĩ sẽ hát gì tiếp theo.Nói một cách khác, bạn đang trong quá trình từ trên xuống dưới mà lúc này não bạn đã sẵn có thông tin để bạn trao đổi với thế giới. Vậy, quá trình Tri Giác sẽ giúp chúng ta nhận thức thế giới ra sao?
Thông qua Tri Giác, chúng ta tiếp thu điều mình muốn và gạt bỏ đi điều mình không muốn. Hầu hết các bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nghe giảng trong khi bạn bè xung quanh nói chuyện ầm ĩ phải không? Chính trong lúc đó bạn có một quà trình sàng lọc những thông tin mà bạn muốn nghe và thông tin mà bạn không muốn nghe để tập trung vào bài giảng.