Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã sông cầu (Trang 65)

Loại Mức độ rủi

ro Mức cấp tín dụng Số điểm đạt

được Tần số

Tần suất (%)

Aaa Thấp Đáp ứng tối đa nhu cầu >=401 1 0,6% Aa Thấp Đáp ứng tối đa nhu cầu 351-400 3 1,9% a Thấp Đáp ứng tối đa nhu cầu 301-350 3 1,9% Bbb Thấp Cấp tín dụng tùy thuộc

vào phương án vay 251-300 57 36,1%

Bb Trung bình

Có thể cấp tín dụng nhưng phải xem xét kỹ lưỡng hiệu quả phương án vay

201-250 48 30,4% b Trung bình Khơng khuyển khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ 151-200 22 13,9% Ccc Trung bình Từ chối 101-150 17 10,8% Cc Cao Từ chối 51-100 6 3,8% c Cao Từ chối 0-50 1 0,6% d Cao Từ chối <0 0 0 Tổng cộng 158 100%

Nguồn: Sở tay tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam

Nếu đánh giá rủi ro tín dụng khi cho vay phát triển NTTS từ nguyên nhân là khách hàng thông qua việc xếp hạng khách hàng có thể thấy số lượng khách hàng có mức độ rủi ro cao khi cho vay chiếm khoảng 4,4%. Đây là nhóm khách hàng thường trả lãi chậm cho NH, tổng dư nợ hiện tại tương đối cao, hầu như khơng có tiền gởi tiết kiệm tại các NHTM. NH sẽ từ chối cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này.

Qua kết quả thống kê mơ tả, nhìn chung, nếu xét theo tiêu chí xếp hạng khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam, trong 158 phiếu khảo sát thì có tới 134 khách hàng, chiếm tỷ trọng 84,8%, được NH quyết định cấp tín dụng theo nhiều hạn mức khác nhau. Mức độ rủi ro khi cho vay đối với nhóm khách hàng này tương đối thấp hoặc rủi ro tín dụng chỉ ở mức trung bình. Đa phần các khách hàng đang phát triển NTTS được khảo sát đều đang ở độ tuổi lao động vàng, một lợi thế rất lớn cho bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào. Tuy nhiên, họ phát triển NTTS dựa vào kinh nghiệm tích lũy là chính, khơng được đào tạo kiến thức nghiệp vụ chuyên môn.Các kiến thức về phịng tránh dịch bệnh và kỹ thuật ni trồng không được họ trang bị bài bản.

Việc ứng dụng mơ hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu để đánh giá rủi ro tín dụng khi cho vay và phát triển NTTS trên số lượng mẫu lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên sẽ là một giải pháp hữu hiệu và dễ thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cho vay.

Kết luận Chương 2:

Ở phần đầu của chương 2, tác giả đã trình bày về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội cũng như tình hình NTTS tại thị xã Sơng Cầu. Đây chính là bối cảnh quan trọng để việc đánh giá tốt hơn về rủi ro tín dụng đối với cho vay NTTS tại địa bàn này. Bên cạnh đó, dựa trên các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng được nêu ra ở chương 1, chương 2 đã phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã Sơng Cầu. Ngồi ra, tác giả cũng đã phân tích kết quả khảo sát từ 158 khách hàng với 15 câu hỏi đóng để đánh giá việc ứng dụng mơ hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo & PTNT thị xã Sơng Cầu, từ đó có được đánh giá đa chiều, đầy đủ và xác

thực hơn về rủi ro tín dụng tại NH, cũng như làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI NHNo & PTNT THỊ XÃ SÔNG CẦU

3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu thời gian tới. 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu trong thời gian tới

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Đối với địa phương: Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đởi mới mơ hình tăng trưởng, huy động mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của địa phương; phát triển tồn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, hội nhập và hợp tác quốc tế; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài ngun, mơi trường, chủ động ứng phó với biến đởi khí hậu. Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh gần gũi với nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục đưa thị xã Sông Cầu phát triển nhanh và bền vững.

Đối với chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu: Nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát huy cao độ các nguồn lực về con người, mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật gắn với khai thác, tận dụng điều kiện thuận lợi các nguồn lực bên ngoài để xây dựng chi nhánh vững mạnh toàn diện đủ sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy vai trò, vị thế chủ đạo, chủ lực của một NHTM lớn nhất trên địa bàn. Không ngừng củng cố và mở rộng thị phần, giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới, chủ động trong công tác huy động vốn để tăng trưởng tín dụng, mở rộng tín dụng đi đơi với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời phát triển các dịch vụ hiện đại, tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân. Mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh là an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; đảm bảo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập và cải

thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên.

Nhiệm vụ chiến lược

- Lành mạnh, an toàn và hiệu quả là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh; thực hành tiết kiệm, phấn đấu giảm chi phí đầu vào, nâng cao mức chênh lệch về lãi suất; trên cơ sở đó tạo lập năng lực tài chính ởn định và bền vững nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trị cung cấp tín dụng khu vực nơng nghiệp, nơng thơn; ưu tiên vốn đầu tư vào các chương trình trọng tâm của thị xã, của tỉnh.

- Tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động nhất là các nguồn vốn có tính ởn

định từ dân cư. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn nhằm duy trì nguồn vốn dài hạn ở mức hợp lý, khơi tăng nguồn vốn không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán từ các TCKT, doanh nghiệp...để cải thiện chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào.

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ của NHNo & PTNT trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu hội nhập.

- Tiếp tục phát triển và xây dựng văn hoá doanh nghiệp, từng bước đưa chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu trở thành NH được lựa chọn đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp, nông thôn; khách hàng lớn, dân cư có thu nhập cao tại khu vực đơ thị, khu công nghiệp.

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở vật chất, công nghệ NH đồng thời đào tạo, trang bị kiến thức, hiểu biết, phát triển năng lực về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, qua đó nâng cao năng suất lao động, hiệu suất trong công tác, từng bước đáp ứng được yêu cầu của một NH hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị NH hiện đại;

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu của NH có tính đến điều kiện thuận lợi và khó khăn nội tại, NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu đã xây dựng chiến lược kinh doanh vào năm 2018 với các định hướng sau:

- Nguồn vốn huy động tăng 15-20%. Tiền gửi dân cư chiếm 65-69% tổng nguồn vốn.

- Tổng dư nợ tăng đạt 70% của vốn tăng thêm. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Tỷ lệ cho vay trung hạn dưới 40%/ tởng dư nợ. - Thu ngồi tín dụng tăng 20%.

- Số thẻ đến cuối năm vượt 9.000 thẻ - Trích, thu nợ xử lý rủi ro đúng quy định

- Kết quả tài chính tăng 20% so năm 2017, bảo đảm thu nhập cho toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh

3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh trong nghiệp vụ cho vay thời gian tới của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu

- Xây dựng chiến lược lãi suất cho vay, chiến lược khách hàng, thị trường, thị phần trong từng thời kỳ cho từng địa bàn, cơ sở để có chính sách phù hợp nhất đối với từng khách hàng.

- Chủ động đa dạng các hình thức huy động vốn để tăng trưởng nguồn vốn tại địa phương, đặc biệt quan tâm huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư nhằm nâng cao tính ởn định của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, các nguồn vốn trong thanh tốn có mức lãi suất rẻ.

- Bám sát chỉ đạo của NHNN, của NHNo & PTNT Việt Nam về biến động lãi suất, diễn biến nguồn vốn trên thị trường, địa bàn để điều hành cơ chế lãi suất linh hoạt, kịp thời, đảm bảo vừa có tính cạnh tranh, vừa hài hịa lợi ích giữa các bên, nâng cao năng lực cạnh tranh đảm bảo tăng trưởng tín dụng, giữ vững và ổn định thị phần.

- Triển khai thực hiện tốt các nội dung trong văn bản thoả thuận hợp tác giữa NHNo & PTNT Tỉnh Phú Yên với UBND tỉnh Phú Yên, giữa NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu với UBND thị xã Sông Cầu.

- Cải tiến hồ sơ thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, giải ngân nhanh chóng cho khách hàng, nhất là nhóm khách hàng thường xuyên của NH

- Từng chi nhánh, từng cán bộ NH phải chủ động tìm kiếm khách hàng. Quyết liệt hơn nữa trong việc giao chỉ tiêu đối với từng cá nhân, đơn vị, chi nhánh, đôn đốc chỉ đạo sát sao quyết toán cụ thể; làm tốt cơng tác thi đua, khen thưởng có cơ chế động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong cơng tác cho vay của chi nhánh.

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển ni trồng thủy sản tại NHNo & PTNTthị xã Sông Cầu

3.2 1. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp

Hiện nay, những qui định liên quan chính sách cho vay của chi nhánh chưa có sự khác biệt đối với từng nhóm khách hàng, khơng có chính sách riêng về khuyến khích cấp tín dụng hay hạn chế cấp tín dụng. Nhóm khách hàng mục tiêu vay vốn của chi nhánh để phát triển NTTS cũng khơng ngoại lệ. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho chi nhánh tăng dư nợ cho vay nhưng vẫn đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả.

Để hoạt động cho vay của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu hoạt động phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an tồn, hiệu quả, tăng trưởng tín dụng bền vững và kiểm sốt được rủi ro tín dụng khi cho vay phát triển NTTS, chính sách tín dụng phải được xây dựng và phát triển dựa trên các định hướng cơ bản sau:

3.2.1.1 Chính sách khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất giúp cho chi nhánh có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh đặc biệt chú trọng đến phân khúc khách hàng phát triển NTTS, ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất phổ biến tại địa phương. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay xây dựng chính sách khách

hàng trên cơ sở phân loại khách hàng theo các tiêu chuẩn phù hợp để có chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng riêng biệt là hết sức cần thiết. Nhóm khách hàng chuyên về phát triển NTTS luôn được NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu thực hiện nhiều chính sách ưu đãi.

3.2.1.2 Chính sách tài sản đảm bảo

TSĐB là nguồn thu thứ cấp của NH khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có những qui định cụ thể hơn về việc định giá TSĐB chẳng hạn như việc xác định TSĐB cần phải khách quan hơn, trung thực và tính hợp lý, có đủ điều kiện pháp lý và tính thanh khoản thị trường cao.

3.2.1.3 Chính sách lãi suất

Trong mơi trường cạnh tranh hiện nay, chính sách lãi suất của NHNN ngày càng được nới lỏng với các giao dịch lãi suất thỏa thuận trong cho vay trung, dài hạn và đang nới lỏng dần việc quản lý lãi suất ngắn hạn. Chính vì vậy, chi nhánh cần xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.

Khi khách hàng vay vốn để phát triển NTTS, chi phí lãi vay luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển nuôi trồng của các hộ ni. Do đó, chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu cần thường xuyên cập nhật chính sách lãi suất của NHNN, của NHNo & PTNT Việt Nam để có thể điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh. Chi nhánh phải đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh khi luôn phát triển khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Chi nhánh cần thực hiện đồng thời những chính sách để thu hút nguồn vốn huy động từ các tở chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân. Khi nguồn vốn huy động dồi dào, khả năng cạnh tranh lãi suất cho vay từ chi nhánh mới tăng cao. Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên hiểu vai trị, tầm quan trọng của cơng tác huy động vốn và nhận thức đúng đắn trong công tác huy động vốn, huy động vốn cần gắn với hiệu quả sử dụng vốn, khai thác tốt mối quan hệ xã hội của mỗi cán bộ công nhân viên trong công

tác huy động vốn.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện và áp dụng qui trình cho vay một cách linh hoạt

Qui trình cho vay đang áp dụng tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu được xây dựng khoa học và chặt chẽ, tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn một số hạn chế từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu thẩm định, xét duyệt cho vay. Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong việc xét cấp tín dụng, đặc biệt là cho vay phát triển NTTS, chi nhánh cần thực hiện thêm một số nội dung:

3.2.2.1Tăng cường công tác thu thập, xử lý thơng tin tín dụng

Nguồn thơng tin do khách hàng cung cấp có thể mang tính chính xác khơng cao do khách hàng mong muốn chi nhánh cấp tín dụng cho mình mà đưa ra những thơng tin có lợi cho mình và che giấu những thơng tin làm bất lợi cho họ trong cho vay, làm cho thu nhập tăng lên cao hơn thực tế,... tạo rủi ro cho chi nhánh khi xét duyệt cho vay. Chính vì vậy chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan chức năng để đối chiếu các thông tin do khách hàng cung cấp và áp dụng một số biện pháp như phỏng vấn trực tiếp với khách hàng vay vốn, đồng thời sử dụng triệt để các thơng tin từ CIC để nắm bắt tính xác thực của thơng tin và tình hình dư nợ. Đối với nhóm khách hàng vay vốn để phát triển NTTS, chi nhánh cần nắm bắt thêm một số thông tin liên quan như thời gian dự định từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi thu hoạch, thị trường tiêu thụ của thủy sản,mùa vụ, đặc tính sinh trưởng của thủy sản, nắm bắt tình hình thời tiết của từng thời kỳ.

3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã sông cầu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)