0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số giải pháp góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”:

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Trang 30 -34 )

“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”:

2.1: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân:

Nhằm trang bị cho người dân những kiến thức luật cần thiết khi tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cần phải tuyên truyền luật Hình sự, luật Dân sự, luật An toàn giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông biết và hiểu, tạo điều kiện và là cơ sở để xủ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Việc tuyên truyền luật Hình sự, luật Dân sự, luật An toàn giao thông đường bộ nhằm mục đích giúp người tham gia giao thông thấy được những hậu quả do việc không tuân thủ quy định của pháp luật gây ra, từ đó buộc họ phải tự có ý thức chấp hành pháp luật để bảo vệ mình và người khác trước nguy cơ tai nạn xảy ra. Trên thực tế, có nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ mà cơ quan điều tra phải điều tra nhiều lần, còn cơ quan tố tụng phải mở nhiều phiên tòa xét xử để xác định lỗi và trách nhiệm của các bên. Cùng đó là các tranh cãi về vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ cũng không kém phần phức tạp và làm tốn nhiều công sức của cơ quan xét xử, thi hành án. Nhiều trường hợp, trước khi tai nạn giao thông xảy ra, người tham gia giao thông không nghĩ rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật và có thể gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc bị kết tội hay phải chịu bồi thường vật chất. Không hiểu biết pháp luật, không tự ý thức về hành vi khi tham gia giao là nguyên nhân khiến nhiều người phạm tội. Vì vậy, việc tuyên truyền những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự liên quan đến người tham gia giao thông sẽ có tác dụng cảnh báo, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật của người dân khi tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ.

Việc tuyên truyền pháp luật phải được tiến hành thường xuyên. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, có thể dẫn chứng bằng những vụ việc điển hình. Tuyên truyền một cách sâu rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các khẩu hiệu trực quan như báo, đài, panô, áp phích…để nhân dân có thêm hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, sống và làm việ theo hiến pháp và pháp luật.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Thành lập và đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Đưa công tác tuyên truyền, giảng dạy, phổ biến pháp luật vào các trường học, các cơ quan, tổ chức xã hội. Mở các cuộc

vận động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông với những nội dung thiết thực, động viên kịp thời những gương tốt, phê phán những thói hư tật xấu xâm hại đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

2.2: Đối với các cơ quan chức năng:

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự đô thị. Tập trung lực lượng mở các đợt cao điểm về an toàn giao thông đường bộ, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát giao thông, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, giải quyết nhanh chống các tình huống ùn tắc giao thông.

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ. Tiếp tục xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự-cơ động, lực lượng thanh niên xung kích có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Bảo đảm thực hiện đúng quy trình chế độ công tác và quy định của pháp luật. Không tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Tập trung nỗ lực giải quyết nạn “cơm tù”, “xe dù-xe cướp”. Kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ có tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.

Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật Hình sự. Ban hành các quy định pháp luật mới phù hợp để diều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh.

Tăng cường áp dụng các quy định, chế tài xử phạt một cách nghiêm khắc.

Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ, xử phạt nghiêm những trường hợp không chấp hành việc đội mủ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông trên mọi tuyến đường.

Thông báo cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học những trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ để cơ quan, đơn vị xử lý.

Bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, tổ chức sát hạch cấp giáy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn…

Nâng cấp kết cấu hạ tầng, kiện toàn mạng lưới giao thông đường bộ là một định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Việc thi công các công trình giao thông đường bộ với tổ chức hệ thống thông tin, đèn tín hiệu, biển hướng dẫn, vạch kẻ đường chỉ dẫn giao thông…là rất cần thiết.

Xây dựng, lắp đặt các thiết bị bảo vệ, phòng hộ ở các tuyến đường nguy hiểm. Xây dựng đường tránh, đường lánh nạn trên những đoạn đường nguy hiểm, đông dân cư, nhiều xe qua lại. Xây dựng các phần đường dành riêng cho người đi bộ và xe thô sơ.

Lập thêm các trạm kiểm tra giao thông, kiểm soát tốt các điểm giao cắt giữa đường ngang và đường chính.

Xây dựng các công trình giao thông đường bộ đảm bảo chất luợng, tiêu chuẩn thiết kế. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào thi công các công trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố gây tai nạn giao thông do công trình giao thông kém chất lượng gây ra.

2.4: Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ: thông đường bộ:

Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường, nhất là tại những đoạn đường trọng điểm xảt ra tai nạn giao thông, các “ điểm đen’’ về tai nạn giao thông đường bộ.

Tăng cường công tác kiểm định kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn quy định, kiểm tra hoạt động của các loại hình xe tham gia lưu thông. Trang bị cho lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông những thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho công tác tuần tra, giám sát giao thông.

2.5: Kiện toàn hơn nữa hệ thống các quy định pháp luật:

Chế tài chưa nghiêm, quy định chưa theo kịp tình hình thực tế, mức xử phạt vẫn nhẹ, chưa có tính răn đe cao nên người dân vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có thái độ không sợ việc bị xử phạt, đó là một hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, với nhận thức của tác giả khi nghiên cứu vấn đề này,thiết nghĩ để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân thì cần phải có những quy

định cụ thể, rõ ràng hơn trong nội dung điều luật để việc vận dụng, xử lý dễ dàng và hiệu quả .

Đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” quy định tại Điều 202 Bội luật Hình sự 1999, nên quy định những hành vi cụ thể với những khung hình phạt cụ thể và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khung hình phạt một cách hợp lý. Đồng thời cũng không nên quy định khung hình phạt một cách quá nhẹ như hiện nay để người tham gia giao thông có ý thức tìm hiểu luật, nhận thức rõ trách nhiệm phải chấp hành pháp luật của mình khi tham gia giao thông.

Có thể thấy rằng, để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, điều đầu tiên và trên hết là tạo thói quen tuân thủ pháp luật cho người dân. Tránh tình trạng ban hành chồng chéo các văn bản, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cần dành nhiều thời lượng cũng như trang mục hơn để tuyên truyền về an toàn giao thông. Đối với các đô thị, tại các trục đường chính, ngã ba, ngã tư, bùng binh…nên hệ thống lại một cách logich để thuận lợi cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Quy hoạch phải gắn với sự phát triển của từng địa phương.

Trong khả năng có thể của mình, mỗi người dân khi tham gai vào hoạt động giao thông đường bộ hãy tuân thủ thực hiện những quy định của pháp luật đẻ tự bảo vệ bản thân và những người khác. Đạt được những yêu cầu đó mới hi vọng kiểm soát được tình hình tai nạn giao thông, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ hạnh phúc của cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (Trang 30 -34 )

×