Nguyên tắc công tác chông xói mòn

Một phần của tài liệu Xói mòn và rữa trôi đất trên sườn dốc (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP CHỐNG XÓI MÒN 3.1.Mục đích y nghĩa của công tác chông xói mòn.

3.2. Nguyên tắc công tác chông xói mòn

Chống xói mòn là công tác khoa học, đồng thời là công tác quần chúng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp, biến động theo không gian và thời gian, do vậy cần nêu lên các nguyên tắc tổng quát, tạo định hướng lựa chọn biện pháp thích hợp.

Bởi vậy chống xói mòn cần dựa vào các nguyên tắc sau đây:

1. Chống xói mòn phải kết hợp với điều tiết dòng chảy trên sườn dốc một mặt làm giảm lượng đất bị mất do xói mòn để có thể đạt được giới hạn trong phạm vi cho phép mặt khác có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác đất nông nghiệp trên vùng cải tạo. Thường lượng đất bị mất phải nằm trong giới hạn từ 2-15 tấn/ha/năm, nó phụ thuộc sức dính kết của đất.

2. Công tác chống xói mòn cần nghiên cứu áp dụng các biên pháp khác nhau trên các vùng đất bị xói mòn như vùng trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây rừng lấy gỗ.

3. Công tác chống xói mòn cần xét đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. 4. Công tác chống xói mòn cần được kết hợp với biện pháp thủy lợi với nông lâm nghiệp. Như vậy mới có thể giữ đất,giữ nước, chống bùn cát bồi lắng nhanh, giảm tuổi thọ các hồ chứa ở miền núi, giảm lũ lụt đe dọa các vùng hạ du.

5.Công tác chống xói mòn cần được thực hiện liên tục tập trung và thường xuyên nhằm làm cho tốc độ chống xói mòn nhanh hơn tốc độ gây xói mòn thì mới có hiệu quả cao.

6. Công tác chống xói mòn cần lựa chọn cây trồng phù hợp cho năng suất cao, đồng thời cần lưu ý đất không có thực vật che phủ trong thời gian khai thác. Do đó

nghiên cứu sử dụng các dạng nông lâm kết hợp khác nhau để việc chống xói mòn có hiệu quả.

7. Công tác chống xói mòn cần thực hiện đa dạng, khép kín, tránh gây ảnh hưởng tới các vùng khai thác trong lưu vực.

8. Công tác chống xói mòn cần thực hiện theo quy hoạch tổng hợp của lưu vực,thực hiện từ thượng nguồn đến hạ du, sử dụng đa dạng các biện pháp.

9. Công tác chống xói mòn phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa trên đất cải tạo.

10. Phải dựa vào lực lượng quần chúng, tuyên truyền, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết để quần chúng hiểu được lợi ích và tác hại của công tác chống xói mòn.

11. Công tác chống xói mòn là công tác thường xuyên lâu dài, có tính thực nghiệm để lựa chọn giải pháp tối ưu có hiệu quả cao về xã hội, về kinh tế.

Một phần của tài liệu Xói mòn và rữa trôi đất trên sườn dốc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w