- Điều kiện kinh tế xã hội:
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Diễn Châu
Năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có sự phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; tình hình biển Đông diễn biến phức tạp và khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh, thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch bệnh diễn biến phức tạp, sản xuất sản xuất công nghiệp có phục hồi nhưng còn chậm, tình hình doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; một số dịch bệnh ở người diễn biến khó lường và tiềm ẩn nhiều bất ổn; hạ tầng bị xuống cấp ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Năm 2014, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và của tỉnh, lãnh đạo chủ trì huyện có thay đổi biến động nhưng kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng Diễn Châu vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
3.1.2.1. Về kinh tế
Cùng với xu hướng chung của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông,
thủy lợi, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Kinh tế huyện Diễn Châu đang trên đà phát triển thuận lợi, các chỉ số phát triển năm sau đều cao hơn năm trước . Bước đầu nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 9,4%, thu nhập bình quân đầu người 24,5 triệu đồng; toàn huyện có 5 xã đạt 19/19 tiêu chí và được tỉnh công nhận xã Nông thôn mới; các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp hoạt động tiếp tục hoạt động tốt, huyện đã tiến hành điều chỉnh xong quy hoạch mở rộng đô thị thị trấn; thu ngân sách năm 2014 ước đạt 146,589 tỷ đồng, bằng 112,2% dự toán giao; chỉ đạo 35/37 xã hoàn thành dồn điền đổi thửa theo Chỉ thị 08 của BTV Tỉnh ủy…
Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2014 tại huyện Diễn Châu được thể hiện như sau:
Hình 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu năm 2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu năm 2014) 3.1.2.2. Về văn hóa – xã hội
a. Dân số
Thực hiện tốt công tác dân số gia đình và trẻ em bằng nhiều hình thức vận
động lồng ghép với Kế hoạch hóa gia đình, tiếp tục vận động không sinh con thứ 3 theo QĐ/105 của UBND tỉnh Nghệ An. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2014 giảm 0,1% so với năm 2013.
năm 2014 của huyện là 1024 người/km2, tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh và chỉ đứng sau TP Vinh và TX Cửa Lò, dân cư tập trung đông chủ yếu ở các xã ven Quốc lộ 1A, cao nhất là thị trấn Diễn Châu (6.105 người/km2), đây là những địa bàn đang ngày càng gia tăng sức ép về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai và nơi thấp nhất là xã Diễn Lâm (428 người/ km2).
Bảng 3.3 Dân số và số hộ của huyện Diện Châu, năm 2014
TT Tên xã Số hộ (hộ) Số khẩu (người) TT Tên xã Số hộ (hộ) Số khẩu (người)
1 Diễn Lâm 3.228 14.655 21 Diễn Đồng 1.354 5.281 2 Diễn Đoài 2.108 7.996 22 Diễn Hoa 1.323 5.269 3 Diễn Trường 2.646 10.608 23 Diễn Quảng 1.282 5.048 4 Diễn Yên 3.890 15.698 24 Diễn Nguyên 1.700 6.970 5 Diễn Hoàng 1.856 7.582 25 Diễn Minh 955 3.246 6 Diễn Hùng 1.442 5.785 26 Diễn Bình 1.154 4.219 7 Diễn Hồng 2.558 10.527 27 Diễn Cát 1.886 7.615 8 Diễn Phong 1.258 5.022 28 Diễn Phúc 1.690 5.636
9 Diễn Mỹ 1.569 6.424 29 Thị trấn 2.047 7.245
10 Diễn Hải 2.041 8.489 30 Diễn Thành 2.380 10.645 11 Diễn Liên 1.676 6.838 31 Diễn Tân 1.778 7.798 12 Diễn Tháp 1.378 5.526 32 Diễn Thịnh 2.958 12.881 13 Diễn Xuân 1.499 6.058 33 Diễn Thắng 1.368 5.225 14 Diễn Kỷ 2.560 10.836 34 Diễn Lợi 1.456 5.695 15 Diễn Vạn 1.758 7.819 35 Diễn Thọ 1.980 8.304 16 Diễn Kim 1.597 7.153 36 Diễn Lộc 1.832 7.629 17 Diễn Bích 2.400 10.786 37 Diễn Phú 2.345 9.801 18 Diễn Ngọc 2.950 14.499 38 Diễn An 1.328 5.309 19 Diễn Thái 1.890 7.472 39 Diễn Trung 2.408 10805 20 Diễn Hạnh 1.879 7.892
( Nguồn : Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình )
Dân số nông thôn chiếm 67,3% dân số và dân số phi nông nghiệp 32,7%, tỷ lệ dân phi nông nghiệp tương đối cao so với số trung bình của tỉnh (24,6% dân số phi nông nghiệp).
Cơ cấu dân đô thị chiếm 1,8% dân số toàn huyện, như vậy tỷ lệ dân phi nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị, điều này chứng tỏ trong những năm tới tốc độ đô thị hóa của huyện sẽ rất cao (ước trung bình 15,8 %/năm) so với tỉnh Nghệ An (trên 10,5 %/năm).
Dân số huyện Diễn Châu tương đối trẻ, nhóm 0 -14 tuổi chiếm 43,1%; 15-39 tuổi chiếm 32,4%; 40 - 59 tuổi chiếm 19,8%, độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 4,7%. Như vậy dân số dưới 60 tuổi chiếm tới 95,3% và dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới 60,7% dân số.
Hình 3.3. Cơ cấu dân số huyện Diễn Châu năm 2014
( Nguồn : Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình )
b. Văn hóa thông tin thể thao
Phát triển phong phú các hoạt động văn hóa thông tin, xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Triển khai tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố văn hóa.
c. Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng trong khu vực
- Trạm y tế : Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại huyện Diễn Châu có một bệnh viện công lập và 1 bệnh viện tư nhân, ngoài ra còn có một số phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một Trung tâm y tế làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Năm 2014 có 39/39 xã có trạm y tế (35 trạm y tế xã đạt 10 chuẩn quốc gia) với 39/39 trạm y tế xã có bác sỹ.
- Trường học: Huyện có 40 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 40 trường THCS, 9 trường THPT (trong đó có 4 trường dân lập). Có 80 trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới các trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông (cả công lập và dân lập) được xây dựng đều khắp trên các địa bàn toàn huyện. Ngoài ra còn có một
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Đến nay toàn huyện có 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng.
- Chợ : Toàn huyện có 5 chợ lớn và nhiều chợ tạm rải rác tại các thôn, xóm, địa bàn các xã.
d. An ninh – Quốc phòng
Huyện uỷ và UBND huyện đã có các chương trình hành động, các chủ trương và giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, đảm bảo trật tự trị an.
Công tác thanh tra được chủ động, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhanh gọn và chỉ đạo ngay từ cơ sở đã hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp.
Công tác quân sự tại thị trấn và các xã được đảm bảo. Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư tưởng và kỹ thuật tác chiến. Công tác gọi nhập ngũ luôn đạt 100% chỉ tiêu. Công tác giáo dục quốc phòng cho học sinh phổ thông được triển khai thường xuyên. Hoạt động diễn tập phòng chống lụt bão và diễn tập trị an được tổ chức tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh KT, VH, trật tự được đảm bảo.
Nguồn : Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014