Những năm gần đây, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực ĐT nói riêng, chính phủ Việt Nam cũng đã dành sự quan tâm cho sự phát triển CNPT thông qua các chính sách, quyết định chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, nhƣ Chỉ thị 47/2004/CT-TTg ngày 22/12/2004 về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có đề ra nhiệm vụ trong năm 2005: “Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa
các ngành công nghiệp…”. Đặc biệt trong Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày
04/4/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020 và tại Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007, công nghiệp phụ trợ trở thành một trong những nội dung chính đối với Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Ngày 31/7/2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) ra Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung quy hoạch chƣa xác định thế nào là công nghiệp phụ trợ, chủ yếu nêu ra các ngành cần tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, gồm: dệt-may, da giày, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Thực tế, công nghiệp hỗ trợ hay công nghiệp phụ trợ chỉ khác nhau ở cách sử dụng từ ngữ. Nếu căn cứ từ nguyên gốc, supporting industries chủ yếu hƣớng tới các ngành lắp ráp, có sản phẩm cuối cùng là một chỉnh thể đƣợc lắp ráp từ nhiều bộ phận, linh kiện khác nhau. Và nhƣ đã nhắc ở trên, trong khuôn khổ luận văn này tác giả xin lựa chọn cụm CNPT để sử dụng.
Ngày 24/02/2011, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, đã xác định công nghiệp
44
hỗ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại
Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Nhƣ vậy,
đến nay đã hình thành quan điểm chính thức về công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Cũng trong quyết định này, các chính sách khuyến khích phát triển CNPT đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử-tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da-giầy và CNPT cho phát triển công nghiệp công nghệ cao đƣợc nêu rõ,trong đó nêu rõ bản chất của CNPT và sản phẩm CNPT. Sản phẩm CNPT đƣợc định nghĩa rõ: là sản phẩm của các ngành quy định tại khoản 1 Điều 1, gồm: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011về “Danh mục các sản phẩm CNPT đƣợc ƣu tiên phát triển”, trong đó về lĩnh vực điện tử có: linh kiện điện tử-quang điện tử cơ bản: transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor; linh kiện thạch anh, vi mạch điện tử, vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực, linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử, linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ-điện tử, linh kiện kính, pin dùng cho máy tính xách tay và điện thoại di động. Quyết định số 1556/QĐ/TTg phê duyệt đề án “Trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNPT” về phê duyệt đề án trợ giúp
phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNPT.Tuy nhiên cho đến nay các uy nhiên, cho đến nay, các DN CNPT vẫn hầu nhƣ chƣa nhận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi từ nguồn này . Thêm vào đó là việc ban hành Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển; Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 về Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành CNĐT thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
45
Về chính sách tài chính cho CNPT, trƣớc đòi hỏi của thực tiễn phát triển CNPT ở nƣớc ta, những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản nhằm đẩy mạnh phát triển CNPT. Từ năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Riêng đối với Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg - văn bản cao nhất liên quan đến CNPT, tại Điều 3 về chính sách khuyến khích phát triển CNHT nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển CNHT. Theo đó, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được hỗ trợ về phát triển thị trường; khuyến khích về hạ tầng cơ sở, hỗ trợ kinh phí cho phát triển khoa học công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực và hỗ trợ về cung cấp thông tin”. Liên quan đến tài chính, tại khoản
6 Điều 3 của Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg quy định: dự án sản xuất sản phẩm CNPT đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; dự án sản xuất sản phẩm CNPT đƣợc xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc theo quy định hiện hành; chủ đầu tƣ các dự án sản xuất sản phẩm CNPT là các DNVVN đƣợc hƣởng các chính sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định số 56/2009/ NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV…
Đây là những chính sách góp phần tạo động lực thúc đẩy ngành CNHT ở Việt Nam phát triển cũng nhƣ khuyến khích cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực này. Trong các chính sách này đều đề cập đến một số điểm căn bản nhƣ sau:
Thứ nhất, các Quyết định của Chính phủ về phát triển CNPT ngành Điện tử đều đề cao vai trò của CNĐT và CNPT ngành Điện tử. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nƣớc từ nay đến năm 2020. Cụ thể nhƣ trong Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 về Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành CNĐT thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn
46
đến 2030 có nêu: “Công nghiệp điện tử (CNĐT) là ngành sản xuất vật chất mang
tính cơ bản của nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của CNĐT thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm. Một mặt CNĐT là một ngành mang lại lợi nhuận rất lớn, trở thành nguồn tích lũy tư bản của quốc gia. Mặt khác ngành CNĐT tạo ra khả năng hiện đại hóa các ngành công nghiệp khác và thay đổi tư duy cũng như cách làm việc của cả xã hội. Vì vậy CNĐT còn được coi là công nghệ cơ sở của xã hội hiện đại, làm chuyển đổi mạnh mẽ công nghệ sản xuất, cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa các quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội.”
Thứ hai, các chính sách của chúng ta đã nêu rõ các hƣớng ƣu tiên phát triển trong CNPT ngành Điện tử. Cụ thể, trong Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp: “Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, Bộ trƣởng bộ Công nghiệp đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với năm ngành chủ đạo là: Điện tử-tin học, Dệt may, da giầy, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Trong đó, ngành Điện tử tin học đƣợc ƣu tiên đề cập với mục tiêu Phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, tập trung đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ cao, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển sản xuất linh, phụ kiện cho ngành và xây dựng ngành sản xuất linh phụ kiện điện tử - tin học theo hƣớng gắn kết và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Trong đó, để có thể đạt đƣợc những mục tiêu này, ngành CNĐT cần đẩy mạnh sự phát triển của CNPT trong lĩnh vực này. Nói cách khác, sự phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử là vô cùng cấp thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO và đang đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức mới.
Thứ 3, Nhà nƣớc đƣa ra chính sách phát triển CNPT ngành Điện tử với một số
định hƣớng, biện pháp mang tầm vĩ mô nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Về việc khuyến khích phát triển thị trƣờng: Dự án sản xuất sản
47
phẩm công nghiệp hỗ trợ đƣợc quảng cáo, giới thiệu miễn phí sản phẩm trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thƣơng và các Sở Công Thƣơng; Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đƣợc ƣu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ theo quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện các chƣơng trình đó. Chủ đầu tƣ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện tham gia hình thành mạng lƣới cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, [20, Trang 2]
Về khuyến khích hạ tầng cơ sở; các chính sách phát triển CNPT ngành Điện tử đã để cập đến một số điểm nhƣ: Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đƣợc ƣu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất thích hợp cho dự án về diện tích, vị trí, tiền thuê đất.; Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sử dụng đất trong khu cụm công nghiệp đƣợc sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác trong khu, cụm công nghiệp; đƣợc hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động; đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Chủ đầu tƣ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc hƣởng các chính sách khuyến khích về mặt bằng sản xuất theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao đƣợc áp dụng chính sách khuyến khích về đất đai theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. {20, Trang 3}
Thứ 4, các chính sách của Nhà nƣớc cũng đã đề cao việc rà soát và bổ sung
các chính sách ƣu đãi để khuyến khích thu hút đầu tƣ vào sản xuất các sản phẩm CNPT ƣu tiên phát triển thuộc ngành CNĐT. Đồng thời Nhà nƣớc yêu cầu rà soát bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản xuất sản phẩm CNPT trong ngành CNĐT. Cụ thể, ở Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 về Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành CNĐT thực hiện chiến lược
48
công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 có nêu: “Rà soát và bổ sung các chính
sách ưu đãi để khuyến khích, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc ngành công nghiệp điện tử. Đề xuất bổ sung các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế….Xây dựng các chương trình liên kết, kênh thông tin giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và các nước với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm góp phần tích cực đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành CNĐT”
Ngoài chính sách phát triển CNPT ngành Điện tử, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các cơ chế hợp lý nhằm khuyến khích, hỗ trợ lĩnh vực này phát triển làm nòng cốt trong phát triển kinh tế, cụ thể nhƣ: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc, theo đó dự án hạ tầng khu CNPT, dự án thuộc danh mục các ngành CNPT theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc xem xét vay vốn tín dụng đầu tƣ; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, linh kiện, chi tiết, phụ tùng, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đƣợc ƣu đãi đặc biệt. Bộ Tài Chính cũng có Thông tƣ 96/2011/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện chính sách cho phát triển một số ngành CNPT. Có thể nói khung chính sách cho phát triển CNPT đã và đang đƣợc hình thành và hoàn thiện dù vẫn còn nhiều bất cập
Tựu chung lại, Việt Nam đã bƣớc đầu có những chính sách nhằm phát triển CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử nói riêng giúp định hƣớng, thúc đẩy và ƣu đãi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT ngành Điện tử , tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý để các doanh nghiệp này có thể phát triển, từ đó giúp thúc đẩy, phát triển CNPT ngành Điện tử để có thể theo kịp và tƣơng xứng với vai trò then chốt mà ngành này đang đảm nhiệm. Tuy nhiên, các chính sách đƣa ra về vấn đề quy hoạch phát triển CNPT còn chậm, tới năm 2007 mới có
49
Quy hoạch phát triển CNPT đến 2010, tầm nhìn 2020, nhƣng chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng các chế độ rõ ràng theo từng lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành. Đầu năm 2011, Thủ tƣớng chính phủ mới ban hành quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNPT. Các chính sách mang nặng tính động viên tuyên truyền, dàn trải, nội dung các Quyết định, Nghị định đƣa ra còn chung chung, nên thực tế chƣa phát huy tác dụng hoặc chƣa đặt vấn đề phát triển CNPT với tầm nhìn dài hạn, còn chịu sự ràng buộc của những văn bản pháp luật cao hơn và thực sự chƣa đủ mạnh để thúc đẩy CNPT phát triển. Các hỗ trợ ƣu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNPT gần nhƣ không có gì mới, thực tế là tổng hợp các chính sách