NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tuyển công chức với 3 chuyên đề kiến thức chung, tiếng anh và tin học (Trang 34 - 37)

1. Nội dung xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở (quan điểm chỉ thị số 30/CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị) chỉ thị số 30/CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị)

a. Một số vấn đề chung

Thứ nhất, dân chủ XHCN và chế độ dân chủ mà chúng ta xây dựng:

+ Dân chủ là tổ chức thiết chế chính trị XH dựa trên nguyên tắc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Trong thiết chế Dân chủ của Nhà nước, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được thừa nhận.

Quan niệm thật sự khoa học về dân chủ lần đầu tiên được các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin nêu lên, làm sáng tỏ bản chất giai cấp của dân chủ, không có dân chủ chung chung, phi giai cấp. Khi phân tích nền dân chủ tư sản các ông đã khẳng định: các thiết chế dân chủ và quyền công dân chỉ được giành cho những kẻ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, quyền lực chính trị cơ bản nằm trong tay giai cấp tư sản.

Dân chủ XHCN là dân chủ của đa số nhân dân gắn với công bằng XH, chống áp bức, bất công được thực hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật

bảo đảm. Đảng cộng sản là người lãnh đạo dân chủ XHCN. Dân chủ XHCN là kết quả của cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ chống các thế lực thống trị và áp bức bóc lột TBCN, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Chế độ dân chủ do Đảng ta lãnh đạo và tổ chức xây dựng theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là chế độ dân chủ thật sự, được thực hiện và hoàn thiện không ngừng. Chế độ dân chủ của chúng ta không chỉ bảo đảm lợi ích cho mỗi cá nhân, mà còn bảo đảm lợi ích cho toàn XH. Đồng thời đó cũng là chế độ dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự. Mục tiêu của chế độ dân chủ XHCN Việt Nam là thực hiện và phát huy đầy đủ quyền dân chủ của mọi người dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, XH dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ hai, hình thức thể hiện quyền dân chủ:

+ Dân chủ đại diện: là hình thức dân chủ chung nhất xét từ góc độ cơ chế thực hiện quyền lực của dân, là chế độ trong đó việc ra những quy định chủ yếu thuộc thẩm quyền của hội nghị những người đại diện. Những người này cùng với Hội nghị là do quần chúng nhân dân bầu ra và lập nên. Chủ thể quyền lực giữ cho mình quyền được kiểm tra và tác động vào hoạt động của cơ quan đại diện. Ở Việt Nam hiện nay Quốc Hội và HĐND các cấp là hình thức chủ yếu của chế độ dân chủ đại diện (Điều 83 và 119 Hiến pháp 1992).

+ Dân chủ trực tiếp: Là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất. Do đó bộ máy của chủ thể chỉ đơn thuần đóng vai trò tổ chức và bảo đảm các điều kiện để thể hiện ý chí đó.

Ở đây, sự thống nhất giữa người quản lý và người bị quản lý. Chủ thể của quyền lực là nhân dân và mỗi người công dân đều có thể trực tiếp tham gia bàn bạc giải quyết các vấn đề chung về lập pháp và hành pháp, về hành chính và quản lý về tư pháp.

Ngày nay, những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất gồm: Trưng cầu dân ý (trong phạm vi toàn quốc), thực hiện sáng kiến pháp luật, hoạt động của các tổ chức XH, hiệp hội quần chúng và nghề nghiệp, các hình thức công dân tham gia trực tiếp các hoạt động tự quản ở cơ sở, việc thực hiện dân chủ trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH, trình độ dân trí.

b. Nội dung quy chế dân chủ cơ sở

- Quy định quyền hạn của mỗi công dân ở cơ sở được thông tin về Pháp luật, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu – chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí….

- Có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên

môn, công tác cán bộ…của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền, hoặc thủ trưởng ra quyết định.

- Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với loại việc liên quan trực tiếp đế đời sống nhân dân trên địa bàn; chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra, giám sát của nhân dân.

- Hoàn thiện cơ chế nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc.

- Mở rộng các hình thức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính XH hoá, có sự hổ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như xây dựng hương ước, qui ước, quy ước làng, xã văn hoá..).

- Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết kiếu nại, tố cáo, trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo.

- Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở định kỳ (03 tháng, 06 tháng, 01 năm) báo cáo công việc trước nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó.

2. Phương châm và phương pháp thực hiện quy chế dân chủ

- Tổ chức Đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức Đảng phải làm cho đảng viên thông suốt, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong Đảng bộ và trong nhân dân.

- Phải làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo kiểm điểm rút kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng.

- Qua tự phê bình trong nội bộ và phê bình nhận xét của nhân dân, biểu dương những cán bộ, đảng viên thực hiện tốt. Xử lý cán bộ đảng viên có sai phạm phải nghiêm minh, có lý có tình, lấy giáo dục làm chính. Những người đã sai phạm nếu thành khẩn kiểm điểm và tích cực sữa chữa thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật; nếu ngoan cố tái phạm thì phải xử lý nghiêm khắc hơn.

Trên cơ sở chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nhà nước đã cụ thể hoá thành 3 nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gồm:

+ Nghị định của Chính phủ số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998: Bàn hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

+ Nghị định của chính phủ số 07/1999/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 1999: Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.

+ Pháp lệnh Thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn của ỦY Ban Thường vụ Quốc hội số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 04 năm 2007.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG HOẠT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỘNG CƠ QUAN

Căn cứ theo nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ, thì nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

1. Một số quy định chung

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tuyển công chức với 3 chuyên đề kiến thức chung, tiếng anh và tin học (Trang 34 - 37)