Về đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:

2.2.4. Về đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ:

Trong giai đoạn 2005 – 2010, Vietnam Airlines đã bước đầu thực hiện thành cơng chương trình đầu tư đổi mới công nghệ khai thác bảo dưỡng máy bay. Bên cạnh đó, đã được

bồi dưỡng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ trưởng thành đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn phát triển. Với mục tiêu đẩy mạnh hiện đại hố cơng nghệ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam kỹ thuật, trọng tâm là hiện đại hoá máy bay, Vietnam Airlines đã triển khai xây dựng và đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển đội máy bay giai đoạn 2001 – 2005 và đến 2010. Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 và chiến tranh Afganistan, giá thuê và mua máy bay trên thị trường thế giới giảm mạnh, có lợi cho bên thuê và bên mua. Vietnam Airlines đã chủ trương tích cực thực hiện kế hoạch phát triển đội máy bay, kiên trì đầu tư chiến lược, tận dụng thời cơ chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đội máy bay của Vietnam Airlines đến thời điểm hiện nay có hơn 50 chiếc, trong đó có 18 chiếc là máy bay sở hữu (chiếm 27 %), với các loại máy bay tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới, cơ bản đảm bảo lực lượng khai thác và đang phát triển theo đúng hướng, đúng tiến độ.

Vietnam Airlines đã tập trung đầu tư đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ phi công, kỹ thuật viên; đào tạo nâng cấp và bổ sung cán bộ quản lý; đào tạo mới bổ sung tiếp viên. Đến nay, đã đảm nhiệm khai thác, bảo dưỡng được các loại máy bay ART- 72, Fokker- 70, và A320, cung ứng được 90% lái phụ và trên 80% lái chính cho các loại máy bay A320, A330, B777. Hàng trăm kỹ thuật viên máy bay đã được đào tạo chuyển loại, một số có chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế.

Công tác chuyển giao công nghệ bảo dưỡng máy bay đã đạt được một số kết quả quan trọng. Xí nghiệp máy bay A76 có khả năng quảm lý và bảo dưỡng máy bay A320/321, F70 tới 4C- check, thực hiện bảo duỡng ngoại trường cho ATR72, B767, B777; Xí nghiệp A75 quản lý và bảo dưỡng máy bay ATR72 tới 8C- check, B767, B777 các dạng A- check, ngồi ra cịn thực hiện bảo dưỡng ngoại trường cho A320/321, F70. Cả hai Xí nghiệp đã được cục Hàng Không dân dụng Việt Nam phê chuẩn VAR145.

Về khai thác máy bay, Tổng Công ty đã được nhà chức trách hàng không cấp chứng chỉ khai thác máy bay A320; từ tháng 10/2003 đã được cục hàng không dân dụng Việt Nam cấp chứng chỉ khai thác đối với máy bay Boeing777. Qua một thời gian tự khai thác, bảo dưỡng, xây dựng được hệ thống tài liệu, quy trình cho khai thác bay và bảo dưỡng kỹ thuật, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, nhân viên thực hiện quy chế, quy trình, cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn do nhà chức trách đề ra.

Để đảm bảo khai thác có hiệu quả đội máy bay và công nghệ mới, hệ thống trang thiết bị mặt đất của các đơn vị phục vụ kỹ thuật thương mại tại các sân bay và các cơ sở hạ tầng, đã được đầu tư một cách đồng bộ. Hệ thống công nghệ thông tin trực tiếp phục vụ quá trình kinh doanh và quản lý cũng được đầu tư trên cơ sở quy hoạch tổng thể về công nghệ thơng tin của Hãng.

Các đơn vị hoạch tốn độc lập cũng đã thực hiện chủ trương tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, một số đơn vị thực hiện có hiệu quả, tăng năng lực sản xuất và có khả năng cạnh tranh.

2.3 Phân tích cạnh tranh của VNA về dịch vụ đường bay quốc tế:

Khác nhiều so với thị trường nội địa, trên thị trường vận chuyển hàng không quốc tế nơi mà tham gia vào hoạt động khai thác thường gồm nhiều hãng hàng không quốc tế tầm cỡ. Việc cạnh tranh bằng giá cả là hình thức cạnh tranh đã lỗi thời, mặc dù khơng phải khơng cịn được áp dụng. Tất cả các hãng tham gia đều cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu tập quán của thị trường, từ những sản phẩm lịch bay thuận tiện, các hạng ghế phục vụ đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng hành khách, máy bay hiện đại với độ tuổi trung bình thấp nhất, đến các dịch vụ mặt đất như bán vé, làm thủ tục, hay dịch vụ trên không cũng không ngừng được cải tiến. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến mại ngày càng trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn. Các câu lạc bộ khách hàng, các chương trình khách hàng thường xuyên ra đời càng củng cố thêm về địa vị, uy tín của hãng, duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình, đồng thời là một trong các yếu tố làm khác biệt hoá sản phẩm của hãng hàng không này với hãng hàng không khác. Các kênh phân phối sản phẩm đến tay khách hàng cũng ngày càng được phát triển theo chiều hướng phổ cập, thuận tiện nhất đối với các loại đối tượng khách, từ các hệ CRS (Computer Reservations Systems) đến hệ thống phân phối toàn cầu GDS (Global Distribution System) và ngày nay đa số các hãng hàng không lớn đều sử dụng Internet như một công cụ phân phối hiệu quả, vừa rất phổ thơng, vừa tiết kiệm được chi phí trong hoạt động bán. Việc cạnh tranh giữa các hãng hàng khơng cịn thể hiện thơng qua các hình thức, phương tiện quảng cáo. Đây là một trong những biện pháp tiếp thị nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng, chi phí quảng cáo ln chiếm một phần khơng nhỏ trong chi phí kinh doanh của một hãng hàng không. Việc kinh doanh đơn phương trong các giai đoạn

trước đây bây giờ cũng được toàn cầu hoá dưới các dạng hợp tác song phương, đa phương, dưới các dạng hợp tác liên doanh, liên danh và cao hơn nữa đó là sự ra đời của những liên minh chiến lược toàn cầu.

Bảng: 2.1 So sánh một số dịch vụ của VNA so với một số hãng hàng không nước ngồi (chỉ so sánh với các hãng hàng khơng truyền thống vì các hãng giá rẻ hầu như khơng cung cấp các loại dịch vụ này)

Loại máy bay Ăn uống Giải trí Loại ghế phục vụ Vietnam Airlines 70 chiếc gồm AT72, A320,321, A330, B777 Suất ăn nóng tùy theo đường bay và loại máy bay Chưa có chương trình và hệ thống giải trí riêng Hạng Thương gia, phổ thơng Singapore Airlines 100 chiếc gồm B777, B747

Suất ăn nóng Kris World Hạng Cao cấp, Hạng nhất, thương gia, phổ thông Cathay Pacific 100 chiếc gồm

B777, A330, A340

Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng

Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông

Thai Airways 80 chiếc A330 Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng

Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thơng

Korean Air A330, B777 Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng

Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông

Aisiana Airlines

63 máy bay Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng

Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông

Japan Airlines A340 Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông All Nippon Airways

B777 Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng

Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông

Air France 237 máy bay Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông Luthasan Airways

B777 Suất ăn nóng Có kênh gải trí riêng

Hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thơng

Theo bảng trên thì có thấy tổng qt là VN có số lượng máy bay cịn hạn chế, chủng loại máy bay bao gồm cả những loại thân hẹp nên dẫn đến hệ quả là hệ thống giải trí sẽ khơng phong phú và đặc biệt là VN chưa có kênh giải trí riêng, hiện nay vẫn chủ yếu là mua nên sẽ phụ thuộc vào nhà cung ứng. Hơn nữa, loại ghế phục vụ sẽ không thoải mái về độ rộng cũng như tiên nghi phục vụ cho hành khách.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của VNA trên đường bay quốc tế:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)