ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regressio n 96.548 4 24.137 49.975 .000 b Residual 86.452 179 .483 Total 183.000 183
Kết quả kiểm định trị thống kê F = 49.975 với giá trị sig = 0.000) => Bác bỏ giả thiết H0.
Như vậy mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tập dữ liệu, các biến độc lập trong mơhình có quan hệ với biến phụ thuộc => mơ hình có thể sử dụng được.
Dựa vào hệ số |Beta| (trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hóa) để xem xét tầm quan trọng của biến độc lập trong sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. |Beta| càng lớn thì biến độc lập tương ứng ảnh hưởng càng mạnh (càng quan trọng) đến biến phụ thuộc. Như vậy, biến ảnh hưởng mạnh nhất đến Việc quản trị RRLS tại Eximbank là Môi trường kinh tế xã hội (|Beta|= 0.247), thứ hai là Nguồn lực ngân hàng (|Beta|= 0.242), thứ 3 là Nội dung công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng và sau cùng là Sự linh hoạt trong chính sách điều hành(|Beta|= 0.17).
Hệ số VIF của các biến Nội dung quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng (FAC2- 4), Môi trường kinh tế xã hội (FAC3-4), Nguồn lực ngân hàng (FAC4-4), Sự linh hoạt trong chính sách điều hành (FAC5-4) đều < 3 nên mơ hình hồi quy khơng bị hiện tượng đa cộng tuyến bởi các biến trên.
Đầu tiên có 05 nhân tố, qua phân tích hồi quy chỉ còn 04 nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị RRLS tại Eximbank bao gồm:
1/ Môi trường kinh tế xã hội là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc quản trị RRLS tại Eximbank, bao trùm từ tình hình chính trị an ninh, lạm phát, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như việc ngân hàng chỉ tập trung đầu tư cho một số ngành nghề kinh doanh, bỏ quên những ngành nghề khác. Gần đây, đại bộ phận các khoản tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản, các dự án xây chung cư, cao ốc văn phòng; khi những dự án đó mất tính lỏng, ngân hàng khơng tránh khỏi rủi ro. Đây là đầu tư mất cân xứng vào các thành phần kinh tế tham gia thị trường. Để duy trì lượng khách hàng ổn định và tăng dần, ngân hàng luôn chịu áp lực vừa huy động với lãi suất cao vừa cho vay với lãi suất thấp để thỏa mãn khách hàng, nên rủi ro lãi suất luôn tồn tại trong hoạt động ngân hàng.
2/ Nguồn lực ngân hàng là nhân tố tác động mạnh tiếp theo đến việc quản trị RRLS tại Eximbank, thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng, bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tại ngân hàng cũng như khả năng đánh giá và năng lực quản trị của các cấp lãnhđạo.
3/ Nội dung quản trị RRLS tại ngân hàngđược thể hiện trên các khía cạnh liên quan đến việc xây dựng chiến lược đánh giá RRLS cùng hệ thống dự báo tin cậy, việc thường xuyên áp dụng các cơng cụ phịng ngừa RRLS, xây dựng và đưa ra những biểu lãi suất huy động và cho vay hợp lý cho từng thời kỳ hầu đem lại lợi nhuận NH như mong muốn nhưng trong giới hạn rủi ro cho phép. Việc quản trị RRLS tại ngân hàng cũng luôn cân đối doanh số, giá cả và kỳ hạn giữa huy động đầu vào và cho vay ra.
4/ Sự linh hoạt trong chính sách điều hành là nhân tố nói lên khả năng áp
dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, sự kết hợp đan xen giữa các quy trình nghiệp vụ có liên quan đến việc quản trị RRLS, sự thống nhất và thực thi trong các quy định trong cùng một hệ thống ngân hàng.
Dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, Luận văn xây dựng nên những nhóm giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện việcquản trị RRLS tại Eximbank.
Kếtluận Chương 2
Chương 2 trình bày khái quát diễn biến lãi suất, thực trạng quản trị RRLS tại Eximbank, tóm tắt những kết quả đạt được cũng như những hạn chế khó khăn và trình bày ngun nhân của những hạn chế khó khăn này.
Qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả xác định được thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị RRLS được hình thành gồm 05 thành phần, đó là: Mức độ ảnh hưởng của hệ thống ngân hàngở Việt Nam, Nội dung quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng, Môi trường kinh tế xã hội, Nguồn lực ngân hàng, Sự linh hoạt trong chính sách điều hành. Việc phân tích hồi quy cho thấy 04 nhân tố ảnh hưởng cùng chiều với Quản trị RRLS tại Eximbank là: Nội dung quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng, Môi trường kinh tế xã hội, Nguồn lực ngân hàng, Sự linh hoạt trong chính sách điều hành.
Thơng qua phần mềm xử lý SPSS, bên cạnh việc xác định được thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRLS, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố với Quản trị rủi ro lãi suất, từ đó xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng làm cơ sở đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện tốt hơn việcquản trị RRLS tại Eximbanktrong Chương 3 tiếp theo.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đến năm 2020
3.1.1 Định hướngchung
Với phương châm phát triển nhanh và bền vững một cách linh hoạt, hiệu quả, Eximbank thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động và cập nhật kịp thời các chương trình hànhđộng. HiệnNHđang theo đuổi 5 chương trình hànhđộng sau:
Chương trình 1: Phát triển tín dụng gắn chặt với quản trị rủi ro
- Kế hoạch phát triển tín dụng từ năm 2011 - 2015 là duy trì và phát triển thế mạnh tài trợ khách hàng doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh cơ cấu phát triển cân bằng giữa tín dụng doanh nghiệp và bán lẻ. Eximbank chú trọng đẩy mạnh tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thu hút nguồn ngoại tệ để chủ động tài trợ các doanh nghiệp nhập khẩu.Eximbank còn tài trợ vốn cho các nhu cầu tiêu dùng và thực hiện các phương án trực tiếp sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Bên cạnh phát triển tín dụng, Eximbank rất chú trọng quản lý 4 loại rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động nhằm đảm bảo phát triển tín dụng một cáchan tồn.
Chương trình 2: Phát triển mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới giúp kinh doanh ngày càng thuận lợi, hiện đại, tăng cường hiệu quả và quảng bá thương hiệu.
Chương trình 3:Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2015 – 2020 và đưa Eximbank trở thành một định chế tài chính phát triển theo chiều rộng và có chiến lược theo chiều sâu đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Với mục tiêu đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong công việc của HĐQT và BĐH, đảm bảo độ an toàn hoạt động cao nhất, Eximbank đã thuê những chuyên gia giỏi và nhiều kinh nghiệm tư vấn và nâng cấp phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin.
Chương trình 5: Tiếp thị và quảng bá thương hiệu Eximbank
Eximbank đã giới thiệu bộ nhận dạng thương hiệu mới với logo và thông điệp truyền thông mới. Trong các giai đoạn tiếp theo, các chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu sẽ từng bước lồng ghép các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thu hút thêm khách hàng, tăng thị phần của Eximbank.
Mục tiêu và phương châm kinh doanh tiếp theo trong giai đoạn 2011-2020 của Eximbank là “Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An tồn” để hướng đến “Dẫn đầu xu thế”, theo đó:
- Về chất lượng: thông qua việc phân loại nợ xấu, ln trích đủ dự phịng rủi ro đối với tín dụng thương mại, tăng cường kiểm sốt và hạn chế nợ xấu phát sinh, đồng thời việc quản lý được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
- Về tăng trưởng bền vững: mở rộng và phát triển thị phần dịch vụ phi tín dụng, huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng quy mơ phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro. Tập trung đẩy mạnhcác dịch vụ phitín dụng, dịch vụ tài chính, triển khai các dịch vụ mới. Gắn tăng trưởng dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp tục mở rộng và phát triển các kênh phân phối.
- Về hiệu quả: nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua điều chỉnh cơ cấu TSN - TSC theo hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng, đầu tư vốn,…Tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lời và tiềm năngtín dụng lớn, đảm bảo tăng trưởng an toàn và hiệu quả.
- Về vấn đề an tồn: Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt các chỉ số an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế.
3.1.2 Định hướngkhâuquản trị rủi ro lãi suất
Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách quản trị RRLS phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, với điều kiện thực tế của Eximbank, nhằm tạo hành lang pháp lý và nâng cao năng lực quản trị RRLS tại Eximbank, từng bước gắn việcquản trịRRLS với quy trình tác nghiệp của tất cả các hoạt động kinh doanh có phát sinh RRLS.
Phối hợp với các đơn vị liên quan (Ban Vốn và Kinh doanh Vốn, Ban Thông tin Quản lý và hỗ trợ ALCO, Ban Đầu tư) xây dựng hệ thống quản trị và kiểm soát các giới hạn, hạn mức rủi ro lãi suất.
Eximbank tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quản trị đối với một số giới hạn đã phát triển được công cụ đo lường, giám sát, vận hành phần mềm quản trị giá trị chịu rủi ro lãi suất.
Định kỳ Eximbank thực hiện các báo cáo và phân tích rủi ro lãi suất phục vụ việcquản trị điều hành hoạt động kinh doanh.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiệnviệc quản trị rủi ro lãi suất tại Eximbank
Kết quả khảo sát thực tế đã khái quát lên bốn nhân tố với mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố, trong đó nhân tố Mơi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng bao trùm, nhưng đây lại là nhân tố vĩ mơ ở ngồi tầm khống chế của bản thân Eximbank, nên NH chỉ cố tận lực trong phạm vi khả năng.
3.2.1 Xây dựng mức lãi suất cạnh tranh, linh hoạt trong từng giai đoạn.
Đây là giải pháp đặc thù của Việt Nam xuất phát từ cách điều hành lãi suất của NHNN ViệtNam.Ở một số nước, NHTW chỉ công bố lãi suất tái chiết khấu để các NHTM dựa vào đó tự xây dựng lãi suất kinh doanh cá biệt xoay quanh trục này, tức là ln có một biên độ dao động nhất định quanh trục lãi suất công bố. Riêng, trong quản lý lãi suất kinh doanh – bao gồm cả lãi suất huy động lẫn cho vay – các NHTM ViệtNam, bao gồmEximbank, chịu rất nhiều áp lực.
Họ bị khống chế bởi quy định của Nhà nước về trần hay sàn lãi suất, nên chỉ được nâng lãi suất lên khi có phép hay phải giảm theo quy định. Cũng theo quy định, việc nâng hay giảm lãi suất khơng có tính hồi tố, tức là các hợp đồng đang
thực hiện phải giữ nguyên lãi suất cũ đến hết thời hạn cam kết. Khách hàng lại luôn giữ thế chủ động khi gửi hay vay tiền; họ luôn mong muốn được hưởng lãi suất cao khi gửi tiền và trả lãi vay thấp; họ lại có tiếng nói quyết định trên thị trường vốn ngắn hạn hiện nay. NH lại muốn nới rộng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động để đảm bảo lợi tức kinh doanh. Nếu NH quá vội giảm lãi suất huy động hay nâng lãi suất cho vay, họ dễ mất khách hàng về tay các đối thủ cạnh tranh.
Đó là ý nghĩa của “lãi suất linh hoạt” trong các khống chế ràng buộc do sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NH hiện nay. Mọi người không quá bất ngờ khi luôn chứng kiến các động thái đồng loạt nâng/hạ lãi suất của các NHTM theo dạng phong trào, vì đơn vị thực hiện sớm hay muộn đều phải trả giá bằng uy tín và lợi nhuận.
NHNN Việt Nam buộc các NHTM công bố lãi suất áp dụng ở từng thời kỳ trong huy động vốn và cho vay, đồng thời nghiêm cấm mọi hình thức lách sàn vượt trần qua việc khuyến mãi hay thu thêm phụ phí dịch vụ. Nhân viên NH phải biết cách đàm phán với khách hàng khi mua/bán vốn để tận thu lợi ích cho NH qua việc thỏa thuận lãi suất để cùng khách hàng thực hiện. Đây là một ý nghĩa khác của từ “linh hoạt”.
Eximbank có thể thỏa thuận với khách hàng về một lãi suất linh hoạt –cố định trong một thời gian nhất định ban đầu và sau đó được điều chỉnh theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…. Eximbank có thể hốn đổi các khoản mục đầu tư, qua đó làm giảm độ co giãn của lãi suất hoặc giảm sự chênh lệch lãi suất, chẳng hạn nhưcó thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất thả nổi thành các khoản đầu tư có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ….
3.2.2 Xác định rõ nội dungquản trịRRLS
Nếu cho rằng trong thời gian qua, Eximbank chưa quản trị RRLS, thì khơng hồn tồn đúng và khách quan. Ngay từ đầu thập niên 1980, RRLS đã xuất hiện khi các Nghị định 25, 26/CP cho phép “bung” rộng sản xuất kinh doanh nên các nhà sản xuất kinh doanh – kể cả một số xí nghiệp quốc doanh – đã phải gọi vốn ngoài xã hội với lãi suất 10%/tháng trong khi lãi suất chính thức cho vay ngắn hạn của
NH lúcấy chỉ có 0.6%/tháng, chênh lệch rất lớn đủ gây rủi ro. Tiếp theo đó là giai đoạn siêu lạm phát (trên 700%) với một trong các hậu quả tất yếu là gây nên RRLS. NH tất nhiên biết ít nhiều cách đối phó với RRLS trong điều kiện công nghệ NH của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, lúc cịn bị cấm vận và cô lập với thế giới bên ngồi.
Nay, cơng nghệ NH trên thế giới đã phát triển rất xa so với 3 thập niên trước; có rất nhiều điều mới cần được nhận thức lại cho đúng, đặc biệt là các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến. Lãnh đạo cấp cao trong NH phải nhận thức đầy đủ về RRLS và cách quản trị rủi ro này y như các đồng nghiệp, đồng cấp của họ trên thế giới. Khi bản thân đã nhận thức đầy đủ, họ mới tự xác định được khẩu vị rủi ro đồng thời vạch rachiến lược và chính sách quản trị RRLS thích hợp cho cảEximbank.
Nội dung quản trị RRLS tiên tiến bao gồm các công việc sau:
Trước hết, Eximbank cần xây dựng, ban hành trong tồn ngân hàng, quy
trình quản trị RRLS với đủ các bước nhận diện, lượng định, giám sát, kiểm sốt, đồng thời ln theo dõi cải tiến quy trình qua từng thời kỳ để đạthiệu quả tối ưu.
Thứ hai, Eximbank cần hoàn thiện phương pháp lượng định RRLS theo mơ hình giá trị có thể tổn thất (VAR) vì thực hiện tốt phương pháp này sẽ giúp Eximbank đưa ra các biện pháp điều tiết thích hợp.
Thứ ba, Eximbank cần duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN nhằm đảm bảo ổn định chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra và giảm thiểu RRLS. Trong thực tế rất khó đạt điều này khi nền kinh tế Việt Nam chưa vận hành hoàn