CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát về tình hình kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1976 2014
3.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1976 - 1985
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất và cùng đi lên CNXH, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới theo các kế hoạch 5 năm với những mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Trong kế hoạch 5 năm 1976-1980, ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, Nhà nước đã tập trung 1/3 tổng chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là xây dựng các cơng trình thủy lợi, giao thơng, thủy điện, khai hoang, cải tạo đồng ruộng... Trong nông nghiệp, sau 5 năm, cả nước đã phục hố 500 nghìn ha, khai hoang 700 nghìn ha, xây dựng mới hàng trăm cơng trình thủy lợi lớn nhỏ. Tuy nhiên, chủ trương cải tạo XHCN theo mơ hình tập thể hoá triệt để, điều chỉnh ruộng đất ở Nam Bộ theo lối cào bằng, thu mua lương thực theo giá thấp, ngăn sông cấm chợ... đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Kế hoạch 5 năm 1981-1985, Nhà nước đã có bước điều chỉnh về cơ chế, chính sách nơng nghiệp, trong đó nổi bật nhất là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khốn cây lúa đến nhóm và người lao động. Chỉ thị đã cởi trói cho hộ xã viên, giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, tạo động lực mới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất. Sản lượng lương thực tăng, về cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thực hiện đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Nhà nước đã dành 35% vốn đầu tư cho cơng nghiệp. Nhờ đó, khu vực cơng nghiệp đã có thêm 714 xí nghiệp quốc doanh, công suất của nhiều ngành công nghiệp tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, do đầu tư dàn trải và không đồng bộ nên nhiều cơng trình xây dựng xong nhưng không đưa vào sản xuất được, hệ số sử dụng công suất chỉ bằng 50% so với thiết kế.
Từ bài học đó, trong kế hoạch 5 năm 1981-1985, những mục tiêu đặt ra cho ngành công nghiệp đã thực tế hơn. Nhà nước vẫn dành cho ngành này 38,4% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới một số cơng trình trọng điểm như xi măng Bỉm Sơn, Hồng Thạch, giấy Bãi Bằng, thủy điện Hồ Bình, Trị An... Sản xuất một số ngành và sản phẩm công nghiệp cả nước đạt mức khá cao. Tuy nhiên, do cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu và bao cấp nên hiệu quả đầu tư cho công nghiệp thời kỳ này vẫn thấp. Đầu tư nhiều nhưng tăng trưởng sản xuất vẫn chậm và khơng ổn định. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ Rúp và 1,9 tỷ USD, bội chi ngân sách 36,6% và phải bù đắp bằng phát hành giấy bạc. Hậu quả tất yếu là tình trạng siêu lạm phát vào năm 1986 với tốc độ tăng giá 774,7%, khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ rõ nét trên phạm vi cả nước.
3.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014
Để đưa đất nước dần vượt qua cuộc khủng hoảng, tại Đại hội VI năm 1986 của Đảng đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tận trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở cửa cho các doanh nghiệp, mở rộng giao lưu kinh tế và hợp tác quốc tế. Từ đó nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.
Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 3,8 - 4%/năm; cơng nghiệp tăng bình qn 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13-14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm. Đây được đánh giá là thành công bước đầu trong công cuộc chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thối. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá.
Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999), Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%.
Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nơng nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đơi so với năm 1995. GDP bình qn đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD). Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su.
Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
Giai đoạn 2011-2014: Mặc dù nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. GDP bình quân 4 năm đạt 5,6%, riêng năm 2014 đạt 5,98% cao nhất trong 4 năm; trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14; khu vực dịch vụ tăng 5,96%. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4 năm đạt 4.246 nghìn tỷ đồng tăng 37% so với giai đoạn 2006 – 2010 và bằng 31,9% GDP.
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1986 – 2014
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO
4,4 8,2 7 7,5 7 5,6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1986 - 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2014
Đến 9 tháng đầu năm 2015, theo số liệu của Tổng cục thống kê GPD ước tính tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 9,57%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,17%, đóng góp 2,38 điểm phần trăm.Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 909,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31,9% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 tăng 0,4% so với tháng 12/2014, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2015 tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.