Xếp hạng tín dụng theo S&P dựa vào hệ số Z” điều chỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp logistics ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 79)

GMD PVT SFI TMS VFC VFR VSG TCL VNL BQN

BB+ BB- BB- AAA AAA BB- CCC- AA AAA BB+

(Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu trên TTCK của các DN năm 2011) Sự tương đồng của hệ số Z” điều chỉnh và hệ số tín nhiệm S&P là khá cao, nhưng khơng có nghĩa là tuyệt đối. Trong bài viết của mình, Giáo sư Altman cũng đã trình bày một sự lệch chuẩn nằm trong khoản cho phép của hai chỉ số trên. Như vậy so sánh giữa báo cáo xếp hạn tín dụng của CIC và của S&P dựa vào hệ số Z” điều chỉnh ta thấy đa số khơng có sự khác biệt lớn. Dựa vào hệ số này có thể giúp các DN và nhà đầu tư nhận định cơ bản về tình hình tài chính và khả năng thanh tốn nợ của DN mình.

Kết luận chương 3:

Qua việc nhận diện các rủi ro thường gặp ở Chương 2, tác giả đã phân tích rủi ro dựa trên tình hình tài chính của 9 doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành logistics Việt Nam, đo lường TSSL của DN và cổ phiếu các DN, đo lường rủi ro, tính hệ số beta, hệ số nguy cơ phá sản và xem xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp.

Kết quả tính tốn cho thấy TSSL bình qn của các DN logistics ở mức trung bình. TSSL trung bình của cổ phiếu các doanh nghiệp logistics là rất thấp. Rủi ro của từng cổ phiếu và bình quân của cổ phiếu các doanh nghiệp logistics là tương đối cao thông qua rủi ro tổng thể cao hơn rủi ro thị trường và tỷ lệ rủi phi hệ thống cao hơn rủi ro hệ thống.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Chương 3, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng như đối với nhà đầu tư trong việc lựa chọn các cổ phiếu cho danh mục đầu tư của mình trong Chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM

4.1. Phương hướng hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu

Quan điểm: Rủi ro luôn tồn tại song hành với doanh nghiệp trong mọi hoạt

động kinh doanh. Vì vậy để hạn chế rủi ro xảy ra thì cần phải có kế hoạch quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tránh được và hạn chế các rủi ro trong q trình hoạt động góp phần phát triển doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và khả năng hội nhập.

Mục tiêu chung: Cần chú trọng đến quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro doanh

nghiệp có mục tiêu hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu cụ thể: Căn cứ vào việc nhận diện, phân tích và đo lường rủi ro,

xây dựng chính sách quản trị rủi ro phù hợp và kiểm soát được rủi ro.

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng ngày càng chịu tác động mạnh mẽ hơn bởi các quy luật của thị trường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh ngày càng biến động, các DN thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của mình. Các rủi ro ln song hành và tác động đến DN tùy theo tình hình và mức độ xảy ra của nó nhưng đều đem đến những khoản thiệt hại cho DN. Vì vậy để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, các DN cần phải xây dựng chính sách quản trị rủi ro thích hợp cho DN mình nhưng cần phải bao quát và kiểm soát được mọi rủi ro mà doanh nghiệp đối diện, thơng qua việc phân tích các rủi ro. Nhìn chung, DN nào có hệ thống quản trị nội bộ tốt

và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Căn cứ vào chính sách quản trị rủi ro các DN sẽ thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ mắc phải rủi ro, giới hạn thiệt hại ở mức thấp nhất, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực để kịp thời phản ứng trước mọi biến cố xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chính sách quản trị rủi ro có tác dụng giúp cho các doanh nghiệp:

 Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạc tương lai có tính nhất qn và có thể kiểm sốt;

 Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;

 Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;

 Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp;  Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như những hình ảnh doanh nghiệp;  Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp;  Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Chính sách quản trị rủi ro xác định phương pháp tiếp cận rủi ro và quản lý rủi ro, đồng thời nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp. Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong bộ phận mình cơng tác.

Bộ phận quản lý rủi ro doanh nghiệp phải xây dựng được chính sách và chiến lược quản lý rủi ro nào thơng qua việc phân tích, đo lường rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, tính tốn hệ số nguy cơ phá sản của doanh nghiệp mình.Từ đó, phát triển các chiến lược nhằm từng bước giảm thiểu tần suất và nguy cơ mắc rủi ro, thiết kế

quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng. Đặc biệt phải có những chuẩn bị kịp thời để phản ứng nhanh chóng đối với những sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Xây dựng và nâng cao văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong đó có việc đào tạo về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp đến từng nhân viên. Xem việc quản trị rủi ro là trách nhiệm của mọi người chứ không phải là trách nhiệm chung của doanh nghiệp. Xác định mục tiêu của DN, thiết kế và rà sốt quy trình quản lý rủi ro, điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến việc quản trị rủi ro để đạt được mục tiêu đề ra góp phần đem lại thành công cho doanh nghiệp.

Đã đến lúc các nhà quản trị DN cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai trị của hoạt động quản lý rủi ro. Cần cân nhắc, thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý rủi ro cho DN mình. Một khi rủi ro được dự báo trước, DN hồn tồn có thể xây dựng và triển khai các kế hoạch ứng phó hiệu quả.

4.1.2. Tiến trình thực hiện

4.1.2.1. Đối với rủi ro hoạt động

Để hạn chế rủi do doanh thu sụt giảm, các doanh nghiệp logistics cần hướng đến cạnh tranh lành mạnh, trên tinh thần hợp tác lẫn nhau, tránh chèn ép, hạ giá bán. Có thể liên kết thống nhất xây dựng mức giá sàn, tập trung vào thế mạnh của mình và hợp tác với các doanh nghiệp khác thực hiện những dự án lớn, phức tạp hơn ngồi khả năng của mình.

Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, phục vụ mang tính chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu giao hàng đúng kế hoạch của khách hàng. Mở rộng dịch vụ hoạt động hướng đến quản trị cả quá trình logistics (4PL) cho khách hàng từ khâu mua hàng tại nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng vào kho và vận chuyển đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

Tham gia các hiệp hội giao nhận trong và ngồi nước nhằm tìm kiếm khách hàng, đại lý tiềm năng, doanh nghiệp còn được sự hổ trợ và cập nhật kịp thời từ hiệp hội về các chính sách pháp luật, các thơng tin về ngành và được tư vấn, trợ giúp về pháp lý, góp phần nâng cao năng lực, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Về chi phí đầu vào tăng cao, để hạn chế rủi ro tăng giá, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu phịng ngừa rủi ro thơng qua các cơng cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau…hoặc liên kết tìm cách chia sẽ bớt rủi ro với các tổ chức tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, hoặc tìm kiếm khách hàng với số lượng container đủ lớn và đảm bảo số lượng hàng tháng để được ký hợp đồng với các hãng tàu, hãng hàng khơng nhằm có được giá tốt hơn so các doanh nghiệp khác góp phần làm giảm chi phí đầu vào nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4.1.2.2. Đối với rủi ro tài chính Rủi ro tỷ giá

Chênh lệch lỗ tỷ giá cũng là một chi phí đáng kể của các doanh nghiệp logisitcs, do các giao dịch thực hiện bằng tiền USD và xu hướng tỷ giá ngày một tăng như đã phân tích ở chương 3. Vì vậy, trước khi tiến hành quản lý rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp cần nghiên cứu phòng ngừa rủi ro tỷ giá tới mức có thể bằng cách:

- Cố gắng cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, tức là giữa khoản phải thu và phải trả đối với mỗi loại ngoại tệ. Khi đó, quy mơ của ngoại tệ phải đối mặt với tỷ giá sẽ được giảm thiểu nên rủi ro tỷ giá sẽ được loại bỏ đáng kể.

- Đa dạng hóa ngoại tệ trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm chia sẽ rủi ro, các doanh nghiệp không nên tập trung vào một loại ngoại tệ chủ yếu là đồng USD như hiện nay.

Trong trường hợp không loại trừ rủi ro một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần tìm hiểu về các sản phẩm phái sinh để thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá và nên tuân thủ các nguyên tắc sau trong việc lựa chọn các cơng cụ tài chính phái sinh để quản lý rủi ro.

- Khi xác định được lượng ngoại tệ phải trả, nên mua ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng giao sau. Vì hợp đồng quyền chọn thường có tính tự bảo hiểm cao hơn các hợp đồng tài chính phái sinh khác nên khi các khoản ngoại tệ phải trả được xác định chắc chắn thì doanh nghiệp nên chọn một trong hai loại hợp đồng này để được giảm chi phí tự bảo hiểm.

- Khi khơng xác định được lượng ngoạt tệ phải trả, doanh nghiệp nên mua hợp đồng ngoại tệ quyền chọn mua đồng tiền đó. Bởi hợp đồng quyền chọn đảm bảo cho người nắm giữ quyền đó thực hiện hợp đồng chứ khơng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau.

- Khi lượng ngoại tệ phải thu được xác định, doanh nghiệp bán hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng giao sau về loại ngoại tệ đó.

- Khi không xác định được lượng ngoại tệ phải thu trong tương lai, doanh nghiệp nên mua quyền chọn bán loại ngoại tệ đó.

Rủi ro lãi suất

Như đã phân tích ở chương 3, các doanh nghiệp logistics hầu hết có vay ngắn và dài hạn ngân hàng và phải chịu chi phí lãi suất cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro lãi suất xảy ra trước tiên các doanh nghiệp cần phải:

- Xây dựng cho doanh nghiệp mình một cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cân đối giữa tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sỡ hữu, để luôn luôn bảo đảm khả năng trả nợ.

- Cần phải nghiên cứu kỹ trước khi đi vay, nên vay trong thời điểm nào, lãi suất bao nhiêu là hợp lý, phải đánh giá khả năng trả nợ, hoạch định kế hoạch trả nợ

trong thời gian bao lâu và thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra để giảm thiểu rủi ro.

- Trong tình hình biến động của thị trường thì việc duy trì thanh khoản là quan trọng. Doanh nghiệp nên tính tốn các phương án đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động, ký các hợp đồng ngắn hạn, hạn chế bán trả chậm, cắt giảm chi phí…để đảm bảo duy trì thanh khoản.

- Ngồi ra, DN nên tìm kiến và tận dụng các khoản vay ưu đãi của các ngân hàng từ cơ chế hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, hay huy động vốn thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết với các DN khác cùng ngành.

- Hoặc DN có thể tìm đến các cơng ty cho th tài chính. Đây là hoạt động tín dụng trung và dài hạn với những ưu điểm: không cần ký quỹ đảm bảo tài sản thế chấp, có thể được tài trợ lên đến 100% vốn đầu tư, lãi suất dựa vào sự thỏa thuận của hai bên, bên đi thuê không chịu rủi ro nếu lãi suất thị trường tăng…Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá thị trường.

- Trong trường hợp doanh nghiệp nắm rõ được xu thế biến động của lãi suất thì cần nghiên cứu và sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất. Nếu DN đang vay với lãi suất thả nổi mà dự đốn được lãi suất sẽ tăng thì DN nên mua hợp đồng hoán đổi lãi suất và ngược lại bán hợp đồng hoán đổi lãi suất nếu dự đoán lãi suất giảm với một khoản vay lãi suất cố định.

- Căn cứ vào kết quả xếp hạn tín dụng hàng năm của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC), doanh nghiệp sẽ biết được đánh giá của cơ quan bên ngồi về tình hình hoạt động kinh doanh của mình năm qua và doanh nghiệp mình được xếp hạng gì, từ đó nên duy trì và phát huy hơn nữa nếu được xếp loại tốt hoặc cần phải cải thiện hoạt động kinh doanh, quản lý tốt hơn để nâng bậc xếp hạng trong những năm sau nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước góp phần làm gia tăng giá trị công ty.

4.1.2.3. Đối với các rủi ro khác Rủi ro pháp lý

Các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao nhận thức pháp luật của mình về thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics, hải quan, thuế… để khắc phục và hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp. Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên về pháp luật để tư vấn, phục vụ khách hàng nhanh chóng, tốt hơn, trong việc khai và làm thủ tục thông quan tại cảng. Hạn chế các rủi ro về pháp lý xảy ra như kê khai không đúng mặt hàng, số lượng, hoặc áp mã tính thuế sai…làm chậm tiến độ nhận hàng và phát sinh chi phí lưu cont, lưu bãi.

Rủi ro giao dịch

Để phòng ngừa rủi ro nên khi ký kết các hợp đồng dịch vụ vận chuyển, doanh nghiệp cần tìm hiểu thơng tin khách hàng về khả năng chun doanh, tình hình tài chính và các điều khoản ràng buộc của hợp đồng mà đối tác đưa ra, đặc biệt đối với hàng dự án, cơng trình, hàng siêu trường, siêu trọng thì tham khảo ý kiến của luật sư nếu cần thiết.

Theo dõi tiến trình thực hiện của hợp đồng, đảm bảo thực hiện tốt, đúng tiến độ và thu hồi công nợ theo đúng kế hoạch đề ra.

4.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp logistics VN 4.2.1. Nhận diện và nắm rõ rủi ro mà DN phải đối mặt

Để có thể đưa ra bất kỳ một quyết định nào về quản trị rủi ro thì trước tiên các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp logistics ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)