Thực trạng giải pháp hạn chế nợ xấu tại Agribank Quận 5 giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 (Trang 41 - 46)

2.3. Thực trạng nợ xấu, công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại Agribank Quận 5

2.3.2. Thực trạng giải pháp hạn chế nợ xấu tại Agribank Quận 5 giai đoạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Dư nợ cơ cấu 760,719

1,019,490 972,912 742,617 392,927 Tổng Dư nợ 1,711,790 2,235,401 3,924,766 4,025,178 4,153,623 Tỷ lệ Dư nợ cơ cấu/Tổng dư nợ 44,44% 45,61% 24,79% 18,45% 9,46%

(Nguồn: Tổng hợp từ dư nợ cơ cấu Agribank Quận 5 giai đoạn 2013 – 2017)

Thực hiện chính sách của NHNN ban hành theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012, Chi nhánh điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các khách hàng kinh doanh khó khăn, khơng có khả năng trả nợ đến hạn. Mặc dù vậy, các khách hàng này phải được đánh giá là có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Các khoản nợ được điều chỉnh sẽ được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện điều chỉnh gia hạn, cơ cấu nợ. Mục đích của việc thực hiện cơ cấu này nhằm hạn chế nợ xấu và giảm bớt áp lực trả gốc đến hạn, lãi phạt quá hạn cho khách hàng vay.

Từ bảng 2.9 cho thấy, tại Agribank Quận 5, dù tỷ lệ dư nợ cơ cấu/tổng dư nợ có giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này còn rất đáng lo ngại. Đến thời điểm 31/12/2017 tỷ lệ dư nợ cơ cấu trên tổng dư nợ chiếm 9.46%, đây là nhóm nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu rất cao và theo phân loại nợ của Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 15/8/2017 các khoản nợ này vẫn được hiểu là nợ xấu. Vì vậy, các giải pháp để hạn chế nợ xấu phát sinh tại Chi nhánh luôn hết sức cần thiết.

2.3.2. Thực trạng giải pháp hạn chế nợ xấu tại Agribank Quận 5 giai đoạn 2013 – 2017 đoạn 2013 – 2017

2.3.2.1. Chính sách hoạt động tín dụng

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định

Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự bao gồm:

- Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

- Hợp tác xã theo quy định của hợp tác xã

- Pháp nhân nước ngoài được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Khách hàng là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (trong một số giao dịch dân sự pháp luật cho phép người dưới 18 tuổi tham gia)

Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, khơng thuộc đối tượng không được cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank

Có phương án sử dụng vốn khả thi thông qua các nội dung sau:

Tổng nguồn vốn cần sử dụng, chi tiết các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn sử dụng (trong đó có nguồn vốn cần vay tại Agribank), mục đích sử dụng vốn, thời gian sử dụng vốn

Nguồn trả nợ của khách hàng

Phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống)

Có khả năng tài chính để trả nợ, thể hiện qua các tiêu chí cơ bản sau:

Kinh doanh có hiệu quả, năm trước liền kề có lãi (đối với khách hàng vay cốn phục vụ nhu cầu kinh doanh), trường hợp năm trước liền kề lỗ và/hoặc có lỗ lũy kế thì phải có phương án khắc phục lỗ khả thi và có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết; có nguồn thu nhập ổn định, hợp pháp để trả nợ (đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống)

Khơng có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro ở Agribank và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định cho vay, trừ trường hợp thuộc đối tượng chính sách theo quy định của cấp có thẩm quyền được tiếp tục cho vay

Có vốn đối ứng tham gia vào phương án, dự án kinh doanh, nhu cầu vốn phục vụ đời sống theo quy định của Agribank

Khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng số dư tiền gửi 100% giá trị nợ cho vay (cả gốc và lãi tiền vay), Agribank nơi cho vay không phải thực hiện các điều kiện nêu trên

Những nhu cầu vốn không được cho vay:

Agribank không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

Để thực hiện các hoạt động kinh doanh đầu tư thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh

Để thanh toán các chi phí, đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm

Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh

Để mua vàng miếng

Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính Agribank (bao gồm cả trả nợ cho các Chi nhánh của Agribank) trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật

Để trả khoản nợ khoản cấp tín dụng tại các TCTD và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ Các nhu cầu vốn khác do NHNN, HĐTV quy định từng thời kỳ

Mức cho vay

Phương án sử dụng vốn vay

Khả năng tài chính của khách hàng

Giá trị tài sản đảm bảo (đối với khoản vay phải bảo đảm bằng tài sản) Các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn của Agribank

Agribank thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay tối đa như sau:

Cho vay ngắn hạn thực hiện phương án kinh doanh; cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống (bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn): Do Agribank nơi cho vay quyết định

Cho vay trung, dài hạn thực hiện dự án kinh doanh:

- Đối với cho vay trung hạn: mức cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng

- Đối với cho vay dài hạn: mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng

Tổng giám đốc được quyền xem xét quyết định mức cho vay tối đa đối với một dự án trung, dài hạn cao hơn quy định được nêu trên

Khách hàng vay vốn để thực hiện các phương án, dự án mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khách hàng phải có vốn đối ứng tham gia vào phương án, dự án cao hơn mức quy định nêu tại khoản vay này thì thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Điều kiện nhận tài sản bảo đảm

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quyền quản lý của bên bảo đảm

- Tài sản được phép giai dịch có khả năng chuyển nhượng, khơng có tranh chấp

- Tài sản thế chấp phải được mua bảo hiểm tài sản với mức bảo hiểm tối thiểu bằng nghĩa vụ được bảo đảm

- Tài sản bảo đảm phải xác định số lượng, chủng loại, giá trị, địa chỉ tài sản bảo đảm, có khả năng quản lý được

- Nhóm Tài sản bảo đảm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam, vàng miếng, trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá do chính Agribank phát hành, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, chứng khốn

- Nhóm bất động sản bao gồm nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, cơng trình xây dựng, nhà xưởng, đất nơng nghiệp và các loại đất khác

- Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng tồn kho

Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm: Mức cấp tín dụng dựa trên tài sản bảo tùy thuộc vào uy tín khách hàng, thời gian quan hệ tín dụng, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, xếp loại khách hàng… Đối với các loại tài sản đảm bảo thông thường là bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm. Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm có thể cao hơn hoặc thấp hơn 75% tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng do các cấp xem xét quyết định

2.3.2.2.Cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ

Cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ là một hoạt động mà mỗi TCTD phải thực hiện để phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Việc xếp hạng tín dụng nội bộ rất có ý nghĩa đối với cơng tác quản trị rủi ro, thông qua hoạt động này, ngân hàng đánh giá được RRTD cho ngân hàng khi khách hàng khơng có khả năng hồn trả vốn vay hoặc rủi ro khi ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng.

Agribank Quận 5 thực hiện xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank ban hành. Hệ thống xếp hạng theo phương pháp định lượng và định tính theo 2 phần: tài chính và phi tài chính.

Phần tài chính: bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính được phân làm 4 nhóm lớn:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán hiện hành; Khả năng thanh toán nhanh; Khả năng thanh tốn tức thời

Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay vốn lưu động; Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay các khoản phải thu; Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Nhóm chỉ tiêu địn cân nợ: Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản; Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ tiêu thu nhập: Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần; Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu; Suất sinh lời của Tài sản; Khả năng thanh toán lãi vay

Phần phi tài chính: thơng tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu:

Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ Quan hệ với Ngân hàng

Các nhân tố bên ngoài

Các đặc điểm hoạt động khác

Dựa vào việc xếp hạng tín dụng khách hàng Chi nhánh có thể đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua điểm số mà khách hàng nhận được. Từ đó làm cơ sở cho việc phân loại nợ, trích lập dự phịng XLRR.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)