Mức khen thưởng cho các cuộc thi chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 77 - 80)

Điểm số Mức khen thưởng

Tập thể Cá nhân

Khối kỹ thuật

Từ 70 điểm – 80 điểm (Khá) 2.000.000 đồng 1.500.000 đồng

Từ 81 điểm – 90 điểm (Tốt) 3.000.000 đồng 2.000.000 đồng

Trên 90 điểm (Xuất xắc) 5.000.000 đồng 3.500.000 đồng

Khối nghiệp vụ

Từ 70 điểm – 80 điểm (Khá) 1.000.000 đồng 500.000 đồng

Từ 81 điểm – 90 điểm (Tốt) 2.000.000 đồng 1.500.000 đồng

Trên 90 điểm (Xuất xắc) 3.000.000 đồng 2.000.000 đồng

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

+ Nguồn lực để triển khai giải pháp

Nhân sự: giai đoạn 1: cán bộ bộ phận nhân sự của Liên đoàn; giai đoạn 2: cán bộ bộ phận nhân sự của Liên đoàn và xem xét thuê tư vấn bên ngồi: các trường đại học có dịch vụ tư vấn đánh giá hiệu quả công tác đào tạo.

Ngân sách thực hiện giải pháp:

Đối với giai đoạn 1: không đáng kể do việc đánh giá kết quả học tập, phản ứng của nhân viên đối với khóa đào tạo khơng khó, dễ dàng triển khai thực hiện giải pháp bởi nguồn nhân lực nội bộ.

Đối với giai đoạn 2: việc đánh giá nhân viên áp dụng các kiến thức đã học vào thực hiện công việc thực tế như thế nào là vấn đề khó và cần nhiều thời gian để triển khai thực hiện. Tác giả đề xuất Ban lãnh đạo Liên đoàn thuê tư vấn bên ngồi thực hiện xây dựng quy trình và đánh giá hiệu quả của khóa đào tạo “Quy hoạch tài nguyên nước” để làm mẫu. Sau khi được chuyển giao kỹ thuật thực hiện đánh giá hiệu quả đào tạo, việc đánh giá hiệu quả các khóa đào tạo về sau sẽ do bộ phận nhân sự của Liên đồn thực hiện và khơng phát sinh chi phí nữa. Ngân sách cho việc thuê tư vấn thực hiện giải pháp tại giai đoạn này là 20 triệu đồng.

+ Lợi ích của giải pháp: nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại Liên đồn,

thơng qua việc gia tăng lợi ích và tiết kiệm chi phí đào tạo.

+ Giám sát thực hiện giải pháp: cán bộ bộ phận nhân sự sẽ thực hiện giai

đoạn 1 và giám sát, đánh giá, tiếp nhận chuyển giao quy trình đánh giá sau đào tạo sau khi tư vấn xây dựng và triển khai thành công với chương trình mẫu.

+ Tính khả thi của giải pháp: giải pháp được Ban lãnh đạo Liên đoàn đánh

giá là có tính khả thi cao. Kết quả thực hiện giải pháp sẽ mang lại sự thay đổi toàn diện trong cách thức đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo tại Liên đồn.

Vạch rõ cơ hội thăng tiến cho nhân viên bằng việc xây dựng và công bố các tiêu chuẩn bổ nhiệm. Chú trọng công tác phát triển nhân viên.

+ Nội dung giải pháp

Đào tạo và phát triển được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, các giải pháp về đào tạo được trình bày như trên định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Các giải pháp về phát triển nhân viên sau đây nhằm chú trọng vào các cơng việc tương lai của Liên đồn. Khi một người được thăng tiến lên những chức vụ mới, họ cần có những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của công việc. Công tác phát triển nhân viên sẽ giúp cho các cá nhân chuẩn bị sẵn các kiến thức, kỹ năng cần thiết đó (Trần Kim Dung, 2015). Do đó, bên cạnh việc vạch rõ cơ hội thăng tiến cho nhân viên, thì cần thực hiện song song với công tác phát triển nhân viên để định hướng và hỗ trợ nhân viên có những nền tảng cần thiết cho việc đảm nhiệm các chức vụ quản lý cao hơn. Qua đó, nhân viên sẽ cải thiện cảm nhận của nhân viên về sự cơng khai, minh bạch trong quy trình thăng tiến tại Liên đồn.

Bước 1: Vạch rõ cơ hội thăng tiến cho nhân viên bằng việc xây dựng và công bố các tiêu chuẩn bổ nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng. Việc xây dựng và công bố các tiêu chuẩn bổ nhiệm được tác giả đề xuất như sau:

Do đặc trưng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường, nên cán bộ quản lý

được bổ nhiệm tại Liên đoàn phải đáp ứng được hai bộ tiêu chuẩn: một là các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn khung theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hai là các tiêu chuẩn cụ thể do người đứng đầu đơn vị là Liên đoàn trưởng quy định.

Các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn khung theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường được ban hành tại Quyết định số 3507/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 (thay thế quyết định số 550/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 4 năm 2013) của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiêu chuẩn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, tại thời điểm tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ, chỉ có 13% nhân viên được hỏi biết về Quyết định công bố tiêu chuẩn bổ nhiệm này. Do đó, bộ phận nhân sự của Liên đoàn cần tổ chức phổ biến Quyết định số 3507/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 đến toàn thể viên chức và người lao động tại Liên đoàn biết để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và tự đào đạo, bồi dưỡng, hoàn thiện bản thân theo tiêu chuẩn chức danh.

Hiện nay, các tiêu chuẩn cụ thể do người đứng đầu đơn vị là Liên đoàn trưởng quy định đối với các chức danh bổ nhiệm chưa được xây dựng cụ thể và công bố bằng văn bản tại đơn vị. Do đó, bộ phận nhân sự của Liên đoàn cần tổ chức xin chủ trương của Ban lãnh đạo Liên đồn để tiến hành xây dựng và cơng bố bộ tiêu chuẩn này, làm cơ sở cho cán bộ viên chức và người lao động tại Liên đồn có cơ sở phấn đấu, rèn luyện. Để có tính pháp lý cao, bộ tiêu chuẩn bổ nhiệm phải được Ban lãnh đạo Liên đồn thơng qua, có chữ ký và con dấu của Liên đoàn trưởng.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được quy

hoạch định kỳ hằng năm, để đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh quy định tại Quyết định số 3507/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 và tiêu chuẩn quy định của Liên đoàn, trước khi thực hiện trình tự bổ nhiệm. Bộ phận nhân sự sẽ liên hệ đơn vị đào tạo, tổng hợp nhu cầu đào tạo của cán bộ viên chức tại các đơn vị trực thuộc và ra quyết định cử đi đào tạo.

Ngoài ra, bộ phận nhân sự của Liên đoàn cần lập ra hệ thống quản lý nhân viên, gồm các Bảng lý lịch nhân viên được thống kê chi tiết về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thâm niên cơng tác, các thành tích về chun mơn và hoạt động Đảng, đoàn thể. Các Bảng lý lịch này phải được cập nhật thường xuyên để làm cơ sở cho công tác quy hoạch cán bộ, xét bổ nhiệm.

Bước 3: Thông qua Hội nghị tổng kết cuối năm, Đại hội cán bộ viên chức

hằng năm, các cuộc họp Chi bộ, họp Đoàn thanh niên, họp Cơng đồn, cơng khai thông tin về các cơ hội được thăng tiến và các tiêu chuẩn bổ nhiệm để nhân viên phấn đấu.

+ Nguồn lực để triển khai giải pháp

Nhân sự: Cán bộ bộ phận nhân sự và có sự tham gia Ban lãnh đạo Liên đoàn để xây dựng bộ các tiêu chuẩn cụ thể bổ nhiệm các chức danh tại Liên đoàn.

Ngân sách thực hiện xây dựng và công bố các tiêu chuẩn bổ nhiệm: không đáng kể do được thực hiện bởi nguồn nhân sự nội bộ.

Ngân sách thực hiện công tác phát triển nhân viên: gồm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được quy hoạch và chi phí cho các khóa học của cán bộ viên chức để đáp ứng các tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền nam đến năm 2020 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)