CHƯƠNG 6 TRÚT BỎ GÁNH NẶNG

Một phần của tài liệu The game of life and how to play it (Trang 31 - 37)

TRÚT BỎ GÁNH NẶNG Khắc sâu vào tiềm thức tiềm thức

Người dịch: Đức Tuấn

Khi con người biết quyền năng của mình và hệ thống làm việc trong tâm trí mình, mong muốn lớn hơn cả là tìm ra cách dễ dàng và nhanh chóng để khắc sâu vào tiềm thức với những điều tốt lành vì chỉ đơn giản là kiến thức trí tuệ về chân lý sẽ không mang lại được kết quả.

Trong trường hợp của tôi, tôi thấy cách đơn giản nhất là “trút bỏ gánh nặng”.

Một nhà siêu hình học đã từng giải thích theo cách này . Ông nói: "Điều duy nhất mang lại trọng lượng cho bất cứ thứ gì trong tự nhiên, chính là luật hấp dẫn, và nếu một tảng đá có thể được đo từ một điểm cao hơn trên hành tinh thì tảng đá đó sẽ không có trọng lượng, và đó là những gì Chúa Giêsu đề cập tới: "Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng"

Ngài đã vượt qua những tác động trần tục, và hoạt động trong địa hạt thứ tư, nơi chỉ có sự hoàn hảo, sự hoàn thành, cuộc sống và niềm vui.

Người nói: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi". "Hãy gánh lấy ách của ta, vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng. "

Chúng ta cũng được biết trong bài Thánh Ca số 55, để "Hãy buông bỏ gánh nặng ngươi cho Đức Chúa". Nhiều đoạn trong Kinh Thánh cho ta biết rằng cuộc chiến là của Thiên Chúa, không phải của con người và con người luôn luôn"đứng yên" và nhận ra sự cứu rỗi của Chúa.

Điều này cho thấy phần Siêu ý thức (hay Chúa bên trong mỗi chúng ta) là nơi diễn ra trận chiến của con người và làm vơi đi những gánh nặng trong họ.

Do đó, chúng ta thấy nếu con người mang gánh nặng trên vai thì họ vi phạm luật và gánh nặng là một suy nghĩ tiêu cực hay bất lợi, và tư tưởng, điều kiện này có gốc rễ từ trong tiềm thức.

Dường như là không thể thực hiện bất kỳ sự chỉ đạo trực tiếp nào từ ý thức tới tiềm thức, vì tâm trí (trí tuệ) bị giới hạn trong quan niệm của mình, và luôn đầy nghi ngờ và sợ hãi.

Đòi hỏi một kỹ thuật cao để trút bỏ gánh nặng lên phần Siêu ý thức (hay Chúa ngự trị bên trong mỗi chúng ta), nơi mà nó không còn quan trọng, hoặc tan biến vào "hư vô"

Ví dụ như một người phụ nữ cần gấp một khoản tiền, trút bỏ gánh nặng tài chính lên Chúa ngự trị bên trong cô , và tuyên bố, "Tôi sẽ trút bỏ gánh nặng này cho Chúa ngự trị bên trong tôi và tôi cảm thấy tự do để có rất nhiều! "

Niềm tin vào sự thiếu thốn là gánh nặng của cô ấy, và vì cô ấy trút bỏ nó lên Siêu ý thức với niềm tin sung túc, “trận tuyết lở” của nguồn cung cấp sẽ là một kết quả tất yếu.

Chúng ta hiểu rằng: "Chúa Kitô trong ta là niềm hy vọng của vinh quang"

Một ví dụ khác: Một trong những sinh viên của tôi đã được tặng một cây đàn piano mới nhưng trong phòng thu của cô ấy lại không còn chỗ cho nó cho đến khi cô di dời cây đàn cũ. Cô đang bối rối. Cô ấy muốn giữ cây đàn piano cũ, nhưng biết không nơi để gửi nó đi. Cô cảm thấy tuyệt vọng, vì chiếc piano mới đã được gửi ngay; nhưng thực tế là chiêc piano mới đang trên đường đến và không có chỗ để đặt nó. Cô ấy lặp lại câu nói "Tôi trú bỏ gánh nặng này cho Chúa ngự trị bên trong tôi và tôi được tự do"

Một lát sau, điện thoại của cô vang lên, và một người bạn người hỏi liệu cô có thể thuê đàn piano cũ không, và nó đã được di chuyển ra ngoài, một vài phút trước khi cây đàn mới được chuyển đến. Tôi biết một người phụ nữ, sự oán giận là gánh nặng của cô. Cô nói: "Tôi trút bỏ gánh nặng này của sự oán giận cho Chúa ngự trị bên trong tôi, và tôi tự do để được yêu thương, hài hòa và hạnh phúc". Thượng đế toàn năng, tình yêu tràn ngập trong tiềm thức và cuộc sống của cô ấy đã thay đổi. Trong nhiều năm qua, sự oán giận làm cho cô ấy sống trong trạng thái đau khổ và tâm hồn như bị giam cầm.

Lời tuyên bố này phải được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đôi khi cần hàng giờ liên tiếp, dù thầm lặng hay rõ ràng, với sự thanh thản nhưng quả quyết.

Tôi thường so sánh điều ấy với việc lên dây cót một chiếc máy quay đĩa. Chúng ta phải tự mình lên dậy cót tinh thần với những lời tuyên bố.

Tôi đã nhận ra khi “trút bỏ gánh nặng" sau một thời gian ngắn, dường như ai cũng có được một tầm nhìn rõ ràng. Có tầm nhìn rõ ràng là điều dường như không thể khi có những đau đớn trong suy nghĩ trần tục. Nghi ngờ và sợ hãi đầu độc tâm trí và thể xác cũng như trí tưởng tượng tha hồ hoành hành, là cơ hội cho tai ương và dịch bệnh.

Trong lời khẳng định được lặp đi lặp lại "Tôi trút bỏ gánh nặng này cho Chúa ngự trị bên trong tôi, và tôi sẽ được tự do”, tầm nhìn được rõ ràng cùng với đó là một cảm giác nhẹ nhõm, và sớm hay muộn những điều tốt đẹp sẽ đến, có thể là sức khỏe, hạnh phúc, hay nguồn cung cấp.

Có lần, một học viên yêu cầu tôi giải thích câu “bóng đêm đen trước bình minh”. Như tôi đã đề cập trong chương trước, thông thường, trước những sự hiện hữu to lớn, dường như mọi thứ đều sai lầm, sự rầu não hết sức bao phủ ý thức. Điều đó có nghĩa là sự hoài nghi và nỗi sợ hãi đang dâng lên trong tâm thức. Những thứ bị tiềm thức bỏ rơi đang trỗi dậy và quấy phá.

Do đó, anh ta vỗ vào cái thanh la, giống như Jehoshaphat làm, và biết ơn vì anh ta đã được giải thoát, ngay cả khi anh ta có vẻ đang bị kẻ thù bao vây (trong trường hợp thiếu thốn hay bệnh tật). Học viên đó tiếp tục hỏi “Liệu một người nên ở trong bóng tối bao lâu”, tôi đáp “cho tới khi anh ta có thể nhìn trong bóng tối”, và “buông bỏ gánh nặng cho phép anh ta nhìn trong bóng tối” Để ghi dấu trong tiềm thức, niềm tin tích cực là điều thiết yếu.

“Niềm tin mà không hành động thì cũng như chết!” Trong chương này, tôi đang cố gắng chứng minh luận điểm này.

Chúa Jesus đã thể hiện niềm tin tích cực khi “Ngài ra lệnh cho dân chúng ngồi xuống” trước khi ngài cảm ơn về những ổ bánh mì và cá!

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ khác để chứng tỏ sự cần thiết của bước này. Trên thực tế, niềm tin tích cực là cầu nối để người con người đến với Miền Đất Hứa.

Do hiểu lầm, người phụ nữ phải ly thân chồng cô, người mà cô hết mực yêu thương. Anh ta từ chối mọi lời đề nghị giảng hòa và sẽ không liên hệ với cô dưới bất kì hình thức nào.

Hiểu được định luật tinh thần, người phụ nữ phủ nhận sự tồn tại của sự chia ly. Cô tuyên bố “Không có sự chia ly trong tâm trí Chúa, vì vậy, tôi không thể bị chia cắt khỏi tình yêu và tình bạn, những điều thuộc về tôi theo ý Chúa.”

Cô thể hiện niềm tin tích cực bằng cách luôn bày một chỗ trên bàn ăn cho chồng mỗi ngày, qua đó khắc sâu vào tiềm thức với hình ảnh người chồng quay về. Hơn một năm trôi qua nhưng cô chưa bao giờ dao động. Thế rồi một ngày, người chồng thực sự đã trở về.

Tôi có một người bạn cũng dùng máy quay đĩa của cô ấy hằng ngày cho mục đích này. Nó giúp tạo ra một hòa âm tuyệt vời và giải phóng trí tưởng tượng của cô.

Một phụ nữ khác thường nhún nhảy trong khi cô khẳng định điều gì đó. Nhịp điệu và hòa âm của âm nhạc cùng những chuyển động đã đem lại một sức mạnh kỳ lạ cho ngôn từ của cô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên cũng phải nhớ rằng, đừng bao giờ coi thường “vai trò của những thứ nhỏ bé”. Trước một sự hiện hữu lúc nào cũng có những “dấu hiệu của đất liền”

Trước khi Columbus đến được châu Mỹ, ông thấy những chú chim và cành cây - dấu hiệu cho thấy đất liền đang ở gần. Những dấu hiệu này xuất hiện cùng với sự hiện hữu; nhưng đáng thất vọng là sinh viên thường nhầm chúng với chính sự hiện hữu.

Ví dụ: một người phụ nữ “cầu nguyện” cho một số các món ăn. Không lâu sau đó, một người bạn đưa cho cô một chiếc đĩa vừa cũ, vừa sứt mẻ.

Cô ấy đến và nói với tôi “Ôi, tôi yêu cầu các món ăn mà tất cả những gì nhận được chỉ là một chiếc đĩa sứt”.

Tôi đáp “Cái đĩa chỉ là những dấu hiệu. Nó chứng tỏ rằng các món cô gọi đang đến - hãy coi chúng như chim và rong biển, những dấu hiệu của đất liền”. Và chỉ một lúc sau, các món ăn được đưa đến.

“Tạo ra niềm tin” một cách liên tục sẽ khắc sâu trong tiềm thức. Nếu một người tin rằng anh ta giàu có, tạo niềm tin rằng mình sẽ thành công, “tới đúng thời điểm, anh ta sẽ đạt được những điều này.”

Trẻ con luôn “tạo ra niềm tin” và “chỉ khi bạn biến đổi và trở thành một đứa bé, bạn mới có thể bước vào vương quốc của Thiên đường”

Ví dụ, tôi biết một người phụ nữ rất nghèo, nhưng không ai có thể khiến cô cảm thấy mình nghèo. Cô kiếm được một khoản tiền nhỏ nhờ vào những người bạn giàu có, những người luôn nhắc cô rằng cô rất nghèo, rằng cô phải cẩn thận và tiết kiệm. Bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở đó, cô dùng hết số tiền kiếm được để mua một chiếc mũ, hay mua quà cho ai đó, và luôn trong trạng thái sung sướng trong tinh thần. Mọi ý nghĩ của cô luôn xoay quanh quần áo đẹp và những thứ xa xỉ, nhưng không hề có sự ghen tị với người khác.

Cô sống trong thế giới của sự diệu kỳ, và đối với cô chỉ có sự giàu có mới là thật. Sau đó, cô kết hôn với một người đàn ông giàu có, và những chiếc nhẫn, những đồ xa xỉ trở thành hiện thực. Tôi không chắc rằng người đàn ông đó có phải là “sự lựa chọn của Chúa” hay không, nhưng sự giàu có hiển hiện trong cuộc sống của cô vì cô chỉ hình dung ra sự giàu có.

Không có sự yên bình hay hạnh phúc cho con người, trừ phi con người rủ bỏ mọi nỗi sợ hãi từ trong tiềm thức.

Nỗi sợ hãi là một nguồn năng lượng lạc lối và cần phải được điều chỉnh lại để chuyển hóa thành niềm tin.

Chúa Jesus nói “Tại sao con lại sợ hãi, hay con thiếu niềm tin?” “Mọi thứ đều có thể với những ai có niềm tin”.

Các học viên rất hay hỏi tôi “Làm thế nào để xóa bỏ nỗi sợ hãi?” Tôi đáp “Bằng cách tiến lên đối mặt với những gì bạn sợ.” “Con sư tử hung dữ vì bạn sợ”

Tiến đến con sư tử thì nó sẽ bỏ đi; bỏ chạy thì nó sẽ đuổi theo.

Như tôi đã trình bày trong những chương trước, con sư tử của sự thiếu thốn đã bỏ đi như thế nào khi cá nhân dùng tiền một cách không hề lo sợ, tin rằng Chúa là người cung cấp không bao giờ cạn kiệt của họ.

Nhiều sinh viên của tôi đã thoát khỏi cảnh nghèo khó, và giờ đây đang ăn sung mặc sướng nhờ bỏ đi nỗi sợ hãi của việc tiêu tiền. Tiềm thức được in sâu với sự thật rằng Chúa là Người Ban Tặng và là Món Quà; do đó, khi một người là người ban tặng, anh ta luôn có món quà. Một lời tuyên ngôn đẹp đẽ là “Giờ đây, con tạ ơn Chúa, người ban tặng vì Chúa là một món quà!”

Con người đã tự ngăn cách mình khỏi mọi vật chất và nguồn cung cấp thông qua những ý nghĩ về sự chia ly và thiếu thốn. Do đó, đôi khi cần đến dũng khí để xóa bỏ những quan niệm sai lầm này khỏi tiềm thức. Và dũng khí là một thử thách thực sự!

Trong ví dụ minh họa trước, chúng ta thấy được một cá nhân đã thoát khỏi hoàn cảnh bó buộc thế nào bằng cách chứng tỏ sự can đảm của mình.

Con người cần nhìn lại mình từng giờ để xem động cơ hành động của anh ta là nỗi sợ hãi hay niềm tin.

“Hãy chọn người mà mình muốn phụng sự”, nỗi sợ hãi hay niềm tin.

Có thể nỗi sợ hãi của một người là những lời chỉ trích cá nhân từ người khác. Nếu vậy, đừng tránh những người này; hãy luôn sẵn lòng đón tiếp họ một cách vui vẻ và họ sẽ cho thấy “những liên

kết quý báu trong chuỗi giá trị của một người” hoặc biến mất một cách nhẹ nhàng khỏi cuộc sống của người đó.

Có thể nỗi sợ hãi của một người là bệnh tật hay mầm bệnh. Nếu vậy, người đó nên can đảm và đừng lo sợ khi ở trong môi trường đầy mầm bệnh, khi đó anh ta sẽ được miễn dịch.

Một người chỉ nhiễm bệnh khi anh ta ở cùng mức với mầm bệnh, trong khi nỗi sợ hãi đưa con người xuống cấp độ ngang mầm bệnh. Tất nhiên, mầm bệnh là sản phẩm của trí óc trần tục bởi mọi ý nghĩ đều phải cụ thể hóa. Mầm bệnh không tồn tại trong Siêu ý thức hay Trí tuệ Thần Thánh, vì vậy, nó là sản phẩm của “trí tưởng tượng đáng thương” của con người.

“Trong cái nháy mắt”, sự giải thoát cho con người sẽ đến khi anh ta nhận ra không có sức mạnh

của ác quỷ.

Thế giới vật chất sẽ tan biến, và thế giới của chiều thứ tư- “Thế giới diệu kỳ” sẽ hiện hữu.

“Và tôi nhìn thấy một thiên đường mới, một thế giới mới- Và sẽ không có cái chết nào nữa, không còn buồn đau, nước mắt, không còn đau đớn bởi những thứ xưa cũ đã qua.”

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu The game of life and how to play it (Trang 31 - 37)