Chủ đề: Ngôi nhà mơ ước

Một phần của tài liệu Tập huấn kỹ năng sống cho trẻ 3-16 tuổi (Trang 84 - 88)

- Hãy nêu một tình huống khó mà bạn cần sự chia sẻ, giúp

Chủ đề: Ngôi nhà mơ ước

 Buổi 1: Những điều mới mẻ - Làm quen

• Kể về tuổi thơ của mình (hồi bé tý hoặc mẫu giáo)… hồi đó thích hay không thích…đặt câu hỏi về tuổi thơ của nhau…Tìm ra người có chung đặc điểm để tạo nhóm. Mục đích: Làm quen, thân thiện, cởi mở, nhớ tên và đặc điểm của mỗi người.

• Kỹ năng: Chia sẻ, giao tiếp, lắng nghe, chấp nhận thành viên mới

• Giao nhiệm vụ cho cả khóa: Thiết kế một ngôi nhà chung cho nhóm • Trò chơi: Cùng nhau xây ngôi nhà chung của nhóm (Trên giấy A1)

Nội dung bài luôn xoay quanh vấn đề “Ngày xưa qua rồi, có nhớ thì cũng không bằng hôm nay, các bạn mới, niềm vui mới, ngôi nhà mới, cùng nhau bổ sung cho nhau để có những năm tháng mới vui, thành công.

 Buổi 2: Những thử thách mới

• Cùng kể những vấn đề hồi còn bé chưa có...kể càng nhiều càng tốt…có thể kẻ bàng: Những vấn đề nảy sinh, ai gây ra, nạn nhân, cách giải quyết… Khó khăn nhất của từng cá nhân trong hiện tại, khó khăn chung (HIV)

• Kỹ năng: Chia sẻ, phân tích, lựa chọn, đánh giá, biện luận

• Bắt tay làm nhiệm vụ: Những thứ cần có cho ngôi nhà

• Trò chơi: Qua sông bằng ba tờ giấy (vượt qua những nếp nghĩ cũ)

Nội dung bài luôn nhấn vào việc lạc quan đón nhận sự thay đổi, bình tĩnh trước thay đổi khó khăn, thử trí thông minh khi gặp khó khăn …”Có quá nhiều thay đổi, có quá nhiều khó khăn nhưng mình không nản, mình chinh phục được những khó khăn để đạt được ước mơ”

 Buổi 3: Những quan hệ mới

• Liệt kê những người bạn đã gặp trong ngày từ khi ra đường, tên, đặc điểm của họ , mối quan hệ, đánh số mức quan trọng, điều gì không hài lòng, thảo luận về những xích mích xảy ra, những người không muốn mà vẫn phải gặp, cách xử sự thường là làm gì?

• Kỹ năng: Mô tả, lựa chọn, đánh giá

• Tiếp tục nhiệm vụ của nhóm: Mô tả hàng xóm, những người sống cạnh ngôi

nhà

• Trò chơi: Món quà – Đoán xem ai thích quà gì, đặt các câu hỏi về thứ mình

thích, trả lời có/không. Trò chơi: Kẻ quấy rối là quả trứng thối. Xem phản ứng ai là người dám cầm quả trứng vứt đi, ai là người phát hiện ra nó không phải là quả trứng thối, có một người là xuất hiện và bạn nhớ gì về họ…

Nội dung bài muốn nhấn vào sự tự tin, tự trọng bản thân “Khi ta tự tin, tự trọng bản thân, ta cởi mở, thân thiện và tôn trọng, tìm ra được điểm tốt của mọi người. Trước những kẻ xấu, cách xử lý, tự vệ. Mỗi ngày mới là một món quà mà bất cứ ai cũng có thể mang đến cho mình.”

 Buổi 4: Vượt qua sự sợ hãi

• Nói ra những gì làm bạn sợ hãi. Nhận dạng “sợ hãi” nó như thế nào? Sợ hãi những cái mình đã biết và cả những thứ mình chưa bao giờ biết. Sợ hãi đa phần là do mình thiếu tự tin: sợ bạn cười, sợ sang đường, sợ mình

xấu…không ai hoàn hảo cả…ta có nên sợ hãi? Khắc phục sợ hãi bằng hiểu biết để xử lý thông minh, sợ hãi sẽ biến mất (Nói về căn bệnh HIV, cách phòng tránh, sống chung một cách thông minh)

• Kỹ năng: Nhận biết vấn đề, phân tích nó và tìm giải pháp.

• Tiếp tục làm nhiệm vụ: Các căn phòng của ngôi nhà sẽ có mấy chìa khóa,

tìm chìa khóa cho ngôi nhà.

• Trò chơi: Tôi không sợ. Chẳng có gì phải sợ.

Nội dung bài nhấn mạnh việc “để vượt qua dự sợ hãi, ta phải yêu thương chính bản thân ta. Bản thân ta trân trọng những gì đang có để vượt qua chính mình. Khi tự tin vào bản thân, ta không còn sợ hãi, ta đã tìm ra chìa khóa để vượt qua”

Một phần của tài liệu Tập huấn kỹ năng sống cho trẻ 3-16 tuổi (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(90 trang)