Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại việt nam hiện nay luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 84 - 89)

tại Việt Nam

Nguyên nhân đầu tiên cần kể đến là sự phát triển CNPT nói chung và CNPT

trong lĩnh vực Điện tử nói riêng còn vấp phải những khó khăn do chính sự yếu kém của bản thân các doanh nghiệp. Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen với việc sản xuất tích hợp theo chiều dọc. Theo đó, mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm đều đƣợc khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có sản phẩm mang thƣơng hiệu, trong khi khả năng cạnh tranh kém do cách tổ chức sản xuất. Độ tin cậy của nhà cung cấp chƣa cao, về chất lƣợng, giá cả, lẫn sự phong phú trong chủng loại sản phẩm của Việt Nam. Điều này làm cho các doanh nghiệp khi đầu tƣ vào Việt Nam gặp không ít khó khăn vì phải đầu tƣ luôn một tập hợp các nhà cung cấp cho mình, do đó, họ chọn cách nhập

73

khẩu. Ở đây luôn tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, giá bán cũng nhƣ thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, sự kém năng động và nhạy bén của các nhà cung cấp Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng, chƣa tự tin và chƣa có khái niệm “xây dựng quan hệ” trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNPT ngành Điện tử loay hoay tìm đƣờng phát triển. Các doanh nghiệp này, nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng, hầu hết chƣa đáp ứng đƣợc các đòi hỏi khắt khe và nhu cầu của thị trƣờng. Các doanh nghiệp tuy đông về số lƣợng nhƣng phần lớn hoạt động tự phát, thiếu chuyên nghiệp, chƣa có tính liên kết. Nhiều trƣờng hợp khách hàng (nhƣ Canon, Samsung, Panasonic, LG) lại là ngƣời tìm đến các doanh nghiệp để đề nghị cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNPT ngành Điện tử chƣa có cơ sở dữ liệu rõ ràng về công ty của mình. Đó cũng là một bất cập cần lƣu tâm của ngành này.

Nguyên nhân thứ hai cũng rất cần đƣợc đề cập là tình trạng thiếu vốn và công nghệ của các doanh nghiệp và sự hạn chế trong đầu tƣ của nhà nƣớc. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT ngành Điện tử gặp rất nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật cũng nhƣ đầu ra trong điều kiện quy mô thị trƣờng quá nhỏ. Các linh, phụ kiện trong ngành điện tử là những linh phụ kiện đòi hỏi sự gia công chính xác rất cao, và nguyên liệu lại chủ yếu phải nhập ở nƣớc ngoài. Điều này đẩy chi phí sản xuất và yêu cầu về trang thiết bị máy móc và công nghệ. Trong thực tế các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNPT ngành Điện tử luôn thiếu vốn và công nghệ để có thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong khi vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cần thiết cho quá trình phát triển CNPT, giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tính cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chính. Trình độ KH-CN, khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ và chi phí cho nghiên cứu, phát triển là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lƣợng, tính năng của sảnphẩm CNPT. Đặc điểm nổi bật của CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử nói riêng là luôn yêu cầu vốn đầu tƣ lớn, sản lƣợng phải nhiều để có thể giảm giá thành và đảm bảo chất lƣợng. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này

74

đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tƣ ít, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ tự động hóa thấp, quy mô nhỏ, thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp do không tiến hành các nghiên cứu hệ thống về công nghệ và chƣa có thị trƣờng vốn trung hạn và dài hạn nên doanh nghiệp ít có khả năng lựa chọn nguồn vốn, phụ thuộc gần nhƣ vào vốn ngân hàng; thêm vào đó thủ tục đầu tƣ phức tạp và mất thời gian. Điều này dẫn tới việc các sản phẩm ngành CNPT trong lĩnh vực Điện tử chất lƣợng kém, giá thành cao, chủ yếu tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nƣớc, còn các sản phẩm chất lƣợng cao phần lớn do các công ty nƣớc ngoài đảm nhiệm. Khó khăn này càng tăng lên khi không có sự hỗ trợ cần thiết về kỹ thuật, công nghệ cao cho các công ty linh kiện phụ tùng Việt Nam từ phía các cơ quan chức năng. Bản thân hệ thống các trung tâm kiểm soát và kiểm định chất lƣợng linh kiện phụ tùng cũng gần nhƣ không có ở nhiều địa phƣơng hoặc nếu có thì cũng hoạt động chƣa thực sự hiệu quả.

Thêm vào đó, Các chủ trƣơng của nhà nƣớc mới mang tính chất động viên tuyên truyền, nhà nƣớc chƣa đầu tƣ đủ nguồn lực bao gồm ngân sách và nhân lực cho CNPT. Việc hoạch định cơ chế, chính sách ở Việt Nam, mới chỉ thuộc phạm vi của Chính phủ, ít có sự tham gia của các nhà tài trợ, các chuyên gia, các nhà khoa học. Quyết định 12/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1483/QĐ-TTg, diện sản phẩm lựa chọn còn rộng, chƣa phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn, phân tán nguồn lực. Các định chế trung gian để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm CNPT còn thiếu, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tài chính. Các quy định về quản lý tài chính còn rƣờm rà đang là một trong những trở ngại thu hút đầu tƣ . Nhà nƣớc chƣa có một chính sách sâu sát, cụ thể, thực tế và phát huy hiệu quả dành riêng cho lĩnh vực CNPT ngành Điện tử. Mặc dù trên thực tế có nhiều đầu mối cùng triển khai các hoạt động trợ giúp phát triển CNPT nhƣng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng rất khó khăn và chƣa thực sự nhịp nhàng ăn khớp. Cùng với đó là sự eo hẹp của ngân sách nhà nƣớc, phần đầu tƣ cho ngành CNPT rất hạn chế khiến Các doanh nghiệp hoạt động trong CNPT ngành Điện tử rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

75

Mức độ tăng trƣởng của thị trƣờng nội địa Việt Nam còn rất thấp với một quy mô thị trƣờng quá nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nƣớc đã tỏ ra e ngại khi đƣợc đề nghị trở thành vệ tinh của các tập đoàn lớn. Nguyên do là họ phải bỏ vốn lớn ra để đầu tƣ nâng cấp thiết bị dây chuyền cho phù hợp với yêu cầu chất lƣợng trong khi chƣa thấy hiệu quả trƣớc mắt. Thêm vào đó với quy mô thị trƣờng trong nƣớc nhỏ bé, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng ít quan tâm đầu tƣ vào CNPT.

Đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO từ 2007, các cơ hội phát triển rộng mở nhƣng kéo theo đó là không ít các khó khăn. Vốn có những điểm mạnh nhƣ chính trị xã hội ổn định với lực lƣợng dân số trong tuổi lao động trẻ (trên 50% dân số dƣới 35 tuổi) cùng thị trƣờng tiêu dùng sản phẩm điện tử nội địa lớn, nguồn lao động dồi dào, học hỏi nhanh, đƣợc đào tạo có tích lũy kinh nghiệm khá về CNĐT, nƣớc ta lẽ ra đã có thể phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử với những bƣớc tiến đáng ghi nhận mới. Tuy nhiên khi Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, sự bảo hộ không còn, cạnh tranh sẽ ngày một khốc liệt. Trong khi Việt Nam chƣa có thƣơng hiệu sản phẩm điện tử mạnh, giá thành sản xuất các sản phẩm linh phụ kiện điện tử cao, nguồn cung không có, giá trị gia tăng thấp khiến quy mô cầu luôn trong tình trạng khó khăn, thị trƣờng quá nhỏ bé mà vốn đầu tƣ lại cần rất nhiều. Đây thực sự là một bài toán nan giải cho CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam nói riêng.

Nguyên nhân thứ 4 là sự lỏng lẻo và thiếu thông tin trong mối quan hệ giữa

các doanh nghiệp công nghiệp chính và các doanh nghiệp CNPT (chủ yếu là các DNVVN). Việc thiếu cơ sở dữ liệu phù hợp và đầy đủ về các công ty nội địa, các công ty FDI, các nhà lắp ráp linh kiện điện tử và thiếu thông tin về các liên kết khác nhau giữa các nhà lắp ráp và các công ty cung cấp linh kiện trong nƣớc khiến cho mối quan hệ hai bên còn lỏng lẻo, không lâu dài. Chính vì vậy các nhà sản xuất phải rất khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp linh kiện và dịch vụ hỗ trợ cho mình cũng nhƣ doanh nghiệp phải vất vả trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa các công ty FDI và các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong ngành CNPT lĩnh vực Điện tử. Một vài

76

nguyên nhân chính nằm ở phía các doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng nhƣ việc các doanh nghiệp FDI còn hạn chế sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp nội địa. Theo thống kê của Viện chiến lƣợc quản lý kinh tế Trung Ƣơng (Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ), có tới 60% doanh nghiệp FDI sử dụng sản phẩm nhập khẩu và chỉ có 20% sử dụng sản phẩm trong nƣớc. Mặt khác, các doanh nghiệp nội địa cũng còn khá dè dặt trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI, chỉ coi các doanh nghiệp FDI nhƣ đối tác cạnh tranh chứ chƣa chủ động tìm kiếm các cơ hội liên kết từ các doanh nghiệp FDI.

Nguyên nhân thứ năm là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao nhƣ đã

phân tích ở phần thực trạng. Sự thiếu hụt này chủ yếu gắn liền với những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở nƣớc ta trong thời gian qua. Các nhà quản trị doanh nghiệp cũng chƣa ý thức đƣợc hầu hết các khâu sản xuất sản phẩm CNPT thƣờng đòi hỏi trình độ tay nghề cao hơn so với khâu lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Thêm vào đó, nội dung đào tạo tại các trƣờng kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong phát triển kinh tế cũng tạo ra tâm lý lao động xã hội chỉ quan tâm đến các ngành thƣơng mại và dịch vụ. Một lý giải nữa cho thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao là sự chậm trễ trong chuyển giao công nghệ và bản thân đội ngũ lao động còn thiếu nhiệt tình, ngại học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Đây cũng là một điểm cần khắc phục triệt để để có thể phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

77

CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CNPT TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM

NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại việt nam hiện nay luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)