Xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa quốc tế và hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 45)

3.7. Xử lý và phân tích dữ liệu

3.7.1. Xử lý dữ liệu

(1) Làm sạch số liệu

Trước khi xử lý và phân tích dữ liệu bảng hỏi cần được kiểm tra để loại bỏ những phiếu không thỏa phạm vi nghiên cứu của đề tài, những phiếu trả lời không đạt do người được khảo sát trả lời thiếu hoặc mỗi quan sát có từ 2 ý trả lời trở lên. Sau khi nhập dữ liệu vào máy tiến hành kiểm tra lỗi như sai, sót hay thừa dữ liệu; loại bỏ những quan sát có điểm số bất thường bằng các thống kê mô tả như bảng tần số. Tác giả khảo sát được 330 bảng câu hỏi nhưng sau quá trình làm sạch dữ liệu bảng hỏi còn lại 316 phiếu.

(2) Mã hóa bảng hỏi

Các dữ liệu định tính khơng phải dạng số thì được mã hóa thành các con số như phần III của bảng hỏi

Các dữ liệu định lượng sẽ được mã hóa như mục 3.2.2. thang đo chính thức

3.7.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu (1) Thống kê mơ tả mẫu điều tra

Các thống kê mô tả (bảng tần số) sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mơ tả dữ liệu về đối tượng tham gia điều tra, cụ thể là về giới tính, độ tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, chi tiêu hàng tháng, số người sinh sống của hộ cũng như khu vực sinh sống.

(2) Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính tốn phương sai của từng biến quan sát và tính tương quan điểm của từng biến quan sát với điểm của tổng các biến quan sát còn lại của phép đo.

Nhiều nhà nghiên cứu chẳng hạn như theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đồng ý rằng “hệ số Alpha của từng thang đo từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0,6 trở lên thì có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng biến quan sát, những biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0,3 được coi là những biến quan sát có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA

Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. “Đây là phương pháp được sử dụng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu”.

Trong phân tích nhân tố khám phá nếu thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn là:

Kiểm định Bartlett: Bartlett là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phép thử Bartlett phải có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (Hair và cộng sự, 2006)

Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số này phải có giá trị tối thiểu là 0,3; lớn hơn 0,4 được xem là quan

trọng và lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu cỡ mẫu trên 300 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu khoảng từ 100 đến dưới 300 thì nên thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,50; nếu cỡ mẫu khoảng dưới 100 thì hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,70. Với các biến khơng đạt tiêu chí thì bị loại vì khơng phải là biến quan trọng trong mơ hình.

Kaiser Meyer Olkin (KMO): là chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1,0 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue >= 1,0.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

(4) Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định là một trong các kỹ thuật thống kê. CFA cho chúng ta kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố hay còn gọi là biến tiềm ẩn tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu tiến hành kiểm định thống kê.

Theo Nguyễn Khánh Duy (2009) thì “trong CFA cần chú ý đến Chi- quare (CMIN); Chi-quare điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI); Chỉ số Tucker và Lewis (TLI); chỉ số RMSEA. Mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-quare có P- value > 0,05. Tuy nhiên, Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu”. Khi kích thước mẫu càng lớn thì Chi-quare càng lớn, điều đó sẽ làm giảm mức độ phù hợp của mơ hình, do đó nên dùng CMIN/df

(5) Kiểm định mơ hình

Để kiểm tra các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích hồi quy đa biến. Ở đây tác giả không sử dụng hồi quy tuyến tính mà tác giả sử dụng mơ hình SEM để kiểm định giả thuyết - một kỹ thuật rất có ưu thế.

“Trong kiểm định giả thiết và mơ hình nghiên cứu thì mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp phân tích đa biến truyền thống như hồi quy bội, hồi quy đa biến vì nó có thể tính được sai số đo lường”.

Tóm tắt chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, cách thức xây dựng các thang đo, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát, thiết kế bảng hỏi, các bước điều tra và phương pháp phân tích dữ liệu.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu thu thập được. Trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua việc phân tích và kiểm tra mơ hình nghiên cứu như: các nội dung về thông tin mẫu, kết quả kiểm định thang đo qua hai phép phân tích là đo lường độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, kết quả phân tích nhân tố khẳng định và cuối cùng là kết quả mơ hình cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Trong tổng số 316 phiếu trả lời thì có:

(1) Đối với giới tính: có 127 nam (chiếm 40,2%) và nữ có 189 người (chiếm 59,8%), sở dĩ nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam là vì nữ thường xuyên chi tiêu cũng như mua sữa tươi hộp giấy cho bản thân cũng như gia đình sử dụng là chính.

(2) Đối với độ tuổi: đa phần từ 25 đến dưới 40 tuổi (chiếm 50,9%) và kế tiếp là từ 40 đến dưới 55 tuổi (chiếm 24,1%) đây cũng chính là phần lớn quyết tự chi tiêu trong gia đình.

(3) Đối với nghề nghiệp: Trong bảng kết quả, ta thấy đối với nghề nghiệp là khác thì chiếm tỷ trọng cao nhất 24,4% nhưng ở đây nghề nghiệp này là bao gồm tất các nghề ngoài những mục kể trên nên nhân viên văn phòng là người sử dụng sữa tươi hộp giấy nhiều nhất chiếm 20,6%, tiếp theo là kinh doanh hoặc buôn bán chiếm 17,7%; kế tiếp là Cán bộ, công viên chức

16,1%; sau đó là học sinh, sinh viên 13,6%; cuối cùng nội trợ chiếm tỷ trọng ít nhất 7,6%

Bảng 4.1. Thống kê các đối tƣợng khảo sát

Mẫu N = 316

Đặc điểm nhân khẩu học Tần số Tỷ trọng (%)

Giới tính Nam 127 40,2

Nữ 189 59,8

Độ tuổi Dưới 25 tuổi 61 19,3

Từ 25 đến dưới 40 tuổi 161 50,9 Từ 40 đến dưới 55 tuổi 76 24,1 Từ 55 tuổi trở lên 18 5,7

Nghề nghiệp Học sinh/ Sinh viên 43 13,6

Cán bộ, công viên chức 51 16,1 Kinh doanh/ buôn bán 56 17,7 Nhân viên văn phòng 65 20,6

Nội trợ 24 7,6

Khác 77 24,4

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS)

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.1. Kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo là điều cần thiết trong việc phân tích, và để đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến trong mơ hình nghiên

cứu, tác giả tiến hành tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha và xem xét các hệ số tương quan biến tổng.

Theo cơ sở lý thuyết ở chương 3, thì nghiên cứu này của tác giả sẽ thực hiện đánh giá thang đo dựa theo các tiêu chí sau:

(1) Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (đây là những biến khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này)

(2) Chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (lý do chọn là do các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời)

Ngoài ra, nếu có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nhưng cột “CronBach’s Alpha nếu loại biến” lớn hơn độ tin cậy Cronbach’s Alpha thì biến quan sát đó cũng sẽ bị loại.

Kết quả của kiểm định thang đo được tác giả trình bày chi tiết ở bảng 4.2. Đối với tất cả các thang đo: “Chính phủ Việt Nam”; “Doanh nghiệp Việt Nam”; “Người dân Việt Nam”; “Chủ nghĩa Quốc tế”; “Hành vi tiêu dùng” thì ngay lần đầu chạy thì hệ số Cronbach’s Alpha nhận được đều nhận được giá trị lớn hơn 0,6 và khơng có biến nào có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 cho nên ta thấy rằng các mục hỏi trong thang đo đều được giữ lại.

Như vậy, tác giả thu được kết quả hoàn chỉnh gồm 26 biến quan sát với 5 bộ thang đo. Khơng có trường hợp nào nếu loại biến đó đi sẽ làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha trong bộ thang đo đó, và đây cũng là cơ sở cho bước tiếp theo là phân tích khám phá EFA.

Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo với Cronbach’s Alpha

Biến Trung bình Phƣơng sai Tƣơng quan Cronbach’s

Quan sát thang đo thang đo biến - tổng Alpha

nếu loại biến nếu loại biến nếu loại biến

Chính phủ Việt Nam Cronbach’s Alpha = 0,839 N = 6

CP1 18,07 12,855 0,659 0,804 CP2 18,00 12,784 0,611 0.813 CP3 17,67 13,042 0,619 0,811 CP4 17,94 13,228 0,542 0,827 CP5 18,07 12,684 0,689 0,798 CP6 18,11 13,146 0,575 0,820

Doanh nghiệp Việt Nam Cronbach’s Alpha = 0,760 N = 5

DN1 13,99 8,955 0,455 0,741

DN2 14,15 8,218 0,547 0,710

DN3 14,47 7,913 0,577 0,699 DN4 14,56 7,802 0,562 0,705 DN5 14,27 8,242 0,501 0,727

Ngƣời dân Việt Nam Cronbach’s Alpha = 0,793 N = 5

CC1 13,76 9,263 0,441 0,793 CC2 13,98 8,596 0,546 0,762 CC3 14,16 7,901 0,659 0,725 CC4 14,30 7,975 0,645 0,730

CC5 14,18 8,148 0,575 0,754

Chủ nghĩa Quốc tế Cronbach’s Alpha = 0,703 N = 6

QT1 17,28 7,714 0,485 0,648 QT2 16,70 8,394 0,343 0,689 QT3 17,18 7,742 0,404 0,673 QT4 17,59 7,252 0,532 0,631 QT5 18,13 7,658 0,418 0,669 QT6 18,15 7,541 0,426 0,666

Hành vi tiêu dùng Cronbach’s Alpha = 0,724 N = 4

HV1 10,23 4,428 0,451 0,698 HV2 10,40 4,126 0,487 0,680 HV3 10,77 4,292 0,557 0,639 HV4 10,83 4,176 0,563 0,633

Bảng 4.3. Tổng hợp các nhân tố sau khi hồn thành phân tích Cronbach’s Alpha Nhân tố Trƣớc phân tích Cronbach’s Alpha

Sau phân tích Cronbach’s Alpha Số biến Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến đạt yêu cầu Chính phủ Việt Nam 6 0,839 6

Doanh nghiệp Việt Nam 5 0,760 5

Ngƣời dân Việt Nam 5 0,793 5

Chủ nghĩa Quốc tế 6 0,758 6

Hành vi tiêu dùng 4 0,724 4

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS)

4.2.2. Đánh giá thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Cũng từ cơ sở lý thuyết ở chương 3, tác giả thấy rằng việc sử dụng kết quả của EFA trong nghiên cứu chính là nền tảng cho bước tiếp theo của nghiên cứu phân tích nhân tố khẳng định CFA và mơ hình cấu trúc SEM. Chính vì vậy, tác giả dựa vào tiêu chuẩn sau (Nguyễn Khánh Duy, 2009):

(1) “Sử dụng phương pháp rút trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax: sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax” (Gerbing và Anderson, 1988)

(2) Quan tâm tiêu chuẩn: Factor Loading lớn nhất của mỗi Item >= 0,5 (3) Quan tâm đến tiêu chuẩn “giá trị phân biệt”: tại mỗi Item, chênh lệch Factor Loading là lớn nhất và Factor Loading bất kỳ phải >= 0,3 (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003)

(4) Tổng phương sai trích >= 0,5 (Gerbing và Anderson, 1988)

(5) Hệ số KMO >= 0,5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig =< 0,05) – (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Như vậy, khi chạy phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả đã lựa chọn khai báo điều kiện giữ lại các biến có hệ số tải nhân từ 0,5 trở lên để có thêm cơ sở loại biến trong các phân tích của tác giả.

4.2.2.1. Đánh giá thang đo “Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế”

Việc đánh giá thang đo “Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế” gồm nhân tố thành phần “Chính phủ”; “Doanh nghiệp” và “Cơng chúng” thơng qua việc phân tích nhân tố khám phá EFA cụ thể như sau

Ở tất cả các lần chạy EFA kết quả đều có KMO > 0,5 và Sig. < 0,05 nên ở phần trình bày chi tiết về phân tích nhân tố EFA thì tác giả khơng đề cập đến.

(1) Lần chạy EFA đầu tiên, tác giả thấy có 5 nhân tố được rút trích tại giá trị Eigenvalues là 1,007 > 1 và tổng phương sai trích là 57,786% > 50%. Khi đó, ta có thể nói rằng, các phương sai trích giải thích được 57,786% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, có một số biến bị loại (khơng tải lên nhân tố nào) vì có hệ số tải nhân nhỏ hơn 0,5 cụ thể là các biến: biến “CC1 – Người dân VN nên kêu gọi người khác khơng mua hàng hóa nước ngồi khi hàng hóa đó VN có thể sản xuất”; biến “DN2 – Công ty VN nên không mua các NVL từ các cơng ty nước ngồi khi cơng ty VN có thể sản xuất”; biến “DN5 – Cơng ty VN nên quan tâm hơn về chất lượng và mẫu mã cho sản phẩm của mình”; biến “CP6 – Chính phủ VN nên ấn định thị phần tối đa mà các cơng ty

nước ngồi có thể giành ở VN”; và biến “CP3 – Chính phủ VN nên hạn chế các cơng ty nước ngồi chuyển lợi nhuận về nước họ”. Tất cả những biến đó tác giả loại bỏ ra khỏi tập biến và tiến hành phân tích nhân tố lần 2.

(2) Lần chạy EFA lần 2, chỉ có 4 nhân tố được rút trích và giá trị Eigenvalues là 1,015 > 1, với tổng phương sai trích là 60,866 > 0,5 nhưng có 1 biến bị loại (khơng tải lên nhân tố nào) vì hệ số tải nhân nhỏ hơn 0,5 là biến “DN1 – Công ty VN nên không bán công ty VN cho các cơng ty nước ngồi”. Do đó, tác giả tiếp tục loại bỏ biến đó ra khỏi tập biến, và tiến hành phân tích nhân tố lần 3.

(3) Lần chạy EFA lần 3, chỉ có 3 nhân tố biến xuất hiện với giá trị Eigenvalues là 1,202 > 1 và tổng phương sai trích là 56,112 > 0,5 và các hệ số nhân tố đều lớn hơn 0,5. Qua đó, cho thấy rằng các biến đóng góp vào các nhân tố đều có ý nghĩa thực tiễn.

Qua lần chạy cuối cùng này, tác giả đã nhận được 1 tập hợp (thang đo “Chủ nghĩa dân tộc Kinh tế”) gồm 10 biến được chia thành 3 nhân tố và kết quả như sau:

Bảng 4.4. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa quốc tế và hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 45)