Lý luận về Đảng cầm quyền 1.Quan niệm

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tuyển công chức với 3 chuyên đề kiến thức chung, tiếng anh và tin học (Trang 42 - 45)

1.Quan niệm

- Quan niệm về đảng cầm quyền

Ở các nước XHCN, khái niệm “đảng cầm quyền” được dùng để chỉ thời kỳ Đảng cộng sản đã giành được chính quyền và xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân, lãnh đạo chính quyền thực hiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

- Quan niệm về năng lực cầm quyền của Đảng

Năng lực cầm quyền của Đảng là khả năng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn và những chủ trương, giải pháp khả thi; lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng, xây dựng thành công CNXH ở Việt nam.

Năng lực cầm quyền của Đảng được thể hiện ở bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ; kinh nghiệm lãnh đạo; sự nhạy bén nắm bắt tình hình, bình tĩnh, sáng suốt trong xử lý các tình huống xuất hiện trong thực tiễn; đề ra các chủ trương, giải

viên có chất lượng tốt; vượt qua mọi thách thức, loại bỏ những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ Đảng; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại chính trị nội bộ của các thế lực thù địch, lãnh đạo chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng…

2. Đặc điểm của Đảng cầm quyền

Thứ nhất, Đảng duy nhất cầm quyền trong nền chính trị nhất nguyên, chuyển trọng tâm từ lãnh đạo đấu trang giành chính quyền sang lãnh đạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thứ hai, Đảng lãnh đạo các tổ chức chính trị, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đồng thời Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị.

Thứ ba, Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ tư, Đảng cầm quyền trong điều kiện Đảng thực hiện tự đổi mới, tự chỉnh đốn; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của những đặc điểm lịch sử dân tộc và con người Việt Nam truyền thống.

3. Nguy cơ của đảng cầm quyền

- Những nguy cơ chung của Đảng cộng sản cầm quyền + Nguy cơ sai lầm về đường lối

+ Nguy cơ cán bộ, đảng viên quan liêu xa nhân dân

- Những nguy cơ của đất nước là nguy cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong giai đoạn hiện nay:

+ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt;

+ Nguy cơ chệch hướng XHCN nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện;

+ Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu;

+ Nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Tại Đại hội IX, Đảng vẫn nhắc lại những nguy cơ trên và nhấn mạnh:

“Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”. “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”

Văn kiện Đại hội X, NXB chính trị quốc gia, H, 2006, Tr75?

4. Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền là tất yếu khách quan

- Do vai trò của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam

“ Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại” (2)

VKĐH XI, NXB chính trị quốc gia, H, 2011, Tr63

- Bài học kinh nghiệm “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” (3)

VKĐH XI, NXB chính trị quốc gia, H, 2011, Tr66

- Tự đổi mới, chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ thường xuyên, quy luật phát triển của Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền.

“Trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm, nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng phải nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên” (4)

VKĐH XI, NXB chính trị quốc gia, H, 2011, Tr64

Thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn Đảng là quy luật của công tác xây dựng Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG

SẢN CẦM QUYỀN

1. Về nội dung lãnh đạo

- Một là, Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội,, khoa học, giáo dục, an ninh, quốc phòng...

Đây được coi là những quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng để Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị vận dụng, thể chế hoá bằng Hiến pháp, pháp luật, cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức. Đảng tôn trọng tính độc lập, sáng tạo và quy chế hoạt động của từng tổ chức.

- Hai là, Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu quả, thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; chăm lo xây dựng và cũng cố các đoàn thể nhân dân đủ sức tập hợp được rộng rãi quần chúng nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Ba là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngủ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị.

- Bốn là, Đảng tiến hành kiểm tra, giám sát đối với Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

2. Về phương thức lãnh đạo

Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống các biện pháp, hình thức mà Đảng vận dụng để tác động vào các lực lượng, các tổ chức nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cầm quyền được thể hiện ở việc xác định nội dung lãnh đạo đúng ở tổ chức thực hiện có hiệu quả và kiểm tra khéo.

Thực tiễn cho thấy, đường lối đúng, có tổ chức hợp lý mà không có phương thức lãnh đạo phù hợp, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực, ngành thì hiệu quả lãnh đạo thấp, thậm chí có trường hợp vô hiệu cả đường lối và chủ trương.

Với vai trò là người lãnh đạo đối với Hệ thống chính trị và toàn xã hội, Đảng cộng sản cầm quyền thực hiện lãnh đạo của mình không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng các phương thức thích hợp:

- Đề ra cương lĩnh, chiến lược, đường lối. - Giáo dục, thuyết phục.

- Công tác tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ.

- Hoạt động của đội ngũ cán bộ đảng viên và hệ thống tổ chức đảng.

- Phát huy vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đảng không bao biện làm thay chức năng quản lý của Nhà nước, lạm dụng quyền lực, nhưng Đảng cũng không buông lỏng sự lãnh đạo; Là lực lượng lãnh đạo xã hội, song Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Đại hội X xác định đây là một nguyên tắc Xây dựng Đảng.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tuyển công chức với 3 chuyên đề kiến thức chung, tiếng anh và tin học (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)