Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần hóa học cơ bản của phế liệu đầu tôm thẻ chân trắng
Đầu tôm thẻ chân trắng sau khi thu mua về, được tiến hành phân tích các chỉ tiêu về chất lượng. Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Thành phần hoá học cơ bản của phế liệu đầu tôm thẻ chân trắng STT Chỉ tiêu phân tích (*) Kết quả
1 Độ ẩm (%) 78,9 0,2
2 Hàm lượng chất khoáng (%) 24,2 0,7 3 Hàm lượng protein %) 46,6 3,6 4 Hàm lượng astaxanthin (µg/g) 121,3 12,5
(*): tính theo chất khơ tuyệt đối
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, phế liệu đầu tơm thẻ chân trắng có độ ẩm cao, chiếm đến 78,9% khối lượng phế liệu. Bên cạnh đó, hàm lượng khống chiếm 24,2%, protein chiếm tỉ lệ rất cao 46,6%. Theo Phùng Văn Phú (2010), hàm lượng protein là 50,5% và hàm lượng khoáng là 24,5%. Sự khác biệt về các kết quả thí nghiệm được giải thích là do nguyên liệu đầu vào khác nhau dẫn đến hàm lượng protein và chất khống khác nhau.
Ngồi ra, astaxanthin trong thành phần phế liệu tôm cũng chiếm một lượng rất đáng kể (121,3 µg/g). Theo nghiên cứu của Sachindra (2003) trên đối tượng phế liệu tơm của lồi Penaeus indicus, hàm lượng carotenoid tính trên khối lượng phế
liệu ướt là 24,8 µg/g, nguyên nhân của sự sai khác này có thể là do sự khác nhau về nguyên liệu đầu vào. Hoàng Thị Huệ An (2002) sử dụng kết hợp dung môi ethanol 960 và ether dầu mỏ để chiết astaxanthin trong phế liệu, kết quả cho thấy hàm lượng astaxanthin vào khoảng 59,4 µg/g khối lượng phế liệu ướt.
Tóm lại, những thành phần có giá trị dinh dưỡng cao trong phế liệu tôm như protein và carotenoid thì chiếm hàm lượng khá lớn. Vì vậy đòi hỏi nhu cầu thiết yếu là phải tiến hành những nghiên cứu nhằm thu hồi các thành phần này, vừa tận thu