LUẬT NGHIỆP CHƯỚNG VÀ QUY LUẬT VỀ SỰ THA THỨ

Một phần của tài liệu The game of life and how to play it (Trang 25 - 31)

VÀ QUY LUẬT VỀ SỰ THA THỨ

Người dịch: Đặng Ngọc

Con người chỉ nhận được những gì họ cho đi. Trò chơi của cuộc sống cũng giống như trò boomerang. Sớm hay muộn, những ý nghĩ, hành động hay lời nói của con người cũng sẽ trở lại với họ với sự chính xác đáng kinh ngạc.

Đây chính là luật Karma, trong tiếng Phạn có nghĩa là “Nghiệp”. “Gieo nhân nào gặt quả ấy”. Ví dụ, một người bạn kể cho tôi câu chuyện của cô ấy, minh họa rõ cho quy luật này. Cô ấy kể: “Nghiệp chướng của tôi đều từ thái độ của tôi với dì tôi mà ra, tôi nói gì với dì thì người khác cũng nói y như thế với tôi. Ở nhà, tôi thường hay cáu kỉnh, vào một ngày, khi dì tôi nói chuyện trong bữa tối, tôi gắt lên: “Dì đừng nói nữa, con muốn yên tĩnh để ăn”.

“Rồi ngày tiếp đó, tôi có hẹn ăn trưa với một người phụ nữ tôi rất muốn gây ấn tượng. Khi tôi đang nói chuyện rất hào hứng, cô ta nói: “Đừng nói nữa, tôi muốn yên tĩnh để ăn”.

Bạn của tôi là người có ý thức mạnh mẽ, cũng bởi vậy mà Nghiệp của cô ấy trở về sớm hơn người khác trên phương diện tinh thần.

Con người càng hiểu biết thì họ càng có trách nhiệm, và một người có kiến thức về luật Tâm Linh nhưng không áp dụng vào thực tiễn thì sẽ chịu nhiều tổn thương. “Kính sợ Đức Chúa, đấy là khởi đầu cho sự khôn ngoan. Nếu chúng ta đọc được những lời của Chúa, hẳn nó sẽ soi tỏ nhiều đoạn trong Kinh Thánh.

Luật “Trả thù là phần việc của ta, ta sẽ báo ứng”. Đây là quy luật của sự báo thù, chứ không phải của Chúa. Với Chúa, con người hoàn hảo, bởi họ được tạo ra từ hình ảnh và tưởng tượng của chính Người, và con người được Chúa trao sức mạnh và quyền năng.

Đây là ý niệm hoàn hảo về của con người trong Trí tuệ Thần Thánh, chỉ chờ sự giác ngộ của con người rằng họ chỉ có thể trở thành người mà họ nghĩ họ là như vậy, và chỉ có thể giành được thứ mà họ cho rằng mình giành được.

Con người nhìn thấy sự thành công hay thất bại, niềm vui hay nỗi buồn trong sự tưởng tượng của mình trước khi nó trở thành hiện thực. Chúng ta thường thấy trong tâm tưởng của người mẹ luôn hiện lên nỗi sợ về những căn bệnh của con mình, hay trong tâm tưởng của người phụ nữ luôn hình dung ra sự thành công của chồng mình.

Chúa Giêsu từng phán rằng: “Rồi con sẽ tìm ra sự thật và sự thật sẽ giải phóng con.”

Vì thế, chúng ta sẽ thấy sự tự do (từ những lúc thống khổ) đến từ sự hiểu biết – sự hiểu biết về Luật Tâm linh.

Sự tuân thủ phải đi trước quyền lực, quy luật sẽ phục tùng con người khi con người phục tùng quy luật. Con người phải tuân theo quy luật về điện năng trước khi điện phục vụ cho con người. Khi dùng điện mà không biết luật, nó sẽ trở thành sai lầm chết người. Quy luật tinh thần cũng vậy. Chẳng hạn, một người phụ nữ với ý chí cá nhân mạnh mẽ, ao ước rằng cô ấy sẽ sở hữu một ngôi nhà của một người họ hàng quen, cô ấy thường xuyên tưởng tượng rằng cô được sống trong ngôi nhà ấy. Thời gian trôi qua, người chủ đó qua đời và cô chuyển vào ngôi nhà đó. Một vài năm sau, khi biết đến quy luật Tâm linh, cô giãi bày với tôi rằng: “Cô có nghĩ rằng tôi đã làm gì đó với cái chết của người họ hàng đó không?”. Tôi đáp rằng: “Đúng, mong muốn của cô rất mạnh mẽ , tất cả mọi thứ nhường chỗ cho nó, nhưng cô đã trả nợ cho Nghiệp của cô rồi. Người chồng cô yêu thương hết mực đã ra đi sau đó không lâu, và ngôi nhà này trở nên không còn giá trị với cô nhiều năm.

Một điều quả quyết rằng người chủ ban đầu, tất nhiên, đã không chịu tác động từ suy nghĩ của cô ấy, chồng cô cũng thế, nhưng họ đều chịu ảnh hưởng của quy luật nhân quả - Karma. Người phụ nữ nên nói (với niềm khao khát mãnh liệt đối với ngôi nhà) rằng: "Chúa sáng suốt, hãy cho con một ngôi nhà thích hợp, đẹp đẽ giống thế này, một ngôi nhà thuộc con theo ý Chúa"!

Sự lựa chọn của Chúa tạo ra sự hài lòng tuyệt đối và sự tốt đẹp cho tất cả. Mô hình của Chúa là mô hình đáng tin cậy duy nhất mà chúng ta nên theo đuổi.

Khát vọng là một nguồn năng lượng khủng khiếp, nó cần được định hướng đúng đắn, hoặc hỗn loạn sẽ xảy ra.

Tức là, bước quan trọng nhất là bước đầu tiên, “đòi hỏi đúng.” Con người luôn luôn chỉ nên đòi hỏi điều thuộc về mình theo ý Chúa.

Quay trở lại với ví dụ : Nếu người phụ nữ kia có thái độ: “Nếu ngôi nhà tôi mong ước là của tôi, tôi không thể đánh mất nó, nếu nó không thuộc về tôi, hãy mang cho tôi ngôi nhà tương đương”, người chủ nhà đã có thể quyết định chuyển ra ngoài một cách yên ổn (nếu ngôi nhà đó là lựa chọn thần thánh cho cô ấy) hoặc sẽ thay thế bằng một căn nhà khác. Bất cứ cái gì bị ép buộc bởi ý chi cá nhân, luôn luôn “thảm bại” hoặc “thành công một cách tệ hại”.

Con người được răn dạy rằng "Ý nguyện của Chúa sẽ được thực hiện, chứ không phải của con người", và điều kì lạ là con người luôn có được những gì mình khao khát khi họ buông bỏ ý nguyện cá nhân, qua đó cho phép Trí tuệ thần thánh hiện hữu.

"Hãy đứng yên và chứng kiến sự cứu rỗi của Chúa"

Thí dụ bằng câu chuyện này: Một người phụ nữ trông thật não nề, tìm đến tôi. Con gái của cô ấy quyết định đi một chuyến đi mạo hiểm làm cô hết sức lo âu. Cô ấy kể rằng cô đã đưa ra mọi lí lẽ để chỉ ra sự nguy hiểm mà con gái cô có thể gặp phải, và cấm nó đi. Nhưng con bé càng trở nên cương quyết và chống đối. Tôi nói với cô ấy: “Chị đang áp đặt ý nguyện cá nhân mình lên con gái mình, chị không có quyền làm điều đó. Nhưng nỗi sợ hãi của chị khiến chuyến đi càng thu hút nó, bởi con người luôn thu hút nỗi sợ hãi của mình". Tôi nói thêm, “Hãy để nó đi, và buông tay chị ra, hãy đặt nó vào bàn tay của Chúa, và sử dụng câu nói này: “Tôi trao gửi hoàn cảnh này vào bàn tay của Chúa, nếu chuyến đi này là kế hoạch của Người, hãy chúc an lành cho cô bé và đừng chống cự lại ý Chúa, nhưng nếu nó không nằm trong kế hoạch của Chúa , tôi sẽ tạ ơn Chúa vì giờ nó sẽ mất đi. " Một hay hai ngày sau đó, con gái nói với cô: “Mẹ, con không đi nữa” và tình hình trở lại đúng như tự nhiên vốn có.

Đó là một bài học về sự đứng yên, đối với con người, điều này quả thực rất khó khăn, tôi sẽ bàn đầy đủ hơn đến khía cạnh này ở chương về quy luật bất khả kháng.

Bây giờ, tôi sẽ đưa ra một chuyện kì lạ khác về nhân quả.

Một người phụ nữ đến với tôi nói rằng, cô đã được ngân hàng cung cấp một hóa đơn giả trị giá hai mươi đô la. Cô ấy đã rất băn khoăn, cô nói rằng, "Những nhân viên ngân hàng sẽ không bao giờ thừa nhận sai lầm của họ."

Tôi trả lời, "Chúng ta hãy cùng phân tích tình hình và tìm hiểu lý do tại sao nó lại xảy ra với chị.” Cô nghĩ một lúc và thốt lên: "Tôi biết điều đó, tôi đã gửi rất nhiều tiền giả cho một người bạn, và đó chỉ là một trò đùa". Vì vậy, Nghiệp đã gửi cho cô ấy một ít tiền giả, vì nó không biết gì về trò đùa.

Tôi nói, "Bây giờ chúng ta sẽ kêu gọi quy luật của sự tha thứ để hóa giải chuyện này "

Đạo Kitô giáo được xây dựng dựa trên quan điểm của lòng khoan dung, Đấng Cứu Thế đã cứu rỗi chúng ta khỏi những tai ương của quy luật Nghiệp chướng, và Đấng Cứu Thế bên trong mỗi người là Chúa cứu rỗi linh hồn chúng ta từ tất cả các hoàn cảnh không hài hòa.

Vì vậy, tôi nói: "Chúa vô hạn, chúng tôi kêu gọi sự tha thứ và cảm tạ rằng cô ấy đang được chở che bởi đặc ân của Chúa, chứ không phải bởi quy luật, và không thể mất hai mươi đô la này là bởi nó thuộc về cô ấy theo ý Chúa. "

Tôi cũng nói "Bây giờ hãy quay lại ngân hàng và nói với họ rằng cô nhận được số tiền giả đó bởi một nhầm lẫn "

Cô ấy làm theo và hết sức kinh ngạc, họ đã xin lỗi và đưa cho cô tờ tiền khác một cách rất lịch sự. Vì vậy, kiến thức về Luật cho chúng ta sức mạnh để “rũ bỏ sai lầm” của chính mình. Con người không thể ép buộc ngoại cảnh trở thành cái mình không có.

Nếu anh muốn giàu có, anh trước hết phải giàu có trong nhận thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Một người phụ nữ đến và hỏi tôi về bí quyết cho sự giàu có. Cô ấy không quan tâm nhiều đến mấy chuyện nhà cửa, và căn nhà cô ấy quả thật đang rất lộn xộn.

Tôi nói với cô ấy: "Nếu bạn muốn giàu có, bạn phải sống có trật tự. Tất cả những người giàu sống ngăn nắp và trật tự, đó là quy luật đầu tiên của Thượng đế”. Tôi nói thêm: "Bạn sẽ không bao giờ khá giả được với một que diêm cháy dở trên cái gối găm kim đâu."

Cô ấy rất vui tính và bắt đầu mọi việc ngay, đưa mọi thứ vào ngăn nắp. Cô sắp xếp lại đồ đạc, dọn dẹp ngăn kéo, làm sạch thảm sàn và sớm tạo ra sự hiện hữu của một khoản tiền lớn - một món quà

từ người thân. Cô đã tự làm mới mình và chẳng còn quá bận lòng về chuyện tiền nong, nhờ luôn

dõi theo và mong đợi sự thịnh vượng, cô biết rằng Chúa là nguồn cung cấp của cô.

Có nhiều người không biết đến sự thật rằng những món quà và đồ vật là những sự đầu tư, và rằng nguồn tích trữ tiết kiệm luôn dẫn tới sự mất mát.

"Có người rải của mình ra, lại càng thêm nhiều lên; Cũng có người chắt lót quá bực, nhưng chỉ được sự thiếu thốn".

Ví dụ: Một người đàn ông tôi biết muốn mua một chiếc áo khoác viền lông. Ông và vợ đến nhiều cửa hàng khác nhau nhưng mãi không chọn được cái ưng ý. Ông cứ phàn nàn rằng nhìn chúng

quá rẻ tiền. Cuối cùng, khi đã tìm được một chiếc áo ưng ý, nhân viên bán hàng nói rằng trị giá của nó là một ngàn đô la, nhưng người quản lý có thể bán cho ông ấy giá năm trăm đô la, vì đã cuối mùa.

Khả năng tài chính của ông ấy chỉ có khoảng bảy trăm đô la. Lí trí ông mách bảo: “Mình không thể chi tiêu gần như tất cả số tiền cho một chiếc áo khoác, " nhưng ông ấy vẫn hành động rất bản năng và thường không nghe theo lý tuận của lý trí.

Quay sang vợ và ông nói: "Nếu anh mua chiếc áo khoác này, anh sẽ làm ra cả đống tiền!". Nên người vợ miễn cưỡng đồng ý.

Một tháng sau, người đàn ông đó nhận được một khoản hoa hồng mười ngàn đô la. Chiếc áo lông giúp ông cảm thấy mình thật sự giàu có, nó kết nối ông với sự thành công và giàu có; nếu không có chiếc áo khoác, ông sẽ không nhận được khoản hoa hồng đó. Đó là một sự đầu tư có lãi lớn! Nếu chúng ta cố phớt lờ những chỉ dẫn để chi tiêu hay cho đi, một số tiền tương tự sẽ ra đi theo một cách không hay, không mong muốn.

Một người phụ nữ nói với tôi trong ngày lễ Tạ Ơn, cô thông báo với gia đình cô rằng họ không thể chi trả cho bữa ăn tối cho Lễ Tạ Ơn . Cô có đủ tiền, nhưng lại quyết định để tiết kiệm khoản tiền đó.

Một vài ngày sau đó, ai đó lẻn vào phòng cô và lấy từ ngăn kéo đúng khoản tiền tiết kiệm được từ bữa ăn tối Lễ Tạ Ơn.

Quy luật này luôn đứng về phía những người mạnh dạn tiêu pha một cách thông minh.

Như một trong những học viên của tôi đi mua sắm với cháu trai nhỏ của cô. Cậu bé la hét đòi một món đồ chơi mà cô không đủ khả năng chi trả.

Cô ấy chợt nhận ra rằng cô ấy đang tạo ra sự thiếu thốn, và không nhận ra rằng Chúa là nguồn cung cấp cho cuộc sống của cô.

Vì vậy, cô đã mua món đồ chơi đó, và trên đường về nhà, cô đã lượm được đúng số tiền mà cô đã

bỏ ra.

Nguồn cung cấp của con người là vô tận và không bao giờ cạn khi có niềm tin tuyệt đối vào Đức Chúa, nhưng đức tin hay niềm tin phải có trước sự hiện hữu." Nếu con có lòng tin, mọi điều đều có thể". "Đức tin là bản chất của những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không

nhìn thấy" “vì lòng tin giữ cho tầm nhìn kiên định, khiến những điều dị nghị bị xua tan đi, và "Khi thời điểm đến, chúng ta sẽ nhận được nếu chúng ta không mềm lòng”.

Chúa Giêsu đưa đến những tin tức tốt rằng có một quy luật cao hơn quy luật của Nghiệp chướng.

Nó là luật của sự ân sủng, hay sự tha thứ. Đó là quy luật giải phóng con người khỏi những Nhân

và Quả - luật Nhân Quả. “Được che chở bởi ân sủng chứ không phải quy luật

Chúng ta đang bàn đến ở đây, con người nhận lấy những gì họ gieo gặt; Chúa chỉ đơn giản là ban phát cho họ những món quà. “Tất cả những gì Thiên quốc ban cho là của con người.” Tâm thức phúc lạc vẫn đang chờ đợi người vượt qua được “cuộc đua” (hay thế giới) của tâm tưởng.

Trong thế giới tâm tưởng, có sự khổ đau, nhưng Chúa Giêsu Kitô nói : "Hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi. "

Tư tưởng về thế gian là tội lỗi, bệnh tật và cái chết. Con người thấy chúng hoàn toàn không có thật, rằng bệnh tật và buồn đau sẽ qua đi và ngay cả cái chết - kẻ thù cuối cùng cũng sẽ vượt qua. Ngày nay, từ quan điểm khoa học, cái chết có thể vượt qua bằng cách khắc sâu vào tiềm thức con người niềm tin của tuổi trẻ bất diệt và cuộc sống vĩnh hằng .

Tiềm thức, thiếu đi sự định hướng sẽ trở thành một sức mạnh giản đơn chỉ đơn giản là sức mạnh

mà không có sự điều khiển, chỉ biết thực hiện mệnh lệnh mà chẳng hề băn khoăn.

Sống dưới sự chỉ dẫn của tiềm thức (tức nghe theo Chúa hay Thánh thần bên trong con người) thì "sự tái sinh" có thể đạt được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đàn ông sẽ không còn bỏ đi cơ thể của mình trong cái chết , nó sẽ được chuyển thành "điện cơ thể," Walt Whitman nói, đạo Kitô hình thành trên sự tha thứ tội lỗi và "ngôi mộ trống."

Một phần của tài liệu The game of life and how to play it (Trang 25 - 31)