Trọng số đã chuẩn hóa sau khi thực hiện Bootstrap

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa quốc tế và hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 74 - 136)

Parameter Estimate SE SE-

SE Mean Bias SE- Bias CR HV.TIEUDUNG <--- CNDTKT 0,286 0,105 0,011 0,267 -0,019 0,015 -1,260 HV.TIEUDUNG <--- CN.QUOCTE -0,092 0,038 0,004 -0,114 -0,022 0,015 -1,460 C.CHUNG <--- CNDTKT 0,194 0,110 0,011 0,213 0,019 0,016 1,188 C.PHU <--- CNDTKT 0,598 0,184 0,018 0,648 0,049 0,026 1,885 D.NGHIEP <--- CNDTKT 0,738 0,182 0,018 0,694 -0,044 0,026 -1,692

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích AMOS)

Tóm tắt chƣơng 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định lượng và phân tích số liệu trên mẫu nghiên cứu là 316 phiếu khảo sát. Tác giả tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích tuyến tính bằng mơ hình cấu trúc SEM và cuối cùng tác giả kiểm định theo phương pháp lặp lại có thay thế bằng Bootstrap.

Kết quả nghiên cứu tuy có bị loại một số biến quan sát và mỗi thang đo chỉ còn lại 2 biến quan sát nhưng sau khi thực hiện các cuộc kiểm định kể cả kiểm định bằng Bootstrap thì cho thấy mơ hình nghiên cứu có thể đáng tin cậy.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày tóm tắt kết luận của nghiên cứu, một số gợi ý về chính sách. Chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (nếu có).

5.1. Kết luận

Nghiên cứu của tác giả dựa vào nghiên cứu trước diễn ra tại Nhật cộng thêm một số nghiên cứu khác như diễn ra tại Hàn Quốc, Đài Loan tác giả đã thêm biến để tạo ra mơ hình với giả thuyết của mình sao cho thích hợp với nền kinh tế Việt Nam như hành vi mua hàng của người dân chủ yếu dựa vào lịng u nước (Chính phủ, Doanh nghiệp và Công chúng) cũng như Chủ nghĩa Quốc tế. Qua đó tác giả đưa ra giả thuyết rằng Chủ nghĩa quốc tế sẽ có chiều tỷ lệ nghịch với hành vi mua hàng của người dân.

Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu thì tác giả có thay đổi đơi biến quan sát sao cho sự thích hợp của mơ hình. Từ đó tác giả dùng các phương pháp phân tích thống kê đa biến chính là mơ hình SEM để lập lại mơ hình cũng như kiểm định tính giả thuyết có phù hợp với lúc ban đầu tác giả đưa ra không?

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cũng như phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cùng với mơ hình SEM, nhất là việc kiểm định Bootstrap đã giúp cho tác giả có cái nhìn rõ nét hơn và có tính khoa học hơn

Đơi khi trong nghiên cứu có sự khác biệt đơi chút trong các kết quả phân tích và tác giả có sự thay đổi cũng như điều chỉnh thì đó cũng là kết quả tại thời điểm diễn ra nghiên cứu. Qua đây, tác giả khẳng định rằng kết quả có thể có sự khác biệt đối với từng quốc gia khác nhau, vì đó có thể là sự nhận

thức của người dân tại mỗi nước có điểm khơng tương đồng hoặc có nền văn hóa khác nhau giữa các quốc gia.

Đề cập đến làm thế nào thái độ và niềm tin về vấn đề liên quan đến một quốc gia có thể thay đổi khi sự kiện xảy ra, Amine và cộng sự (2005) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi lại các dấu ấn trong lịch sử khi sự am hiểu của người tiêu dùng được đo lường bởi ảnh hưởng tiềm tàng của các sự kiện xảy ra tại thời điểm đó.

Tương tự như nghiên cứu của Heslop và cộng sự (2009) trong tình trạng thù địch của người tiêu dùng cho rằng họ có thể tẩy chay những sản phẩm của nước ngoài chỉ khi những sự kiện nổ ra hay làm gia tăng sự rõ ràng của khuynh hướng thù địch, nhưng không phải trong suốt thời kỳ trương đối ổn định.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các nhân tố đều có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân theo chiều tỷ lệ thuận đối với “Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế” và chiều tỷ lệ nghịch với “Chủ nghĩa Quốc tế”. Điều này chứng tỏ trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam, với sự phát triển cùng với việc hòa nhập thế giới thì tuy người dân chỉ lựa chọn và sử dụng sản phẩm khi sản phẩm đó tốt hơn, nhưng vẫn cịn một phần có thiên về tính vị chủng.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước cũng như các Doanh nghiệp trong nước để góp phần thúc đẩy lịng yêu nước kinh tế trong mỗi người dân, cũng như hướng những người theo chủ nghĩa quốc tế đến với việc tiêu dùng sản phẩm trong nước hơn là hàng ngoại.

5.2.1. Đối với cơ quan nhà nước

Các cơ quan Nhà nước nên có các hành động cụ thể để làm tăng lượng cầu hàng tiêu dùng nội địa. Để kích cầu, việc cần làm chính là làm sao cho người tiêu dùng tin tưởng và tiêu dùng hàng Việt. Cụ thể, kiểm soát chất lượng và kiểm soát giá là những vấn đề rất quan trọng trong công tác bảo vệ

hàng nội, bởi vì chỉ cần hàng hóa kém chất lượng lan tràn trên thị trường thì sẽ làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

Nhà nước cần tạo điều kiện và có các cơ chế chính sách thơng thống để khuyến khích cũng như trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước, giúp nâng cao chất lượng của hàng nội. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về hàng Việt Nam chất lượng cao, người Việt dùng hàng Việt để các doanh nghiệp có thể đưa mặt hàng của mình đến tay người tiêu dùng chất lượng tốt nhất, nhằm xây dựng lòng tin đối với những người Việt không ưu chuộng hàng Việt.

Nhà nước cần đặt ra các vấn đề hàng đầu, cấp thiết nhất đó là giải quyết những bức xúc trong dư luận với những vấn đề về tham nhũng, tệ nạn xã hội, lạm dụng chức quyền,… để xây dựng lòng tin và lòng yêu nước của người tiêu dùng đối với đất nước, việc đó sẽ làm cho họ sẽ suy nghĩ tích cực hơn về hàng nội và sẽ dẫn tới hành động chọn mua hàng Việt vì sự phát triển đất nước của chính họ.

Việc quan trọng hơn và lâu dài là giáo dục để người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của lòng yêu nước thông qua hành vi tiêu dùng sản phẩm trong nước đối với những đối tượng còn trong giai đoạn mầm (học sinh cấp 1), hay giai đoạn cao hơn (học sinh cấp 2, cấp 3) vì tất cả là những người tiêu dùng trong tương lai. Ngoài ra, việc tuyên truyền các nội dung về lòng yêu nước ở các bậc cao đẳng, Đại học nhằm giúp cho sinh viên ý thức được việc cụ thể hóa hóa lịng u nước của mình vào vấn đề phát triển kinh tế của đất nước là như thế nào.

5.2.2. Đối với doanh nghiệp trong nước

Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp đa quốc gia đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, các doanh nghiệp trong nước khó tránh khỏi những vấn đề cạnh tranh chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại phải có chính sách cũng như sự khơn khéo trong tất cả các

chiến lược của mình nhưng phải hồn tồn trên quan điểm là cơng bằng và tất cả vì khách hàng thân thương, cụ thể:

Các doanh nghiệp nên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các hoạt động “Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao”, Người việt tiêu dùng hàng Việt”,.. nhằm cọ xát thị trường và tìm hiểu nhu cầu của thị trường hiện nay như thế nào, và điều đó cũng chính là doanh nghiệp đã đem tên tuổi, thương hiệu, sản phẩm của họ đến người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất.

Các doanh nghiệp tôn trọng đạo đứckinh doanh, cần sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng hàng Việt. Ngồi ra cũng cần có trách nhiệm xã hội như trích một phần lợi nhuận để thực hiện chính sách mang tính xã hội như ủng hộ đồng bằng lũ lụt, chuyến xe nghĩa tình,…

Doanh nghiệp trong nước nên có những bước chuyển biến mới trong cơng nghệ để có thể tăng chất lượng mà hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm.

Việc phân phối sản phẩm nên được nhân rộng khắp các tỉnh thành trên các chợ, các trung tâm, siêu thị và kể cả các cửa hàng nhỏ lẻ để người dân có thể tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng và cần có chính sách hỗ trợ giá cho những người tiêu dùng ở khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Ngày nay, mạng xã hội rất rộng và việc mua bán hàng online rất phổ biến, nên doanh nghiệp cần vận dụng công cụ này để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng nhưng cần chú trọng về sự bảo mật thông tin, cung cấp sản phẩm phải đúng với thông tin đã quảng bá.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Ngồi những đóng góp trên, đề tài nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:

(1) Mẫu nghiên cứu thu thập chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và khu vực chính là thành phố Biên Hịa nên khơng đại diện cho tỉnh và cả nước. Do đó, nếu có điều kiện trong tương lai có thể mở rộng nghiên cứu ra phạm vi toàn quốc.

(2) Đề tài chưa tìm hiểu tác động của yếu tố nhân khẩu học tác động đến lòng yêu nước kinh tế và chủ nghĩa quốc tế tới hành vi tiêu dùng. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả thì rất có thể nếu nghiên cứu sâu và rộng thì tùy theo vùng miền, giới tính, dân tộc sẽ có sự khác biệt với nhau.

(3) Do phương pháp chọn mẫu được tác giả thực hiện thuận tiện, và số lượng mẫu khơng đủ lớn và ít phân bố giữa các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội vì vậy kết quả chưa thể hiện tính đại diện cao, khơng khái qt được tồn bộ thị trường, do đó kết quả có thể chưa hồn tồn chính xác. Vì vậy nếu có điều kiện sẽ thu thập mẫu lớn hơn, đồng thời kết hợp với mẫu ngẫu nhiên theo xác suất mẫu thì tính chất đại diện sẽ cao hơn và kết quả phân tích sẽ có tính chính xác và thuyết phục hơn.

Tóm tắt chƣơng 5

Chương 5 tóm tắt kết quả nghiên cứu, từ đó trình bày một số đề xuất dựa trên kết quả của chương 4 nhằm nâng cao chất lượng trong việc lựa chọn và mua hàng nội. Đồng thời chương 5 cũng đưa ra một số hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

Cao Quốc Việt, 2015, “Bản sắc dân tộc, chủ nghĩa hướng ngoại, chủ nghĩa vị chủng và hành vi tiêu dùng hàng nội”. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 65-85 Chu Nguyễn Mộng Ngọc và cộng sự, 2017, “ảnh hưởng của lòng yêu nước và chủ nghĩa thế giới đến dự định mua hàng nội”. Tạp chí phát triển – hội nhập, số tháng 01-02/2017

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”. Nxb thống kê

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb Hồng Đức

Hồ Chí Minh, 1951. Báo cáo chính trị tại Đại hội địa biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng.

Nguyễn Khánh Duy, 2009. “Bài giảng thực hành mơ hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm Amos”. Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM.

Nguyễn Trọng Hồi (2001) “Mơ hình hóa và dự báo chuỗi thời gian trong kinh doanh & kinh tế”, NXB ĐHQG Tp.HCM

Nguyễn Đình Thọ, 2013, “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh”, Nxb Lao động xã hội.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Nxb Thống kê

Trang web http://www.brandsvietnam.com/4594-Thi-truong-sua-nuoc-Cuoc-chien-thi- phan-ngay-cang-nong http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNa m/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10052988 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7 http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=248797 https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_d%C3%A2n http://cafef.vn/trien-vong-tuoi-sang-cua-thi-truong-sua-viet-nam- 20170906085205262.chn http://cafebiz.vn/thi-truong-sua.html http://vibiz.vn/tin-tuc/-vibiz-report-thuong-hieu-uy-tin-tren-thi-truong-sua- viet-nam.html

Tài liệu tiếng Anh

Ajzen, I., (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211.

Arch G Woodside (2008), Advances in culture, tourism, and hospitality research

Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). “Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended two-Step Approach. Psychological Bulletin”, 103(3), 411-423

Auruskeviciene, V., Vianelli, D., & Reardon, J. (2012). “Comparison of consumer ethnocentrism behavioural patterns in transitional economies. Transformations in Business & Economics”, 11(2(26)), 20-35

Baughn, C.C and Yaprak, A. (1996). “Economic nationalism: conceptual and empirical development. Political Psychology”, Vol. 17 No.4.

Bentle, P.M. & Bonett, D.G. (1980). Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures. Psychological Bulletin, 88, 588-606 Cannon, H.M. and Yaprak, A. (2002). “Will the real-world citizen please stand up! The many faces of cosmopolitan consumer behavior. Journal of International Marketing”, Vol. 10 No. 4, pp. 30-52.

Cannon, H.M., Yoon, S.J., McGowan, L. and Yaprak, A. (1994). “In search of the global consumer. Proceedings for the 1994 Annual Meeting of the Academy of International Business, Boston, MA”.

Dmitrovic, T., Vida, I., & Reardon, J. (20009). “Purchase behavior in favor of domestic products in the West Balkans. International Business Review”, 18(5), 523-535

Druckman, D. (1994). “Nationalism, patriotism, and group loyalty: a social psychological perspective. Mershon International Studies Review”, Vol. 38 No. 1, pp. 43-68.

Gomberg, P. (1994). Universalism and optimism. Ethics, Vol. 104, April, pp. 536-57. Hair J.F., Anderson R.E., Tatham R.L. and Black W.C., 1992. Multivariate Data Analysis with Readings, 3rd edition. Macmillan, New York.

Mamdouh T. AL Ziadat (2014), Applications of Planned Behavior Theory (TPB) in Jordanian Tourism

Philip Kotler(2000), Quản trị Marketing, NXB Thống kê.

Parts, O., & Vida, I. (2011). “The effects of consumer cosmopolitanism on purchase behavior of foreign vs. domestic products. Managing Global Transitions”, 9(4), 355-370.

Riefler, P. and Diamantopoulos, A. (2009), “Consumer cosmopolitanism: review and replication of the CYCMY Scale. Journal of Business Research”, Vol. 62 No. 4,pp. 407-419.

Tae Lee, K., và cộng sự (2014) trích từ Hannerz, 1990; Roudometof, 2005; Thompson và Tambyah, 1999

Vida, I., & Reardon, J. (2008). Domestic consumption: Rational, affective or normative choice? Journal of Consumer Marketing, 25(1), 34-4.

Yoon, S.J., Cannon, H.M and Yaprak, A. (1996). “Evaluating the CYMYC cosmopolitanism scale on korean consumer. Advances in International Marketing”, Vol. 7, pp. 211-232

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản và các mơ hình nghiên cứu nước ngồi (ở Việt Nam chưa có) tác giả đã vận dụng các phương pháp thống kê đa biến mà ở đây là mơ hình SEM đề kiểm tra mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Dân tộc kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế và Hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tác giả tiến hành thực hiện khảo sát lấy ý kiến sơ bộ với 30 đối tượng nhằm hoàn thiện cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp để hình thành nên bảng khảo sát chính thức trước khi tiến hành cơng việc thu thập dữ liệu.

Lựa chọn chuyên gia khảo sát thử cụ thể như sau: Chuyên gia phải là người am hiểu về lĩnh vực mà tác giả đang nghiên cứu, cụ thể hơn tác giả có Bảng kết quả ý kiến từ chuyên gia là những giảng viên khoa Toán - Thống kê trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

STT Chuyên gia Nội dung góp ý

01 TS. Hà Văn Sơn bổ sung thêm biến

“Công ty Việt Nam nên

quan tâm hơn về chất lượng và mẫu mã cho sản phẩm của mình”.

Ngồi ra các thang đo khác thì khơng có gì

thay đổi.

02 Ths. Hoàng Trọng

03 Ths. Chu Nguyễn Mộng Ngọc

Như vậy, căn cứ vào kết quả điều tra thử, cùng với sự góp ý của các chun gia thì tác giả tiến hành hồn chỉnh và khắc phục điểm này của bảng khảo sát trước khi điều tra.

PHỤ LỤC 2. BẢNG KHẢO SÁT

BẢNG KHẢO SÁT VỀ VIỆC MUA SỮA TƢƠI HỘP GIẤY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Giới thiệu

Chào anh/ chị,

Tôi là học viên của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tôi đang thực hiện một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa quốc tế và hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 74 - 136)