MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CHO PHƯỜNG VĨNH

Một phần của tài liệu Thiết kế cung cấp điện hiệu quả cho phường vĩnh hòa (Trang 110 - 113)

HÒA – TP. NHA TRANG

Qua các kết quả tính tốn thiết kế hiệu quả lưới điện của phường Vĩnh Hòa - Tp. Nha Trang. Ta nhận thấy rằng sau khi tính tốn, cải tạo và thiết kế lại đã đảm bảo

được các chỉ tiêu đề ra trong thời gian hiện tại và tương lai đến năm 2020. Về mặt mỹ quan đã phần nào đáp ứng được cảnh quan đô thị trong vài năm tới. Nhưng về lâu dài

và chống phải cải tạo xây dựng nhiều lần thì sau đây tơi xin nêu ra vài phương hướng

để thiết kế cấp điện cho phường một cách lâu dài.

4.4.1 Phương hướng thiết kế hệ thống cấp điện 4.4.1.1 Yêu cầu chung 4.4.1.1 Yêu cầu chung

Chọn hướng tuyến sao cho khoảng cách từ vị trí trạm xây dựng mới đến vị trí

đấu nối là gần nhất và dễ thi cơng nhất.

Chọn vị trí đấu nối, vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ sao cho dễ dàng thi công, dễ dàng thao tác đóng cắt khi có nhu cầu sửa chữa, bảo trì và khi gặp sự cố.

Lưới trung, hạ thế và trạm hạ thế phải đảm bảo hành lang an tồn điện, đúng kỹ

thuật, khơng gây trở ngại giao thông, không ảnh hưởng đến điều kiện sống của nhân dân.

Vật liệu thiết kế phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hiện hành.

4.4.1.2 Lựa chọn phương án tuyến đường dây

Lựa chọn tuyến đường dây lắp đặt ngầm vì so với điện nổi thì lưới điện ngầm sẽ ổn định, chất lượng, an toàn hơn để cung cấp cho các phụ tải và cơng tác quản lý vận hành, tình trạng mất an toàn do vi phạm hành lang lưới điện cao áp sẽ không xảy ra. Mặt khác, khi có sự cố hoặc cắt điện cơng tác sẽ hạn chế được phạm vi mất điện diện rộng. Đối với lưới điện nổi thì trường hợp mất điện do xảy ra sự cố như sét đánh, cây ngã…là bất khả kháng nhưng lưới điện ngầm sẽ hạn chế thấp nhất các sự cố đó.

Ngồi ra, lưới điện được ngầm hóa sẽ góp phần làm tăng về mỹ quan đối với các khu đô thị quy hoạch xây dựng mới. Bên cạnh các ưu điểm trên, phương án tuyến đường

dây lắp đặt ngầm có vốn đầu tư cao hơn.

Cụ thể tại phường ta có khu đơ thị mới Vĩnh Hòa đã đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp điện ngầm trung thế và hạ thế. Hệ thống đèn đường ở khu vực đường Phạm

Văn Đồng cũng được chạy dây cáp ngầm.

4.4.1.3 Phương hướng thiết kế a, Trạm biến áp a, Trạm biến áp

Các MBA chọn các loại có cơng suất 630, 560, 320, 250 KVA tùy theo công suất của từng cụm phụ tải tính tốn.

Chọn cấp điện áp sơ cấp là 22 KV. Chọn cấp điện áp thứ cấp là 0,4 KV.

Đóng cắt, bảo vệ MBA: Sử dụng DS 3 pha Indoor 630A + Giá đỡ chì (gắn chì ống trung thế dịng thích hợp).

Tiếp địa trạm: Dùng cọc tiếp địa D16 dài 2,4m và dây đồng trần tiết diện 35mm2 tạo thành lưới tiếp địa (4 cọc).

Đấu trung thế cáp ngầm lên thanh cái: Sử dụng thanh đồng bản 60x5 và kẹp đồng bản.

Đấu trung thế MBA: Sử dụng dây đồng bọc M25b - 22KV.

Bảo vệ hạ thế: Sử dụng ngắt điện tự động (MCCB - 3 pha - 4 cực - 600V). Cáp xuất hạ thế: Sử dụng cáp đồng bọc hạ thế 1000V.

Hệ thống đo đếm: Sử dụng điện kế 3 pha 4 dây 220/380V - 5A đo đếm gián tiếp qua 03 TI hạ thế 1000V.

b, Trung thế ngầm

Cấp điện sử dụng: Sử dụng cáp ngầm trung thế 22KV/Cu/XPLE/SWA/PE với các loại tiết diện 95mm2, 70mm2, 35mm2 tùy theo công suất của lưới phụ tải. Lưới trung thế hạ ngầm được kéo mạch kép (02 sợi) đảm bảo độ tin cậy cao trong quá trình vận hành hệ thống điện.

Đóng cắt, phân loại lưới: Sử dụng DS3P - 630A - 22KV.

Tiếp địa: Dùng cọc tiếp địa D16 dài 2,4m và dây đồng trần 35mm2.

c, Hạ thế ngầm

Dây hạ thế: Sử dụng cáp ngầm hạ thế - Cu/PVC/XLPE/DSTA - 1KV.

Hộp nối cáp, hộp đầu cáp: Sử dụng hộp nối cáp, hộp đầu cáp ngầm hạ thế 1KV. Tiếp địa phần cấp điện động lực: Dùng 01 cọc tiếp địa thép mạ đồng có D = 16, L = 2400mm và dây tiếp địa là dây đồng trần 11mm2 tại mỗi vị trí tủ điện chính là tủ

điện nhánh.

Tiếp địa phần cấp điện chiếu sáng công cộng: Dùng 01 cọc tiếp địa thép mạ

đồng có D =1 6, L = 2400mm và dây tiếp địa là dây đồng trần 11mm2 tại vị trí tủ điều khiển chiếu sáng. Đồng thời dùng cọc tiếp địa trên như đóng tiếp đất lặp lại các trụ đèn trong tuyến đường thiết kế, cự ly tiếp đất lặp lại từ 60 đến 80m/1cọc.

Bảo vệ đường dây: Sử dụng các MCCB - 3pha -4 cực- 400V cho mạch 3 pha và MCCB - 1pha - 2 cực - 240V cho mạch một pha cấp điện cho từng căn hộ.

4.4.2 Phương hướng thiết kế hệ thống chiếu sáng đường phố

4.4.2.1 Yêu cầu chung

Chọn hướng tuyến sao cho khoảng cách từ vị trí tủ điều khiển chiếu sáng đến vị trí nối đất là gần nhất và dễ thi cơng nhất.

Chọn vị trí đấu nối, vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ sao cho dễ dàng thi công, dễ dàng thao tác cắt khi có nhu cầu sữa chữa, bảo trì và khi có sự cố.

Lưới điện chiếu sáng phải đảm bảo hành lang an tồn điện, đúng kỹ thuật khơng

gây trở ngại cho giao thông, không ảnh hưởng đến điều kiện sống của nhân dân. Vật tư thiết kế phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hiện hành.

4.4.2.2 Lựa chọn phương án tuyến đường dây

Để tăng tính an tồn và góp phần vào quang cảnh đơ thị, đồng thời được phù

hợp và đồng bộ với hệ thống điện động lực. Chọn phương án tuyến đường dây lắp đặt ngầm.

- Nguồn điện được lấy từ tủ điện gần nhất.

- Sử dụng cáp Cu/PVC/XLPE/DSTA - 1KV (3M25 + M11)mm2 làm cáp cấp nguồn chính cấp cho Tủ DKĐCSCC.

- Sử dụng cáp hạ thế Cu/PVC/XLPE/DSTA - 1KV (4M11mm2) làm cáp cấp cho các tuyến đèn sau Tủ ĐKĐCSCC.

- Chọn cáp hạ thế Cu/PVC - 1KV (2x2mm2) luồn cần đèn.

- Tủ điều khiển tự động chiếu sáng có chức năng đóng ngắt đèn tự động, đo

đếm điện năng và khống chế điện áp cho đèn. Tủ này lấy nguồn từ tủ điện động lực

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực hiện đề tài, khảo sát thực tế mạng cung cấp điện phường Vĩnh Hịa - Tp. Nha Trang, nhìn chung lưới điện của phường đã và đang được cải tạo và thay thế để đảm bảo cung cấp điện cho dân cư phường, các nhà máy, xí nghiệp,

trường học…Với những gì đã tìm hiểu và tính tốn ta rút ra được những mặt tồn tại

của lưới điện và từ đó đưa ra những phương án cải tạo để có một lưới điện an tồn và hiệu quả đạt độ thẩm mỹ cao. Ta có thể thấy được điều đó qua các kết quả được nêu sau:

Lưới điện hiện trạng của phường Vĩnh Hịa: Thơng qua Bảng phụ lục 1 và khảo

sát thực tế thì một số TBA của phường đã quá tải cần được thay thế. Hầu hết các công

tơ mới đạt tiêu chuẩn nhưng do một số khu dân cư sống lâu công tơ đã quá cũ chưa được thay thế, một số tuyến đường dây còn đi trên trụ gỗ chưa đảm bảo kỹ thuật và độ

an tồn, một số đường dây tiết diện nhỏ, bán kính lưới hạ áp còn khá rộng. Tất cả các yếu tố đó đã gây tổn thất điện năng lớn cho ngành điện.

Lưới điện của phường Vĩnh Hòa sau khi đã được cải tạo lại: Khá tốt so với lưới điện lúc chưa cải tạo.

- Lưới điện sẽ đảm bảo cung cấp điện hiệu quả cho phường Vĩnh Hòa trong tương lai.

- Khá đồng nhất về chủng loại các thiết bị cũng như tăng độ tin cậy của lưới điện làm cho việc vận hành hệ thống điện trở nên dễ dàng hơn.

- Cải tạo MBA và đường dây đã đảm bảo đáp nhu cầu sử dụng điện năng cũng

như đạt được những tiêu chuẩn trong vận hành hệ thống điện trong tương lai của Công

ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đối với Tp. Nha Trang.

Một phần của tài liệu Thiết kế cung cấp điện hiệu quả cho phường vĩnh hòa (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)