5.1. Hiện trạng quản lý nhà máy gạch Thiên Lộc Phát
5.1.1. Pháp luật về quản lý nhà máy gạch nung
-Luật Khoáng sản năm 2010.
-Luật bảo vệ môi trường 2014.
-Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoáng sản.
-Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
-Quyết định số 121/QĐ-TTg, ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020.
-Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, ngày 25/8/2011 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
-Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 11/1/2007 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Long An.
-Quyết định 2247/2002/QĐ-UB ngày 28/6/2002 của UBND tỉnh Long An ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ giao đất cho các tổ chức chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang đất chuyên dùng để lấy đất san lấp mặt bằng các công trình trên địa bàn tỉnh Long An.
Tuy nhiên, do vấn đề môi trường mà gạch nung mang lại thì chính phủ đã đưa ra một số pháp luật mới để phát triển sản xuất gạch không nung:
-Quyết định số: 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triểnvật liệu xây không nung đến năm 2020.
-Thông tư số 09/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.
-Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng và ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động của các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu.
5.1.2. Cơ quan quản lý nhà máy gạch Thiên Lộc Phát
-Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An.
-C49 Bộ Công an.
-Sở xây dựng tỉnh Long An.
-Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Ủy ban nhân dân Xã Lộc Giang, Ủy ban nhân dân Huyện Đức Hoà.
5.2. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động khai thác và sản xuất gạch nung đối với nhà máy gạch Thiên Lộc Phát và sản xuất gạch nung đối với nhà máy gạch Thiên Lộc Phát
-Trong quá trình khai thác đất sét, nhà máy nên lấy đất sét theo quy định và có thể hoàng thổ được. Để có thể hoàng thổ sử dụng lớp đất mùn và cần phải được phun nước thường xuyên để tránh phát tán bụi vào môi trường và dùng bột vôi rắc lên mặt để tránh các chất độ do quá trình phèn hóa tạo ra trong đất bị rửa trôi ra ngoài.
-Thường xuyên tưới nước đường để tránh ô nhiễm bụi do các phương tiện vận chuyển nguyên liệu gây ra.
-Đối với các phương tiện vận chuyển đất từ nơi khai thác đến nơi sản xuất cần có tấm bạt che chắn để tránh tình trạng rơi vãi gây ô nhiễm và làm tổn thất một lượng tài nguyên. Lượng đất trên xe không được vượt qua thành hai bên của xe, gạt đất và hạn chế tối đa đất dính trên bánh xe trước khi ra khỏi khai trường để tránh đất rơi vải và bụi phát sinh khi vận chuyển.
-Đối với các moong khai thác đã bị nhiễm phèn, trong quá trình khai thác cần thường xuyên giám sát chất lượng nước trong moong. Nếu nước có pH thấp, để đảm bảo an toàn cho đất, sinh vật, nguồn nước ngầm và không ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khi bơm, xả ra kênh cần bón thêm vôi bột vào nguồn nước trong moong trước khi bơm, xả.
-Đối với nước mưa ứ đọng trong các moong khai thác cần đào mương thoát nước để thoát nước mưa tránh làm ngập úng cho khu vực.
-Khoanh vùng khu vực lưu trữ nguyên liệu, tránh gây ô nhiễm cho dân cư ven nhà máy. Bên cạnh đó trong khu vực khai thác cần có biển cảnh báo hay các hàng rào để ngăn chặn nguy cơ gây nguy hiểm cho người dân xung quanh. Phục hồi thảm thực vật, xây dựng hàng rào cây xanh trong khu vực và dọc tuyến đường vận chuyển.
-Tận dụng nguồn nguyên liệu đất, đá, nước ngầm trong quá trình khai thác vào mục đích khác. Ví dụ: đối với đất, đá thì sử dụng làm đường. Đối với nước ngầm sử dụng phục vụ cho nông nghiệp. Hiện nay, giải pháp này đang được áp dụng tại mỏ đất.
-Lượng đất rơi vãi trên đường vận chuyển thường xuyên cho xe đẩy và người thu gom.
-Các phế phẩm của quá trình nung gạch cần được xử lí triệt để.
-Ống khói cần được lắp đặt lại tránh gây ô nhiễm cho các hộ gia đình xung quanh. Thay thế một số hóa chất sử dụng trong ống khói để có thể làm giảm lượng khí thải ra môi trường xung quanh. Ngoài ra, còn có thể thiết kế lắp đặt lại chiều cao của ống khói tránh gây ô nhiễm. Tuy nhiên, biện pháp này cần tốn chi phí lớn để lắp đặt lại hệ thống ống khói.
-Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuòa, các phương tiên vận chuyển nguyên liệu cũng như hệ thống xử lý khí thải để tránh hiện tượng thiết bị gây rò rỉ ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn lao động của công nhân trong nhà máy.
5.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động khai thác và sản xuất gạch nung đối với nhà nước và sản xuất gạch nung đối với nhà nước
-Chính quyền địa phương đưa ra các công văn yêu cầu hạn chế cho tư nhân thuê đất sử dụng vào việc làm gạch.
-Chính quyền tạo điều kiện cho các nhà máy gạch có công nghệ xử lý rác thải, khí thải và xây dựng ống khói cao giúp giảm thiểu những tác động do nhà máy mang lại.
-Chính quyền yêu cầu nhà máy bồi thường những thiệt hại cho nông dân khi chịu ảnh hưởng từ nhà máy.
-Nhà nước quy định nhà máy đốt lò theo thời gian quy định tránh gây thiệt hại cho nông dân.
+ Gạch không nung sử dụng các nguồn nguyên vật liệu chính trong tự nhiên như: đá, cát, xi măng,... Các loại nguyên vật liệu này có mặt ở khắp nơi, việc khai thác và sử dụng chúng không gây tác động đến môi trường tự nhiên của quốc gia.
+ Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác.