THIÊN LỘC PHÁT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy gạch Thiên Lộc Phát (Trang 27 - 31)

3.1. Tác động môi trường do hoạt động khai thác và vận chuyển đất sét nung gạch.3.1.1. Môi trường đất 3.1.1. Môi trường đất

- Khi thai thác bãi đất thì lượng đất tại nơi đó sẽ mất đi mà không hoàng thổ lại được. Điều này sẽ tạo ra một hố sâu lớn gây ảnh hưởng đến cảnh quan trong khu vực.

- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực khai thác mỏ ( từ đất được dùng mục đích nông nghiệp bị chuyển sang làm đất khai thác).

- Quá trình vận chuyển đất do quá trình che đậy không kỹ lưỡng khiến cho đất bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển khiến cho mặt đường bị biến đổi nặng ( lớp đất sét che đi lớp nhựa đường của mặt đường điển hình là đoạn đường vào nhà máy gạch).

- Việc khu vực khai thác do lợi ích kinh tế nên mặt dốc ở đây khá đứng có nguy cơ cao trong việc gây sạt lở, xói mòn khá cao, quá trình phong hóa làm biến đổi thành phần đất và giải phóng các chất ô nhiễm trong đất.

- Việc khai thác mỏ sét sẽ sản sinh ra một lượng lớn rất lớn chất thải rắn bao gồm đất phủ và đất đá thải, nếu không có sự quản lí chặt chẽ cũng như các khu tập kết, lượng rác thải này sẽ bị thải bỏ ở các khu đất xung quanh khiến cho nền đất ở đây sẽ bị che lấp và khiến thực vật không thể phát triển tại đây được làm thay đổi tính chất lớp phủ mặt đất ở đây.

3.1.2. Môi trường nước

- Công việc khai thác thường gây suy thoái đến cả chất lượng nước ngầm và nước mặt.

- Trong khi khai thác các khoáng vật sunfua trong đất có thể tiếp xúc với không khí, nơi dễ dàng bị ôxy hoá thành các sunfat dễ hoà tan. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong nước ngầm khi chảy qua đất đá mới khai thác.

- Các nguyên tố kim loại nặng phân tán trong đất đá, cũng như các ion Ca2+ , Mg2+ làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước.

- Sự gia tăng của hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt do nước mưa và nước chảy từ moong khai thác cuốn theo nhiều đất, cát.

- Mực nước ngầm bị biến đổi mạnh có thể dẫn đến làm khô cạn nguồn nước ngầm khu vực xung quanh mỏ khi tiến hành khai thác xuống sâu hoặc tháo khô mỏ.

- Trong quá trình khai thác và chế biến nếu việc quản lý đất đá thải không tốt sẽ dẫn đến việc san lấp hết ao hồ, sông suối và ruộng rẫy của khu vực lân cận. Gây thay đổi chế độ diện tích nước và cân bằng khu vực tại đây.

- Các moong khai thác sâu làm nơi tích tụ nước mặt, do đây là hố đào nhân tạo do đó việc thoát nước và tự lưu ở đây hoàn toàn không có dẫn đến việc nước bị ứ đọng gây phú dưỡng hóa và là nơi thích hợp cho muỗi vằn đẻ trứng và các loại vi khuẩn gây hại khác tồn tại ở đây. Ðiều đó dẫn đến sự ảnh hưởng sức khỏe của công nhân khai thác và người dân ở đây. Nước chảy của khu mỏ này sẽ làm ô nhiễm các nguồn nước mặt xung quanh

- Hoạt động sinh hoạt của các công nhân khai thác ở đây cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt và nước ngầm tại đây.

- Trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa xe và các loại máy móc nếu không cẩn thận sẽ làm nước thải chứa dầu mỡ đi vào môi trường nước thông qua việc nước mưa chảy tràn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước mặt tại đây và theo thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm của khu vực.

3.1.3. Môi trường khí

- Hoạt động khai thác sét thông qua các khâu xúc bốc và vận chuyển sẽ làm phát sinh những chất ô nhiễm như bụi, khí độc (NO2, CO, SO2, H2S).

- Theo như quan sát nhóm có thấy rằng việc che đậy của các xe ben trong quá trình vận chuyển hết sức kém. Trên đoạn đường vận chuyển việc rơi rớt đất đá thường xuyên xảy ra khiến cho bụi rất. Mặc dù phía nhà máy đã có một số biện pháp giảm thiểu bụi (dùng xe tưới nước cho đường) nhưng hiệu quả không cao bằng chứng là việc nhà cửa và cây cối hai bên đường vận chuyển bị bụi bám rất nhiều.Nguyên nhân là do công tác hạn chế bụi ở đây thực hiện khá sơ sài khi chỉ thực hiện tưới đường ở khu vực mỏ.

- Tiếng ồn: Quá trình vận chuyển và xúc bốc củ các loại máy móc tạo ra khiến ồn khá lớn làm ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh khu mỏ.

- Việc khai thác mỏ khiến làm mất đi diện tích đất sinh sống của các sinh vật xung quanh cùng với hoạt động của các phương tiện vận chuyển và máy móc gây ra tiếng ồn khiến cho các sinh vật ở đây phải bỏ đi sang khu vực khác sinh sống.

- Hệ sinh thái dưới nước: Các tác động đối với hệ sinh thái dưới nước bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do các loại nước thải của mỏ gây nên độ đục của nước tăng ngăn cản độ xuyên của ánh sáng, gây độ pH trong thuỷ vực bị thay đổi.

- Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải rắn và khí độc sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Nhìn chung, các động vật nuôi rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước thải đều có tác động xấu đến thực vật và động vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn tại khu vực nơi đây. Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng như rau, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loài cây cảnh chậm phát triển.

3.2. Tác động môi trường do hoạt động sản xuất tại nhà máy Thiên Lộc Phát3.2.1. Môi trường đất 3.2.1. Môi trường đất

- Đất sét sau quá trình vận chuyển về đây sẽ được tạo thành các gò đất cao việc này làm cho diện tích đất tại đây bị che lấp khiến các loài thực vật, và động vật dưới đất không thể phát triển tại đây.

3.2.2. Môi trường khí

- Việc đốt các vỏ tràm làm nguồn nguyên liệu cho lò gạch sẽ gây ra các khí thải trong quá trình đốt như khí SO2, khí CO do quá trình đốt cháy không hoàn toàn của lò. Việc các khí thải không được xử lí ( theo như việc quan sát nhà máy gạch không hề có một thiết bị xử lí khí nào trước khi đưa ra ống khói xả thải vào môi trường ). Khi đưa vào môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy.

Hình 3.1. Khói thải từ nhà máy Thiên Lộc Phát

- Việc vận chuyển nguyên liệu và sản xuất trong quá trình hoạt động tạo ra một lượng bụi khá lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh và công nhân nhà máy.

3.2.3 Môi trường nước.

- Để duy trì hoạt động nhà máy đã sử dụng một lượng nước ngầm khá lớn để dùng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân ở đây có thể gây nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm tại khu vực khai thác của nhà máy.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy gạch Thiên Lộc Phát (Trang 27 - 31)