CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2 Thảo luận về các nghiên cứu dự báo phá sản doanh nghiệp trên thế giới
Về mặt ngôn ngữ, phá sản hay bị phá sản là thuật ngữ được dùng để chỉ sự chấm dứt hoạt động kinh doanh do làm ăn thua lỗ đi kèm với thanh lý tài sản và nghĩa vụ trả nợ của một chủ thể cụ thể trong nền kinh tế. Phá sản đánh dấu bởi việc chủ thể đó khơng có khả năng thanh tốn cho các chủ nợ những khoản nợ mà người này đã và đang vay.
Về mặt kinh tế, phá sản là khái niệm được dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi (giữa tài sản có và tài sản nợ) của một DN mà điều nhận thấy rõ nhất là doanh nghiệp này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Tình trạng mất khả năng thanh tốn này khơng phải là tình trạng nhất thời, khơng phải chỉ mất khả năng thanh tốn đối với một chủ nợ mà là mất khả năng thanh toán đồng loạt đối với tất cả các chủ nợ.
Các nghiên cứu của các tác giả nêu ở mục 2.1 đều nhằm mục đích tìm ra mơ hình dự báo phá sản DN. Các tác giả này đều sử dụng kỹ thuật phân tích các tỷ số tài chính để dự báo tình trạng phá sản của một DN. Ở mỗi nghiên cứu, các tác giả sử dụng nhiều tỷ số tài chính khác nhau để đưa vào phân tích nhưng tựu trung lại các
tỷ số tài chính này đều đại diện cho 4 khía cạnh tài chính quan trọng của doanh nghiệp là tính thanh khoản, địn bẩy tài chính, khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng tài sản. Theo đó:
– Các tỷ số đo lường tính thanh khoản chỉ ra khả năng của một DN có thể đáp ứng việc chi trả các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Các tỷ số này có thể chỉ ra ngay lập tức rủi ro mất khả năng thanh toán của DN.
– Các tỷ số địn bẩy tài chính sẽ đo lường mức độ nợ, khả năng trả nợ của DN. Các tỷ số này cho thấy nguyên nhân phá sản bắt nguồn từ chính sách tài chính của DN.
– Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi cho thấy khả năng của một DN có thể chi trả tất cả các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Các DN khơng thể tạo ra lợi nhuận cùng với những khoản lỗ tích lũy sẽ dẫn đến phá sản.
– Các tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cho thấy DN sử dụng tài sản hiệu quả hay có hiệu suất cao sẽ dễ tạo ra lợi nhuận và vì vậy nguy cơ phá sản sẽ thấp.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau do sự khác biệt về mẫu nghiên cứu ở các nền kinh tế khác nhau trong từng giai đoạn nghiên cứu khác nhau và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Theo đó, năm 1966, Beaver đã sử dụng
phương pháp đánh giá từng tỷ số tài chính để kiểm tra khả năng dự báo phá sản của từng tỷ số tài chính và đã phát hiện ra tỷ số lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu quan trọng nhất cho việc dự báo phá sản DN. Chỉ tiêu này thể hiện tính thanh khoản cuả DN, nếu DN có thanh khoản thấp thì sẽ dễ phá sản hơn và ngược lại. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khi áp dụng cho một DN cụ thể, có thể xảy ra trường hợp các tỷ số mâu thuẫn nhau (tỷ số này bộc lộ nguy cơ phá sản, trong khi tỷ số khác lại thể hiện sự phát triển ổn định của DN), khi đó khó có thể kết luận được. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu sau đó đều áp
dụng phương pháp tiếp cận đa biến, phương pháp này cho phép xem xét đồng thời các tỷ số tài chính trong việc dự báo phá sản. Năm 1968, Altman lần đầu tiên đã phát triển một mơ hình đa biến để dự báo phá sản với 5 tỷ số tài chính từ một danh sách ban đầu gồm 22 tỷ số tài chính. Năm tỷ số tài chính đó là vốn luân chuyển/tổng tài sản, lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản, EBIT/tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của nợ phải trả và doanh thu/tổng tài sản. Độ chính xác dự báo phá sản của mơ hình này là 95% đối với các doanh nghiệp trong mẫu. Đến năm 2001, Eljelly nghiên cứu về việc “Dự báo phá sản
các doanh nghiệp tư nhân tại Xu-đăng” và đã phát hiện ra rằng trong nền kinh tế
kém phát triển như Xu-đăng với tỷ lệ lạm phát cao trong giai đoạn nghiên cứu và thị trường vốn yếu kém thì khả năng sinh lợi cao và khả năng thanh khoản tốt là những yếu tố quan trọng để giúp DN không bị phá sản. Nghiên cứu của Eljelly cũng cho thấy việc áp dụng các kỹ thuật và mơ hình đơn giản vào việc dự báo phá sản tại một nền kinh tế kém phát triển có hiệu quả hơn một mơ hình phức tạp bắt nguồn từ những nền kinh tế phát triển. Đến năm 2002, Zheng Gu nghiên cứu về
“Phân tích sự phá sản của ngành cơng nghiệp nhà hàng: mơ hình đa biệt thức” tại Mỹ đã cho rằng những công ty không thể tạo ra lợi nhuận và liên tiếp lỗ sẽ dễ dẫn đến phá sản. Theo đó, tỷ lệ EBIT/tổng nợ phải trả của mơ hình phản ánh khả năng một DN nhà hàng có thể thanh tốn tổng số tiền nợ của DN này. Giá trị của tỷ lệ này cao hơn ngụ ý rằng công ty có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhiều hơn để trang trải những khoản nợ đó hoặc các khoản nợ của DN đó thấp. Năm 2011,
nhóm tác giả Abbas, Qaiser và Rashid, Abdul đã nghiên cứu về “Mơ hình dự báo
phá sản cho các DN phi tài chính ở Pakistan” đã tìm ra những tỷ số tài chính có
thể dùng để thăm dò nguy cơ phá sản DN phi tài chính ở Pakistan là doanh thu/tổng tài sản, EBIT/tài sản nợ ngắn hạn, chỉ số dòng tiền mặt. Ba biến số tài chính này là những yếu tố phổ biến góp phần làm cơng ty vỡ nợ được đề cập đến trong các nghiên cứu về dự báo phá sản trước đó.
Kết luận, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều cho chúng ta thấy rằng có thể phát hiện được các dấu hiệu phá sản của DN từ các mô hình dự
báo. Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu của các tác giả này còn một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, và các tác giả chỉ tập trung phân tích các tỷ số tài chính dựa trên các báo cáo tài chính của DN để đưa ra mơ hình dự báo mà chưa xem xét đến yếu tố con người trong việc quản lý DN cũng như các tác động của điều kiện kinh tế cũng có thể dẫn đến sự phá sản của DN.