So sánh kết quả với các tài liệu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giá chứng khoán và lý thuyết thị trường hiệu quả bằng chứng từ kiểm định tính dừng dữ liệu bảng có xét đến điểm gãy cấu trúc (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

3.5. So sánh kết quả với các tài liệu:

Các nghiên cứu trước đó đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian có thể khơng đáng tin cậy do bộ dữ liệu có thời gian ngắn. Ngược lại, bài viết này áp dụng kỹ thuật bảng tương đối mới để khắc phục vấn đề độ mạnh thấp trong kiểm định nghiệm đơn vị đơn biến. Một số so sánh với các nghiên cứu trước đây đã được rút ra từ các bài kiểm tra thực nghiệm của tôi.

Đầu tiên, sử dụng các kiểm định nghiệm đơn vị bảng truyền thống mà không xét đến điểm gãy (xem Bảng 3.2 và 3.3), giá cổ phiếu có thể được mơ tả như là một q trình bước đi ngẫu nhiên (nghiệm đơn vị), phù hợp với EMH. Kết quả của tôi phù hợp với kết quả của Narayan và Narayan (2007) và Narayan và Prasad (2007), nhưng khác với Chaudhuri và Wu (2004) (xem Phần C Bảng 3.1).

Thứ hai, như đã thấy ở Bảng 3.1 xu hướng hiện nay là hướng tới xem xét kiểm định nghiệm đơn vị với các điểm gãy, nhưng có rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiệm đơn vị với nhiều điểm gãy cấu trúc cho các dữ liệu bảng. Những cơng trình thực nghiệm trước đó xem xét nhiều nhất là hai điểm gãy để kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả, ngay cả khi điểm gãy cấu trúc được cho phép. Những nghiên cứu này là q hạn chế, bởi vì đã có rất nhiều sự kiện tài chính tồn cầu gây ra điểm gãy cấu trúc.

Thứ ba, thời gian của các nghiên cứu trước đây chỉ kéo dài cho đến năm 2008. Bài nghiên cứu này khắc phục được điều đó bằng cách mở rộng khoảng thời gian với năm 2014, kết quả chính của tơi như sau: (1) khơng giống như những kiểm định nghiệm đơn vị bảng truyền thống mà không xét điểm gãy cấu trúc, kết quả của tôi chứng minh rằng giá cổ phiếu không được đặc trưng bởi một quá trình nghiệm đơn vị, ngay cả khi phụ thuộc chéo được cho phép; (2) so với các nghiên cứu gần đây bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị có xét đến điểm gãy (xem phần D Bảng 3.1), kết quả của tôi là không phù hợp với Narayan và Smyth (2005), nhưng phù hợp với Lean và Smyth (2007) và Narayan (2008) trong đó hai điểm gãy cấu trúc được cho phép. Lý do cho sự không nhất quán là những nghiên cứu này không

xem xét ảnh hưởng của nhiều điểm gãy cấu trúc, và như vậy kết quả có thể bị bóp méo.

Cuối cùng, trong khi các nghiên cứu trước đó tập trung vào các nước G7, OECD, hoặc thị trường mới nổi, chưa có nghiên cứu sử dụng các kết quả từ các nước phát triển và đang phát triển để so sánh. Rất đáng để thảo luận về việc trình độ phát triển kinh tế khác nhau có cùng EMH hay khơng, do sự liên kết chặt chẽ giữa thị trường chứng khoán à nền kinh tế thực. Về vấn đề này, tôithấy rằng giả thuyết H0bị từ chối ởcả thị trường chứng khoán đang phát triển và thị trường phát triển. Nhìn chung, các kết quả cho thấy rằnggiá chứng khoán được đặc trưng bởi tính dừng xu hướng. Vì vậy, tơi kết luận rằng kết quả của tôi cho thấy sự tồn tại của thị trường chứng khốn khơng hiệu quả. Kết luận của tôi là phù hợp với các chứng cứ được báo cáo bởi Lean và Smyth (2007) cho các nước châu Á và Narayan (2008) cho các nước G7

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giá chứng khoán và lý thuyết thị trường hiệu quả bằng chứng từ kiểm định tính dừng dữ liệu bảng có xét đến điểm gãy cấu trúc (Trang 59 - 61)