Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Bố trí thí nghiệm xác định phương pháp xử lý cơ học
Việc xử lý cơ học đối với phế liệu đầu tôm cũng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi kết tủa protein và astaxanthin sau này.
Phương pháp xử lý cơ học được thực hiện như sau: Chia phế liệu đầu tôm thành hai mẫu. Mẫu thứ nhất được xay bằng máy xay sinh tố (nhưng không xay quá nhuyễn), mẫu thứ hai không xay. Cả hai mẫu đều được bổ sung EDTA 0,5% để chống oxy hóa, và Natri Benzoat (C6H5COONa) 1%. Sau đó bổ sung dịch vi khuẩn vào để so sánh hiệu quả lên men. Các thông số cố định như sau:
Tỉ lệ nước/ phế liệu (v/w) = 1/1.
Tỉ lệ vi sinh vật/ phế liệu: 5% theo khối lượng phế liệu.
Thời gian lên men: 3 ngày
Nhiệt độ phòng.
Sau thời gian thủy phân, tiến hành lọc bỏ bã, thu dịch lọc. Đem kết tủa dịch lọc bằng cách đưa pH về giá trị 4.5, rồi nâng nhiệt cho hỗn hợp đến 850Cvà giữ trong 5 phút. Bước tiếp theo là để nguội rồi bổ sung 100 ppm chitosan 1% để trợ
lắng. Cuối cùng ly tâm với tốc độ 3500 vòng/ phút trong 30 phút thu kết tủa và đánh giá hiệu suất thu hồi protein và astaxanthin.
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định phương pháp xử lý cơ học
Bổ sung dịch vi khuẩn
Ủ
- Chỉnh pH về giá trị 4.5, sau đó nâng nhiệt đến 850
- Bổ sung 100ppm chitosan 1% - Nhiệt độ thường
- Thời gian: 3 ngày
- Tỉ lệ vi sinh vật/ phế liệu: 5% theo khối lượng
Bổ sung nước Điều kiện :
- Tỉ lệ nước/phế liệu (v/w) = 1 : 1 - EDTA 0.05%
Xay Không xay
Ly tâm Kết tủa protein
Carotenoprotein
Đánh giá hiệu suất thu hồi sản phẩm
- Tốc độ 3400 vòng/phút - Thời gian: 30 phút Phế liệu đầu tôm tươi