Định hướng về môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng họat động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp ứng dụng ERP tại TP HCM và bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 98)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ERP Ở TP .HCM VÀ BÌNH DƯƠNG

3.2.3. Định hướng về môi trường pháp lý

Hoạt động KTNB ở nước ta bắt đầu triển khai có vẻ rầm rộ, nhưng nhanh chóng dừng lại và có xu hướng chìm vào im lặng. Thực trạng đáng buồn này một phần là do sự thiếu thốn văn bản pháp lý và các hướng dẫn thực hành kiểm tốn bên cạnh ngun nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Về nội dung KTNB: Quyết định 832/TC/QĐ-CĐKT xác định nội dung KTNB bao gồm cả ba loại hình kiểm tốn: kiểm tốn tài chính, kiểm tốn tn thủ và kiểm toán hoạt động. Phạm vi kiểm toán quá bao trùm nhưng lại thiếu những hướng dẫn, chuẩn mực cụ thể dẫn đến tình trạng khó định hướng và khơng hiệu quả của hoạt động KTNB trên thực tế. Trong khi đó, nội dung kiểm tốn là vấn đề cơ bản mang tính then chốt của KTNB nên cần phải được làm rõ trong hệ thống văn bản pháp lý. Việc làm rõ này cần phải xem xét đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước, sự

giao lưu văn hóa, cơng nghệ và trình độ quản lý trong giai đoạn hiện nay để thực sự định hướng và đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Về tổ chức bộ máy: Sự hình thành bộ phận KTNB tại nhiều doanh nghiệp có nguồn gốc do quy định bắt buộc quá cứng nhắc tại Quyết định 832/TC/QĐ-CĐKT và Thông tư 52/1998-TT-BTC chứ khơng xuất phát từ nhu cầu địi hỏi của chính bản thân doanh nghiệp. Để điều tiết vấn đề này, Thơng tư 171/1998-TT-BTC lại có xu hướng quá mềm: “…nếu đủ điều kiện và thấy cần thiết phải tổ chức bộ máy KTNB thì Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp”. Quả thật, khi chưa có các tiêu chuẩn cụ thể để tham chiếu thì các thuật ngữ “đủ điều kiện, cần thiết, phù hợp” là quá chung chung và làm cho các doanh nghiệp thực sự lúng túng trong vấn đề này.

Về KTVNB: KTVNB là khâu chính yếu trong bộ máy KTNB nên các văn bản pháp lý về KTNB ở nước ta đều chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên các nội dung về KTVNB cần phải được xem xét lại:

- Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT và Thông tư 52/1998-TT-BTC quy định: Để có thể trở thành KTVNB cần phải hội đủ các điều kiện sau:

 Có phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cảo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế tốn;

 Đã tốt nghiệp đại học chun ngành kinh tế, tài chính, kế tốn hoặc quản trị kinh doanh;

 Đã qua công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế tốn từ 3 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán;

 Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, KTNB theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ tài chính và được cấp chứng chỉ. - Thơng tư 171/1998/TT-BTC chỉnh sửa: “Trường hợp KTVNB chưa có bằng

tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành kinh tế, tài chính hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế tốn ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ chun mơn nghiệp vụ của kế tốn trưởng.”

Rõ ràng, việc quy định KTVNB phải có bằng trung cấp tài chính kế tốn trở lên và đã cơng tác trong lĩnh vực tài chính kế tốn ít nhất 5 năm là chưa phù hợp với thực tế. Quy định này đã góp phần làm cho việc thực hiện nội dung KTNB khơng đúng hướng và do đó thiếu hiệu quả. Theo đó, lực lượng KTVNB chỉ có thể là các nhân viên có kinh nghiệm ở phịng tài chính kế tốn của các doanh nghiệp chuyển sang, trong khi KTVNB trong mơi trường ERP địi hỏi phải am hiểu khá nhiều về kỹ thuật kiểm tốn máy tính, do đó gây nhiều xáo trộn và khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ KTVNB.

Mặt khác, là bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, nếu chỉ quá chú trọng đến kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế tốn thì kiến thức và kinh nghiệm này vừa thừa, vừa thiếu, thậm chí dẫn đến cách hiểu không đúng về KTNB là kiểm tra kế toán hay đơn thuần là kiểm tra báo cáo tài chính.

Chính vì vậy, các văn bản pháp lý về KTVNB cần phải được cập nhật theo hướng linh hoạt. Đối với một KTVNB, để có thể đo lường, đánh giá hiệu quả mọi hoạt động của doanh nghiệp địi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động. Đương nhiên, họ vẫn cần có sự am hiểu về khía cạnh kế tốn tài chính, nhưng khơng nhất thiết mọi trường hợp đều phải đòi hỏi ở mức chuyên gia về tài chính kế tốn như quy định hiện hành. Trong môi trường ứng dụng máy tính như ERP, kiểm tốn viên có thể là chuyên gia về kỹ thuật, chun gia về máy tính có hiểu biết về tài chính kế tốn hồn tồn có thể đảm đương cơng tác kiểm toán tuân thủ và kiểm toán ứng dụng công nghệ thông tin, hoặc là cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm đã được đào tạo thêm kiến thức tài chính kế tốn có thể hồn thành tốt nhiệm vụ kiểm toán hoạt động của doanh nghiệp,…

KẾT LUẬN CHUNG

Hiện nay, các thành tựu công nghệ thông tin đã xâm nhập hết sức sâu rộng vào quá trình kinh doanh, khơng chỉ là việc tự động hóa sản xuất và sản xuất linh hoạt, sự phát triển của hệ thống thông tin quản trị trở thành hệ thống hỗ trợ quyết định đem đến ngày càng nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất của cơng nghệ thơng tin cho đến thời điểm này là các giải pháp tích hợp trong phần mềm ERP. Việc ứng dụng ERP giúp doanh nghiệp hồn thiện cơng tác quản lý để sử dụng các nguồn lực hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu phát triển ERP ở Việt Nam, tự thân phần mềm ERP chưa ổn định, tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm của nhà tư vấn triển khai và xây dựng phần mềm. Vì vậy, nhận diện được các đặc điểm của ERP và rủi ro một cách thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của sử dụng ERP trong công tác quản lý. Để đạt được mục tiêu đó, KTNB là nhu cầu thiết yếu.

Đề tài đã đạt được kết quả nghiên cứu nhất định đó là nhận diện những rủi ro đặc trưng trong mơi trường ERP, và tìm kiếm một giải pháp để khắc phục những rủi ro đó là định hướng xây dựng hoạt động KTNB trong doanh nghiệp. Mong rằng kết quả nghiên cứu này là những đóng góp nhất định để nâng cao hiệu quả của ứng dụng ERP và công tác quản lý của doanh nghiệp đã, đang và sẽ triển khai ERP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1) Bộ mơn Hệ thống thơng tin kế tốn, 2004. Hệ thống thơng tin kế tốn. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.

2) Bộ mơn Kiểm tốn, 2011. Kiểm toán. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. 3) Bùi Quang Hùng, 2009. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và

vấn đề đặt ra đối với kế tốn. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 224.

4) Chuẩn mực số kiểm toán số 300 của Việt Nam về “Lập kế hoạch kiểm toán”. 5) Chuẩn mực số kiểm toán số 610 của Việt Nam về “Sử dụng tư liệu của kiểm

toán nội bộ”.

6) Luật doanh nghiệp 2005 số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

7) Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011.

8) Mekong Capital, 2003. Những vấn đề quan trọng khi đánh giá phần mềm kế toán/Hệ thống ERP tại Việt Nam.

9) Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thơng tin kế tốn trong mơi trường ứng dụng Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

10) Nguyễn Hữu Hồng Thọ, 2012. Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: một áp dụng cải tiến các

yếu tố của mơ hình hệ thống thông tin thành công

<http://hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/37.pdf>

11) Quyết định 832-TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 về việc ban hành quy chế kiểm toán nội bộ.

12) Sở Khoa học và Cơng nghệ TP.HCM, 2008. Nhìn lại một năm ERP Việt Nam.

Tạp chí thế giới vi tính B – PCWorld, số 1/2008, trang 47-49.

13) Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước.

14) Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống KSNB và KTNB của hệ thống tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. 15) Thơng tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/04/1998 hướng dẫn tổ chức bộ máy

kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước.

16) Trần Sơn. Lược sử phát triển các hệ thống phần mềm quản lý <

http://www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5c585a5a5b>.

17) Trần Thị Hồng Mai. Đánh giá rủi ro trong kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động < http://www.sav.gov.vn/659-1-ndt/danh-gia-rui-

ro-trong-kiem-toan-noi-bo-giup-doanh-nghiep-dat-duoc-muc-tieu-hoat- dong.sav>.

Tiếng Anh

18) Aditya Saharia (Fordham University), Bruce Koch (Seattle University), Robert Tucker (University of Florida), 2008. ERP systems and internal audit. Issues in Information Systems, page 578-586.

19) G. Soral and Miss Monika Jain, 2011. Impact of ERP system on auditing and internal control. Udaipur: Mohanlal Sukhadia University.

20) Haider H. Madani, 2000. Re-engineering the Role of the Internal Auditor in ERP Solutions. Saudi Arabia: College of Industrial Management King Fahd University of Petroleum and Minerals

21) Nwankpa Joseph Kelechi, 2007, The impact of ERP system on the audit process, Master of Science thesis in accounting, Swedish school of economics and business administration.

Website 22) http://dos.com.vn/vn/tin-tuc/p159/Tong-quan-ve-Erp 23) http://gscom.vn/portal/20091204402/chuyende-erp/10-dieu-can-biet-ve- erp.html 24) http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJGCJC/vai-tro-cua-kiem-toan-noi-bo-o- viet-nam-con-rat-mo-nhat.html

25) http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Tai-sao-ung-dung-ERP-o-Viet-Nam- chua-pho-bien/65061837/217/ 26) http://www.baomoi.com/Doanh-nghiep-nha-nuoc-Da-phan-thieu-minh- bach/45/5191756.epi 27) http://www.hbi.org.vn/vi/chuyen-de/so-huu-tri-tue/suc-manh-cua-thuong- hieu.309 28) http://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang- dau/moi-co-3-10-dn-lon-nhat-viet-nam-cong-bo-ung-dung-erp/default.aspx

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Tác giả đang thực hiện cuộc khảo sát liên quan đến đề tài nghiên cứu:

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP CĨ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ERP Ở TP.HCM VÀ BÌNH DƯƠNG

Mục đích của nghiên cứu:

- Hệ thống hóa các lý luận về ERP, về KTNB và những mối liên hệ giữa ERP và KTNB trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong nước, nước ngoài về ERP và KTNB.

- Tìm hiểu những rủi ro đặc trưng trong doanh nghiệp có ứng dụng ERP (giới hạn ở những doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Mính và Bình Dương), qua đó khẳng định sự cần thiết của KTNB trong môi trường ERP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp để hướng các doanh nghiệp có ứng dụng ERP đến việc thiết lập hoạt động KTNB hữu hiệu nhất.

Tất cả các câu trả lời của quý vị trên bảng câu hỏi khảo sát này được sử dụng vì mục đích nghiên cứu và giữ bí mật về thơng tin cung cấp.

Vui lịng chọn câu trả lời thích hợp hoặc điền vào chỗ trống cần thiết: THƠNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT (khơng bắt buộc)

Họ và tên :

Điện thoại di động : Email: Tên công ty đang làm việc:

Địa chỉ công ty :

Ngành nghề hoạt động chính:

Vị trí làm việc : Chức vụ: Thời gian làm việc tại công ty (tháng hoặc năm):

THƠNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP:

Câu 1: Loại hình doanh nghiệp: Chọn….

1. Trách nhiệm hữu hạn 2. Cổ phần

3. Tư nhân 4. Khác

Câu 2: Loại hình hoạt động chính: Chọn….

1. Sản xuất

2. Thương mại, dịch vụ 3. Xây dựng, xây lắp

4. Khác (ghi cụ thể: …………………)

Câu 3: Lĩnh vực kinh doanh (ghi cụ thể):

THƠNG TIN VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP TẠI DOANH NGHIỆP

Câu 5: Doanh nghiệp đã ứng dụng ERP vào hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh cách đây bao lâu?

Chọn….

1. Ít hơn 2 năm 2. Từ 2-5 năm 3. Trên 5 năm

Câu 6: Anh/chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng đối với hệ thống ERP ở doanh nghiệp:

Chọn….

1. Khơng hài lịng 2. Bình thường 3. Hài lịng

Câu 7: Anh/chị vui lòng cho biết những lý do nào dẫn đến quyết định ứng dụng ERP tại đơn vị (có thể chọn nhiều câu trả lời):

Chọn….

1. Hệ thống cũ không đáp ứng yêu cầu quản lý 2. Nhu cầu thông tin của doanh nghiệp gia tăng

3. Gia tăng quy mô hoạt động (mở thêm công ty/ chi nhánh…) 4. Mở rộng phạm vi hoạt động (nhiều mặt hàng/ngành nghề…) 5. Chỉ định của cơng ty mẹ ở nước ngồi/tập đồn

6. Tầm nhìn của người lãnh đạo

7. Nhận thức tầm quan trọng của ERP thông qua tư vấn/hội thảo 8. Khác (ghi cụ thể) …………………….....................................

Câu 8: Theo anh/chị những lợi ích mà ERP mang lại sau khi triển khai ở doanh nghiệp (có thể chọn nhiều câu trả lời):

Chọn….

1. Cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy

2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập kế hoạch hiệu quả 3. Quy trình kinh doanh thống nhất và rõ ràng

4. Tiết kiệm thời gian và chi phí

5. Kiểm sốt q trình hoạt động chặt chẽ

6. Thay đổi thói quen và cách thức làm việc hiệu quả

7. Khác (ghi cụ thể) ……………………....................

TÌM HIỂU RỦI RO PHÁT SINH TRONG DOANH NGHIỆP SAU KHI ỨNG DỤNG ERP

Câu 9: Tìm hiểu rủi ro kinh doanh:

1. Anh/chị vui lòng cho biết: Lợi nhuận doanh nghiệp giai đoạn sau khi ứng dụng ERP có cải thiện hơn so với giai đoạn trước không?

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

2. Theo anh/chị, Sau khi ứng dụng ERP, các mảng hoạt động của doanh nghiệp có cịn hoạt động hiệu quả khơng?

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

3. Sau khi ứng dụng ERP, anh/chị nhận thấy mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên không? (số lượng khách hàng tăng, doanh số tăng, thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng được cải thiện,…)

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

4. Sau khi ứng dụng ERP, anh/chị nhận thấy doanh nghiệp có cải thiện khả năng kiểm soát nguồn hàng và chi phí đầu vào khơng? (thời gian đáp ứng hàng hóa/sản phẩm để phục vụ yêu cầu khách hàng được cải thiện, giảm chi phí tồn kho, chi phí sản xuất/mua hàng,…)

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

5. Sau khi ứng dụng ERP, anh/chị nhận thấy chất lượng sản phẩm có được cải thiện hơn khơng? (sản phẩm mua vào/sản xuất đúng tiêu chuẩn, đúng cam kết với khách hàng; số lượng sản phẩm hư hỏng giảm,..)

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

Câu 10: Tìm hiểu rủi ro tài chính:

1. Theo anh/chị, sau khi ứng dụng ERP, doanh nghiệp có chủ động sắp xếp đủ nguồn tài chính cho các hoạt động, dự án của mình khơng?

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

2. Theo anh/chị, sau khi ứng dụng ERP, việc sử dụng nguồn tài chính có được theo dõi và giám sát chặt chẽ không?

 Rất thấp  Thấp  Không rõ rệt  Cao  Rất cao

3. Sau khi ứng dụng ERP, anh/chị nhận thấy việc cung cấp tín dụng cho khách hàng có thực hiện và duy trì theo chính sách tín dụng của cơng ty khơng? Dư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng họat động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp ứng dụng ERP tại TP HCM và bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)