Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Mơ hình nghiên cứu

Các nghiên cứu Altman vào năm 1968, Eljelly vào năm 2001 và Zheng Gu vào năm 2002 về dự báo phá sản DN đều sử dụng kỹ thuật phân tích đa khác biệt (MDA – Multivariate discriminant analysis). Nghiên cứu năm 2011 của nhóm tác giả Abbas, Qaiser và Rashid, Abdul cũng sử dụng kỹ thuật MDA và theo nhóm tác giả thì kỹ thuật này có độ chính xác cao trong dự báo phá sản. Đề tài này cũng sử dụng kỹ thuật MDA để xây dựng mơ hình dự báo phá sản cho các DN phi tài chính tại Việt Nam.

Kỹ thuật MDA xác định 1 tập hợp các hệ số khác biệt và biến các biến riêng lẻ thành một chỉ số khác biệt hay còn gọi là giá trị Z, sau đó giá trị Z này được dùng để phân loại các mục tiêu. Trong đề tài nghiên cứu này, 2 nhóm mục tiêu nghiên cứu là các cơng ty phá sản và cơng ty khơng phá sản. Mơ hình được phát triển từ kỹ thuật MDA như sau:

Z = β1x1 + β2x2 + … + βnxn Trong đó:

– Z là chỉ số toàn diện;

– β1, β2, …, βn là hệ số khác biệt; – x1, x2,…, xn, là biến độc lập.

Chỉ số khác biệt Z là giá trị biệt thức dự báo khả năng phá sản của công ty ở năm t. Trong nghiên cứu này, chỉ số Z nhận giá trị “1” hoặc “2”, giá trị “1” được gán cho DN bị phá sản và giá trị “2” được gán cho DN khơng phá sản.

Sau khi lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp, tác giả tiến hành thu thập và xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)