Trẻ em được chăm sóc tạicác trung tâm BTXH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM 12/2020 (Trang 28 - 32)

II. Tác động của COVID-19 đến gia đình và trẻ em

2.3. Trẻ em được chăm sóc tạicác trung tâm BTXH

tâm BTXH

Các biện pháp phòng chống COVID-19 của các trung tâm

• Thiếu thiết bị y tế dự phòng trong giai đoạn đầu của dịch

Trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát, hầu hết các trung tâm BTXH đều phải đối mặt với việc thiếu trang thiết bị y tế dự phòng, phòng hộ và các trang thiết bị y tế khác. Khẩu trang y tế hầu hết chỉ dùng cho nhân viên y tế trong khám chữa bệnh, nhân viên bếp ăn trong chế biến và chia thức ăn. Khi đại dịch bùng phát, việc yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang thường xuyên để phòng bệnh khiến cho việc thiếu khẩu trang trở nên trầm trọng ở hầu hết các trung tâm. Bên cạnh đó, hầu hết các trung tâm BTXH khơng có các hướng dẫn, tập huấn cụ thể, chi tiết về phòng chống dịch từ các cơ quan y tế trên địa bàn.

Chúng tôi tự đọc, tự xem truyền thông để bảo nhau cách phòng chống. Mãi đến cuối tháng 3 mới có nhân viên y tế của phường vào hỏi mấy câu. Khơng có hướng dẫn nào về phịng dịch và thực hiện cách ly khi có bệnh cả”.

(Đại diện các TT BTXH tỉnh Điện Biên, Hưng Yên, Đồng tháp).

Chúng tơi khơng có khẩu trang y tế, mua cũng khơng được. Sau đó chúng tơi xin bên sở y tế và được gửi cho 10 hộp, nhưng nếu các con đều phải đeo thì cũng chỉ đủ phát cho mỗi con 1 chiếc”.

(Nam, lãnh đạo, Đại diện TT BTXH Gia Lai).

Khơng có khẩu trang y tế, mà cũng muốn phịng dịch cho các con nên chúng tơi đã cho các cô mua vải trắng mềm về may khẩu trang cho các con. Thơi thì cứ có đeo là an tâm đã. Nước rửa tay khơ thì chịu rồi, khi có dịch đi

mua có đi được đâu. Mà trước kia thì có nghĩ đến có dịch ghê gớm thế này đâu mà tích. Lúc trước các con không rửa tay bằng nước rửa tay khô đâu”.

(Nam, lãnh đạo đại diện TT PHCN trẻ

khuyết tật Việt – Hàn, Hà Nôi).

Hầu hết các trung tâm đều được trang bị khu rửa tay chung cho trẻ em trước khi vào khu vực phịng ăn tập trung. Để đáp ứng cơng tác phòng chống dịch, các trung tâm đã làm thêm các điểm rửa tay bổ sung tại mỗi dãy nhà sinh hoạt chung. Tình trạng thiếu xà phịng, nước rửa tay khơ là phổ biến.

• Thiếu nguồn nhân lực tại chỗ

Trung tâm chưa có đủ các kỹ năng phịng ngừa và “kiểm soát” đại dịch trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch bệnh chưa từng có. Đại diện các trung tâm đều cho biết phải cần một tháng để chuẩn bị các phương án sẵn sàng chống dịch. Một vấn đề khác là các trung tâm BTXH thiếu trầm trọng bác sĩ và các trang thiết bị cần thiết phục vụ trong bệnh xá. Trung tâm ngồi cơng lập quy mơ nhỏ, càng gặp khó khăn về cán bộ y tế chuyên trách do không đủ nguồn lực.

Trung tâm chỉ có một bác sỹ bán chuyên trách đến thăm khám định kỳ và khám khi có u cầu. Phịng phục hồi chức năng cũng có nhưng các cháu khơng luyện tập hai tháng nay vì COVID; Trước có tình nguyện viên quốc tế giờ thì khơng có nữa. Các cơ phải cho các cháu tự vận động, chăm cho khỏi bị lở loét”.

(Nữ, đại diện TT Nuôi dạy trẻ mồ côi Hội chữ thập đỏ, Đà Nẵng).

Ảnh hưởng đến các hoạt động thường xuyên của trung tâm

• Thực hiện đóng cửa trung tâm, tạm dừng một số dịch vụ trong thời gian dịch bệnh

Hầu hết các trung tâm thực hiện đóng cửa để tránh cho trẻ khỏi tiếp xúc với người lạ khi có thơng báo về dịch và sau đó là u cầu giãn cách xã hội, hạn chế các cuộc tiếp khách, tiếp các nhà hảo tâm cũng như các tình nguyện viên. Hàng hóa được cung cấp hoặc tài trợ đến đều có bộ phận tiếp nhận, tuân thủ giãn cách xã hội theo quy định. Các hoạt động gắn với cộng đồng như chuyển tuyến, phục hồi chức năng tại cộng đồng, đón nhận, điều chuyển cho trẻ em đều phải tạm dừng để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng quy định trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Hàng hóa tài trợ trong những ngày vừa qua thực sự ít đi rất nhiều, chỉ cịn 1,2 đợt viện trợ sữa, gạo nhưng với số lượng không nhiều, chúng tôi tiếp nhận tại cổng trung tâm và thực hiện khử khuẩn trước khi tiếp nhận”.

(Nam, lãnh đạo, đại diện TT PHCN trẻ khuyết tật Việt – Hàn, Hà Nội).

Trung tâm đóng cửa ngay từ đầu tháng 2, cổng lúc nào cũng đóng và bảo vệ không cho người lạ vào”.

(Nam, lãnh đạo, đại diện TT BTXH tỉnh Hưng Yên).

Chúng tơi để sẵn sàng xà phịng và nước tại khu vực rửa tay. Ln rửa tay bằng xà phịng và nước khi thấy tay bẩn. Cửa các phịng, chân cầu thang đều để nước rửa tay khơ”.

Chúng tơi đóng cửa trung tâm, khơng tiếp nhận tình nguyện viên đâu. Lúc trước trung tâm có nhiều tình nguyện viên nước ngồi đến phục hồi chức năng, giờ chúng tôi không cho vào”.

(Nữ, Lãnh đạo, đại diện TT BTXH Đà Nẵng).

Chúng tơi phân lịch trực, duy trì 1/3 nhân viên ln có mặt tại trung tâm. Ln có cán bộ hành chính hỗ trợ 24/24”.

(Nữ, chuyên viên, Đại diện TT BTXH tỉnh Ninh Thuận).

• Áp dụng biện pháp giãn cách

Trong suốt thời gian dịch bùng phát, tất cả trẻ em đều ở lại trung tâm 24 tiếng trong ngày và trẻ em đang được chăm sóc phục hồi chức năng tại các trung tâm không được phép trở về cộng đồng. Các trung tâm bố trí phịng riêng cho các trường hợp mới tiếp nhận và đối tượng xuất viện. Tất cả các trường hợp này đều được cách ly trong 14 ngày để theo dõi bệnh, hàng ngày nhân viên y tế đến đo nhiệt độ, thăm khám, cập nhật vào sổ theo dõi.

Đối với những trẻ, nhân viên đến hoặc quay trở lại Trung tâm trong giai đoạn có dịch, trung tâm tiến hành kiểm tra sức khỏe: đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo quá trình di chuyển trước khi vào Trung tâm; đồng thời tiến hành cách ly theo quy định 14 ngày để tiếp tục kiểm tra, theo dõi. Trung tâm trang bị đầy đủ cơ sở vật chất 04 phịng cách ly, mỗi phịng 02

giường; trong đó 02 phịng riêng biệt giành cách ly cho bé gái. Trong thời gian cách ly, đối tượng cách ly được chăm sóc y tế, thăm khám hàng ngày và kiểm tra thân nhiệt theo giờ quy định. Bên cạnh đó, Trung tâm tăng khẩu phần ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho đối tượng, bổ sung trái cây và các loại hoa quả nhằm tăng cường sức đề kháng”.

(Nam, lãnh đạo, Đại diện TT BTXH Tổng hợp Gia Lai).

• Áp dụng các biện pháp giữ vệ sinh

Tất cả các trung tâm đều tiến hành ít nhất một lần phun sát khuẩn toàn bộ cơ sở. Ngoài ra nhà ăn, bếp ăn của trung tâm được duy trì định kì tẩy trùng và sát khuẩn một cách nghiêm ngặt. Trẻ em được dạy thực hành cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Tổ chức truyền thông và thực hành rửa tay, khử khuẩn, phòng hộ y tế nghiêm ngặt khi tiếp xúc với trẻ nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn; sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi đi vệ sinh và rửa tay bất cứ lúc nào thấy tay bẩn là thông điệp chúng tôi dậy và cho con thực hành”.

Tác động đến sinh hoạt của trẻ em khác nhau theo nhóm tuổi, tình trạng bệnh tật

Trẻ em sinh sống tại các trung tâm BTXH với nhiều lứa tuổi, tình trạng sức khỏe khác nhau, chịu tác động bởi dịch bệnh với nhiều cách khác nhau, do vậy các phản ứng của trẻ với câu hỏi khảo sát cũng khác nhau. Tác động của đại dịch COVID-19 đến nhóm trẻ chưa đến tuổi đi học hoặc khơng có khả năng đến trường là không rõ ràng.

Trong thời gian dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội, các trung tâm đã cố gắng duy trì nề nếp thói quen và lịch sinh hoạt bình thường cho các nhóm trẻ, trong khi vẫn đảm bảo mơi trường sinh sống thơng thống và hợp vệ sinh.

Các con nhỏ dưới 4 tuổi và các con chậm phát triển, các con chưa ý thức được về dịch, các sinh hoạt được duy trì như bình thường. Phịng ở của các con được khử khuẩn, phun sát trùng thường xuyên hơn, cửa để thơng thống. Chỉ có điều các con khơng được ra ngoài chơi tự do như trước, chỉ chơi trong khơng gian được quy định thơi vì trung tâm đã phân khu rồi”.

(Nam, lãnh đạo, đại diện TT BTXH, Đồng Tháp).

Chúng tôi phải dạy các con tránh xa người lạ để giảm nguy cơ lây lan. Các con nhìn thấy người lạ là chạy dạt. Các con nhận thức kém,

trung tâm nhỏ lại gần khu đông dân cư, chúng tơi phải dạy các con bằng hình ảnh

minh họa”.

(Nữ, lãnh đạo, Đại diện TT Ni trẻ khuyết tật, Đà Nẵng)

• Về học tập

Nhóm trẻ trong độ tuổi đi học chịu tác động rõ nét nhất với sự gián đoạn học tập và chuyển đổi hình thức học tập trực tuyến.

Trẻ em sinh sống tại các cơ sở BTXH, đến tuổi đi học được đi học tại các trường học công lập trên địa bàn. Giống như trẻ em sinh sống tại cộng đồng, các em cũng phải nghỉ học và học trực tuyến theo các chương trình của nhà trường trong thời gian giãn cách xã hội. Điều này dẫn đến việc tất cả các trung tâm đều đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị phục vụ học trực

tuyến cho các em vì hầu hết máy tính của trung tâm chỉ trang bị phục vụ hoạt động quản lý và văn phịng, do vậy, khơng thể đáp ứng được nhu cầu học trực tuyến đồng loạt của nhiều trẻ em. Để khắc phục tình trạng gián đoạn học tập của các em, các cán bộ, nhân viên của trung tâm chủ động hướng dẫn trẻ học tập, trẻ lớn dạy và kèm cặp trẻ bé. Với hình thức này thì chỉ có thể duy trì tinh thần học tập và hỗ trợ một phần kiến thức, nhưng không thể đảm bảo trẻ em thu nhận được đầy đủ kiến thức cần thiết.

Các con được phân loại theo lứa tuổi và chúng tôi chia ca thực hiện giảng dạy cho các con hàng ngày. Trong điều kiện này thì chỉ có cách tận dụng nhân lực tại chỗ thôi”.

(Nữ, lãnh đạo, đại diện TT BTXH, Điện Biên).

Máy tính khơng có cho các con học, vì chỉ có máy của văn phịng thơi. Có một máy tính xách tay, chúng tơi chia ca các con để các con học chung. Nhìn chung là khó khăn lắm”.

(Nữ, lãnh đạo, đại diện TT BTXH, Bình

Dương).

Chúng tôi đang thực hiện cách thức cháu lớn kèm cháu nhỏ, các cô dạy các cháu nhỏ học tập. Với các cháu cấp 1 thì đơn giản hơn, chứ các cháu học cấp 2 thì các cơ cũng chả nhớ mà dạy được”.

(Nam, lãnh đạo, đại diện TT BTXH, Hưng Yên).

Các cháu học trên truyền hình, phân ca theo từng lớp để đưa các con lên hội trường học tập trung, nhìn chung là vất vả rồi, hơn chục cháu đi học mà giờ loay hoay với việc cập nhật kiến thức cho các cháu. Chứ dịch hết mà quay lại trường học các con đã thiệt thòi về tâm lý giờ lại tự ti vì học kém thì tội lắm. Chúng tơi cố gắng duy trì thơi”.

(Nam, lãnh đạo, đại diện TT BTXH tỉnh Đồng Tháp).

• Về chăm sóc dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em về cơ bản được đáp ứng đầy đủ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên các thực phẩm bổ sung, tăng cường chất đạm cho trẻ bị hạn chế khá

nhiều do khơng có nguồn tài trợ. Duy trì cuộc sống cho trẻ tại các trung tâm BTXH được đảm bảo bởi nguồn ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, các trung tâm đều tăng gia trồng rau, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn hàng ngày của trẻ. Trước đây, các mặt hàng thực phẩm thông thường (sữa, bánh kẹo, hoa quả) và tiền sinh hoạt của trẻ được bổ sung thêm bởi các nguồn tài trợ. Tuy nhiên, khi các trung tâm đóng cửa tiếp khách do giãn cách xã hội, các nguồn tài trợ về tiền mặt và hiện vật cũng giảm đi đáng kể, do vậy cũng làm giảm chất lượng dinh dưỡng bữa ăn của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

• Về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội

Nhiều trẻ em bị căng thẳng do tác động của việc thường xuyên đưa tin về đại dịch của các phương tiện truyền thông không nhắm tới đối tượng trẻ em, ngồi ra cịn phát sinh các vấn đề tâm lý do trẻ phải nghỉ học dài ngày, không được tự do ra ngồi chơi như thể hiện trong Hình 4. Hiện tượng này gặp nhiều ở những trẻ trong độ tuổi học cấp 2, cấp 3 có nhận thức tốt về dịch bệnh. Ngoài ra ở lứa tuổi này trẻ đang trong giai đoạn có nhiều chuyển biến tâm lý, cùng với việc thiếu thốn tình cảm gia đình cũng là nguyên nhân làm gia tăng sự bất an của trẻ trong giai đoạn dịch.

Các cháu nhỏ thì cũng khơng có nhiều biểu hiện, nhưng các cháu đang độ tuổi lớn thì hiểu biết hơn. Có cháu đeo khẩu trang cả lúc đi ngủ, nhất định không bỏ ra”.

(Nam, lãnh đạo, đại diện TT PHCN trẻ khuyết tật Việt – Hàn, Hà Nội).

Có cháu khó ngủ do sợ dịch, đái dầm ra quần dù trước đây chưa bao giờ có hiện tượng này”.

(Nữ, lãnh đạo, đại diện TT BTXH tỉnh Điện Biên)

Các dấu hiệu trẻ em căng thẳng tinh thần (tức giận, buồn bã, hiếu động) cũng xuất hiện vào giai đoạn hơn một tháng bắt đầu dịch và xảy ra thường xuyên hơn trong giai đoạn cuối của thời gian thực hiện giãn cách xã hội khi mà cơ hội vui chơi, giải trí, hoạt động thư giãn ngồi trời, giao lưu bạn bè của trẻ em bị hạn chế.

Để giải quyết các vấn đề này, các trung tâm khuyến khích trẻ tham gia những trị chơi tại chỗ, cung cấp cho trẻ thông tin phù hợp với lứa tuổi về đại dịch và cách các em tự bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh, cắt cử cán bộ sinh hoạt cùng trẻ trong thời gian giãn cách xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM 12/2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)