- Điều kiện kinh tế xã hội:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Diễn Châu
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện Đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31'' đến 19011'05'' Vĩ độ Bắc; 105030'13'' đến 105039'26'' Kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu - Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc - Phía Đông: Giáp biển Đông - Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước CH DCND Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng Tây Bắc của tỉnh, có tỉnh lộ 538 nối liền với huyện Yên Thành, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm, sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển Đông, có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 25 km bờ biển nối liền với các huyện trong tỉnh.
3.1.12. Địa hình
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.
Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200 - 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150, chỉ khoảng 20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 200.
Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá.
Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, Khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 - 3 m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.
3.1.1.3. Khí hậu
Bảng 3.1 : Đặc điểm một số chỉ tiêu khí hậu thời tiết huyện Diễn Châu
( Số liệu trung bình từ năm 2012 -2014 )
Tháng NHiệt độ trung bình ngày (oC) Lượng mưa (mm)/tháng Lượng nước bốc hơi (mm)/tháng Độ ẩm không khí TB (RH %) 1 15,3 22,9 62,5 91,6 2 18,2 40,4 73,2 90,5 3 20,1 64,2 78,3 87,5 4 24,3 80,2 80,9 79,1 5 28,0 148,4 88,9 75,6 6 29,5 111,3 87,5 72,8 7 30,3 156,8 90,9 64,4 8 29,2 315,2 91,4 83,4 9 26,6 341,7 93,5 85,6 10 23,8 350,5 95,6 89,6 11 20,5 38,2 82,9 90,8 12 17,4 20,2 60,5 91,1 Trung Bình 23,6 140,83 82,17 83,5 Cả năm 1690 986
( Nguồn :Trung tâm khí tượng thủy văn Nghệ An)
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22- 25oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Khí hậu Diễn Châu hình thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
+ Mùa nóng: Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình là 30oC có khi lên tới 43oC. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch. Gió Lào xuất hiện trong mùa này. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mỗi năm bão đổ bộ lên đất liền vào khu vực Diễn Châu ít nhất cũng từ 1 đến 2 lần, năm nhiều nhất là 4 đến 6 lần trong số hơn 10 cơn bão xuất hiện tại biển đông. Sức gió của các cơn bão thường có cường độ lớn từ cấp 8, 9, đến cấp 12, 13 gây nhiều thiệt hại cho nhân dân nghề biển, nghề nông và nghề làm muối.
+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch. Mùa lạnh thường có gió mùa đông bắc. Gió mùa này thường gây ra mưa phùn, lượng mưa không đáng kể.
Tuy lượng mưa ít nhưng bầu trời lại nhiều mây, về sáng nhiều ngày có sương mù u ám đến 9, 10 giờ mới tan.
Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,6 đến 3 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 83,5%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống tới 64,4%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
Chế độ gió, bão:
+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa sông.
3.1.1.4. Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, sông Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,… trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông. Do phần lớn các sông chảy qua địa hình cao dốc, tốc độ dòng chảy mạnh nên khả năng tích nước kém.
Chế độ thủy triều ở huyện là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
3.1.1.5 Tài nguyên a. Tài nguyên nước
Gồm nước mặt ở các sông và nước ngầm
Nguồn nước mặt
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, kênh Vách Bắc, kênh Vách Nam, kênh Nhà Lê,.. trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông.
Chế độ thủy triều là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, hồ đập, hệ thống thuỷ nông bắc Nghệ an và lượng mưa hàng năm. Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân của các xã phía trên cống ngăn mặn. Các xã vùng cửa sông và bãi ngang do bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Nước ngầm
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có
mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
b. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất như sau:
* Cồn cát trắng: (Cc)
Diện tích 1.345 ha (chiếm 4,41% diện tích tự nhiên của huyện). Được phân bố tập trung ở các xã Diễn Hùng, Diễn Trung. Nhìn chung loại đất này kém phì nhiêu nhất, chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ để chống cát bay).
* Đất cát biển: (C)
Diện tích 8.618 ha (chiếm 28,26% diện tích tự nhiên của huyện) Được phân bố tập trung ở các xã ven biển từ Diễn Hùng đến Diễn Trung. Đất được hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích biển, thường phân bố ở địa hình thấp hơn và sâu vào đất liền, khá bằng phẳng, thành phần cơ giới rất nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát thường đạt 85 90%, hạt mịn, hàm lượng sét vật lý thấp. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp.
* Đất mặn nhiều: (Mn)
Diện tích 442 ha (chiếm 1,45% diện tích tự nhiên của huyện), được phân bố ở địa hình thấp ven biển, ven sông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều, nên thường bị ngập. Hàm lượng muối tan NaCl trên 1%, hàm lượng Clo trên 0,25%.
* Đất mặn trung bình: (M)
Diện tích 48 ha (chiếm 0,16% diện tích tự nhiên của huyện). Phân bố ở địa hình vàn, vàn cao, đất có phản ứng chua (pHKCL > 5,5 ở tất cả các tầng). Đất mặn ít:
Diện tích 691 ha (chiếm 2,27% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở địa hình cao hơn đất mặn trung bình nên mực nước ngầm thường thấp. Đất bị nhiễm mặn chủ yếu do ảnh hưởng của nước mạch mặn, vì vậy tỷ lệ muối tan thay đổi theo mùa, về mùa mưa tỷ lệ muối tan rất thấp, nên ít gây tác hại cho cây trồng nhất là cây lúa nước.
* Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ: (P)
Diện tích 6.735 ha (chiếm 22,09% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Xuân, Diễn Đoài …, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ sét cao, đất thường chặt bí.
* Đất phù sa Glây: (Pg)
Diện tích 1.870 ha (chiếm 6,13% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Hạnh, Diễn Liên, … Đất được hình thành từ những sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí, đã hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh.
* Đất phù sa ngập úng: (Pj)
Diện tích 1.600 ha (chiếm 5,25% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố dọc theo sông Bùng. Đất hình thành trong điều kiện địa hình thấp trũng nước đọng thường xuyên và lâu ngày, đất bị glây hóa mạnh và có tính chất lầy thụt.
* Đất đỏ vàng trên đá sét: (Fs)
Diện tích 4.354 ha (chiếm 14,28% diện tích tự nhiên của huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ phiến sét, đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo, lớp trên mặt có màu xám đen, nâu xám hoặc nâu vàng tùy thuộc vào mức độ tích lũy chất hữu cơ, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét.
* Đất vàng nhạt trên đá cát: (Fq)
Diện tích 303 ha (chiếm 0,99% diện tích tự nhiên của huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá cát, cấu trúc của đất thường là hạt rời rạc. Nhìn chung loại đất này có độ dốc dưới 80 tầng đất dày hoặc trung bình trồng cây hoa màu hoặc cây ăn quả. Đối với vùng đất dốc 8 - 150 trồng cây ăn quả với các loại cây lâm nghiệp. Nơi có độ dốc trên 150 sử dụng vào mục đích trồng rừng.
* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: (Fl)
Diện tích 122 ha (chiếm 0,40% diện tích tự nhiên của huyện).
* Đất xám bạc màu :
Đất được hình thành trên nền đất ferralit, trên các loại đá mẹ khác nhau: như
đá phiến sét, đá biến chất, đá sa thạch,… được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước.
* Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: (B)
Diện tích 1.395 ha (chiếm 4,57% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở xã Diễn Lâm,… Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ thường phân bố ở khu vực địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du đồi núi. Đất bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi và tác động thoái hóa bạc màu tầng đất canh tác. Đây là loại đất có độ phì kém
* Đất dốc tụ: (D)
Diện tích 41 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của huyện. Đất được hình thành do các sản phẩm phong hóa từ trên đồi núi bị nước mưa cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi núi. Các thung lũng bao bọc bởi những dãy đồi núi có đá mẹ là sa thạch, granit, …
* Đất xói mòn trơ sỏi đá: (E)
Diện tích 1.557 ha (chiếm 5,11% diện tích tự nhiên của huyện). Đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến thạch sét, granit. Loại đất này do khai thác bừa bãi, canh tác không hợp lý, lớp thực vật bị thưa dần, lại ở trong vùng có mưa lớn, cường độ mưa cao, đất bị xói mòn nghiêm trọng.
Bảng 3.2: Nhóm đất chính của huyện Diễn Châu
STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Cồn cát trắng Cc 1.345 4,41 2 Đất cát biển C 8.618 28,26 3 Đất mặn ít Mi 691 2,27 4 Đất mặn trung bình M 48 0,16 5 Đất mặn nhiều Mn 442 1,45
6 Đất phù sa không được bồi không có tầng glây P 6.735 22,09 7 Đất phù sa Glây Pg 1.870 6,13 8 Đất phù sa ngập úng Pj 1.600 5,25 9 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 4.354 14,28 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 303 0,99 11 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 1.395 4,57 12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 122 1,57 13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 41 0,13
14 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1.557 5,11
c. Tài nguyên rừng
Toàn huyện hiện có 412 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được khoanh nuôi bảo vệ. Những năm gần đây diện tích rừng trồng đã được đầu tư phát triển với quy mô 2.718 ha. Cây trồng chủ yếu là thông, tràm hoa vàng, keo tai tượng và bạch đàn, phi lao. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ.
d. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan; phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất sét, đá sa, phiến thạch, ... Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương.
e. Tài nguyên biển và ven biển
Với 25 Km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy hải sản khá phong phú và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản quanh năm rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà Hải Dương học, trong vùng biển Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế