ngày càng đạt được những thành tựu to lớn
Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước XHCN cịn lại tiếp tục đẩy mạnh cơng cuộc cải cách, đổi mới một cách tồn diện, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn.
Tiêu biểu trong các nước trên là Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc có những sự khác biệt nhất định trên nhiều phương diện, nhưng cơng cuộc cải cách, mở cửa ở hai nước có những điểm tương đồng như sau:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, hai nước đã từ bỏ mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (đối với Trung
Quốc) hoặc theo định hướng xã hội chủ nghĩa (ở Việt Nam). Ở Trung Quốc, nhà nước đã đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó quốc hữu giữ vai trị chủ thể, kinh tế nhà nước là chủ đạo, sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu của chế độ công hữu. Tương tự như vậy, ở Việt Nam công hữu là nền tảng của xã hội, doanh nghiệp cổ phần cũng trở thành hình thức phổ biến, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp và khơng phân biệt đối xử, giá cả, tỷ lãi,lãi suất do thị trường xác định và có sự điều tiết của nhà nước, thực hiện phúc lợi xã hội rộng lớn song song với cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Chính sự mở cửa về kinh tế kịp thời và đúng đắn theo xu thế hội nhập của thế giới đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Trung Quốc và Việt Nam.
- Trên lĩnh vực chính trị, hai quốc gia đều xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống pháp luật hiện đại. Nhà nước thực hiện giảm dần sự can thiệp vi mô, gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự giám sát của các cấp chính quyền theo hệ thống từ cao xuống thấp, từ trung ương đến địa phương và ngược lại.
- Về mặt xã hội, xây dựng những tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hóa, tơn giáo, xã hội… và các tổ chức này ngày càng có vai trị to lớn trong các lĩnh vực như từ thiện, cứu trợ người nghèo…
- Về đối ngoại: đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực, gia nhập WTO, trở thành thành viên tích cực của các tổ chức trong khu vực.
- Về chính quyền: bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Đảng thường xuyên được củng cố và đổi mới toàn diện về tư duy cũng như đội ngũ.
- Trung Quốc đã trải qua 30 năm đổi mới và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đường lối cải cách được chứng minh là hoàn toàn đúng đắn, là sự lựa chọn then chốt của Trung Quốc: chuyển thành công từ thể chế kinh tế bao cấp kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, từ đóng cửa nền kinh tế đến mở cửa tồn diện.
- Việt Nam cũng đã thực hiện đổi mới được hơn 20 năm, thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, làm thay đổi lớn lao diện mạo đất nước.
Bất chấp sự chống phá, bao vây, thù địch của các nước đế quốc, các nước XHCN vẫn lớn mạnh không ngừng cả về thế và lực, từng bước đuổi kịp các nước tư bản trong khu vực và thế giới.
- Trên chính trường quốc tế, vị trí của các nước XHCN ngày càng được coi trọng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc ln duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới và đạt được nhiều vị trí cao trên các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể thao, cơng nghệ thơng tin… Việc tổ chức thành công thế vận hội thể thao thế giới Olympic 2008 đã chứng tỏ cho bạn bè khắp năm châu thấy một đất nước Trung Quốc hùng mạnh không chỉ trên một lĩnh vực.