Những thuộc tính cơ bản của hình tượng văn chương

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG của văn học lí luận văn học, HSG (Trang 32 - 35)

I. NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ TRONG TÁC PHẨM 1.Khái niệm chung.

Những thuộc tính cơ bản của hình tượng văn chương

Những thuộc tính cơ bản của hình tượng văn chương a. Phản ánh và sáng tạo.

Phản ánh hiện thực là quy luật của văn chương. Tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh của thế giới khách quan. Tuy vậy, khơng được đánh đồng khái niệm "hình tượng" trong nhận thức luận (triết học) với "hình tượng" trong lí luận văn học.

Trong triết học, khái niệm hình tượng hiểu là bất kỳ một sự phản ánh nào về ngoại giới vào trong ý thức con người. Ở đây, "hình tượng" đồng nghĩa với "hình ảnh" Lénine viết: ... Cảm giác, tri giác, biểu tượng và nói chung, ý thức của con người là hình ảnh của thực tại khách quan.

Trong nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật không phải là bất kỳ một sự phản ánh nào về hiện thực mà là một sự phản ánh được ghi giữ lại trong một chất liệu của một loại hình nghệ thuật nhất định. Cụ thể, trong tác phẩm nghệ thuật sự phản ánh về hiện thực phải có được một sự tái hiện có nghệ thuật trong một chất liệu nhất định của một loại hình nghệ thuật cụ thể. Như thế, nghệ thuật bao gồm cả tư duy hình tượng và cả hoạt động thực tiễn nhất định sự sáng tạo nghệ thuật, sự nhào nặn thẩm mĩ một chất liệu nhất định. Nghệ thuật vừa tư duy (bằng hình tượng) vừa là hoạt động thực tiễn trực tiếp. Ðược vật chất hóa ở trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, nghệ thuật tồn tại như một khách thể tinh thần trong dạng các giá trị nghệ thuật nhất định. Ở đây, tác phẩm nghệ thuật cũng là tự nhiên thứ hai như tất cả những gì được tạo ra bằng bàn tay khối óc của con người.

Với tư cách là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, nghệ thuật chính là một sự thống nhất liên tục của nhận thức hình tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính - cụ thể hiện thực trong chất liệu của một loại hình nghệ thuật . Do đó, khơng được xem hình tượng chỉ là một kiểu tư duy (tư duy hình tượng) mà nó cịn là một hành động thực tiễn vật chất - hoạt động sáng tạo, tạo ra một sự vật mới, tạo ra hiện thực khách quan. Hình tượng văn chương được vật chất hóa nhờ chất liệu ngơn ngữ. Nó vừa là ý thức tư tưởng của nhà văn vừa là tài năng sáng tạo - nhào nặn chất liệu ngôn ngữ của nhà văn.

Tuy vậy, không được xem phản ánh và sáng tạo như là 2 giai đoạn của việc xây dựng hình tượng theo nghĩa , nhà văn có sẵn hình tượng tinh thần ở trong đầu óc sau đó, tìm và khốc cho nó một bộ áo vật liệu cụ thể nào đó. Thực ra, trước khi được vật chất hóa ra, hình

tượng nghệ thuật đã tồn tại trong óc người nghệ sĩ, nghĩa là đã bao hàm sự sáng tạo trong ý thức tư tưởng. Lénine viết ý thức con người khơng chỉ phản ánh thế giới khách quan mà cịn sáng tạo ra thế giới khách quan. Hình tượng nghệ thuật khơng phải là một bức ảnh chụp, một hình ảnh thu được trong tấm gương, cũng không phải là một sự tái hiện đơn giản cuộc sống, sự bắt chước máy móc tự nhiên. Sự bắt chước giỏi lắm cũng chỉ nhân đôi đối tượng mô tả chứ không tạo ra giá trị thẩm mĩ mới. Hình tượng nghệ thuật khơng phải là hình ảnh minh họa của khoa học. Hình ảnh minh họa của khoa học tái hiện các hình tượng như chúng vốn có trong hiện thực. Tức là tái hiện thực tế một cách chính xác. Cịn hình tượng nghệ thuật, sáng tạo là bản chất của nó. Hình tượng nghệ thuật bao hàm cả sự phóng đại, cường điệu, cả sự tỉa xén, nhào nặn. Hình tượng nghệ thuật là kết quả của trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ.

Phản ánh và sáng tạo là hai mặt của quá trình sản sinh ra hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật một mặt là hình ảnh của thế giới khách quan, mặt khác là sự sáng tạo lại thế giới khách quan ; một mặt là ý thức tư tưởng mặt khác là hoạt động thực tiễn vật chất của nhà văn; một mặt là khách thể tinh thần mặt khác là thế giới hiện thực (tự nhiên thứ 2).

b. Cụ thể và khái quát

Cả hình tượng nghệ thuật và khái niệm khoa học đều là sự phản ánh hiện thực khách quan; đều không phải là sự lặp lại hiện thực. Nhưng nếu khái niệm khoa học là sự trừu tượng hóa cái chung ra khỏi cái cá biệt, cụ thể của đối tượng thì hình tượng nghệ thuật lại phản ánh cái chung thơng qua cái cá biệt, cụ thể cảm tính trong dạng thái bản thân cuộc sống.

Một công thức khoa học cũng như một hình tượng nghệ thuật đó là sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Nhưng nếu như công thức khoa học, phép biện chứng này được biểu lộ thơng qua cái chung thì ở hình tượng nghệ thuật phép biện chứng này lại được biểu lộ thông qua cái riêng, cái đơn nhất. Một hình tượng nghệ thuật là tổng hịa các phẩm chất , thuộc tính, đặc điểm tiêu biểu cho một hiện tượng nhất định, con người nhất định. Hình tượng nghệ thuật là nơi phơi bày sự phong phú của cái cá biệt, tính mn vẻ của các hiện tượng. Hình tượng nghệ thuật tác động trực tiếp vào giác quan của chúng ta. Tiếp xúc với hình tượng nghệ thuật là tiếp xúc với những bức tranh những sự vật, những hiện tượng, những cảnh đời, những con người, những số phận riêng lẻ, cụ thể đang sống, vận động trong một tương quan cụ thể. Nội dung cụ thể của các tác phẩm là khơng hề bao giờ lặp lại nhau. Ðiều đó có nghĩa là các hình tượng nghệ thuật mang tính cá biệt - kể cả hình tượng phong cảnh tự nhiên và hình tượng nhân vật. Có biết bao nhân vật xuất hiện trong các sách ta đã đọc nhưng có ai giống ai đâu. Sự riêng biệt của các nhân vật không phải chủ yếu ở tên gọi, hình hài diện mạo mà chủ yếu ở tính cách, ở cá tính. Có người đã nhận định : nền văn chương nhân loại là một phịng triển lãm các tính cách, là nơi phơi bày sự đa dạng phong phú của cốt cách, phẩm chất của con người.

Tính cá biệt cụ thể của hình tượng khơng chỉ biểu hiện ở chỗ miêu tả trực quan có tính chất tạo hình các sự vật và con người riêng biệt mà còn là ở chỗ : nhưng tâm trạng của các nhân vật. Mỗi bài thơ trữ tình là mỗi một trạng thái tình cảm, suy nghĩ riêng của nhà thơ, của nhân vật trữ tình. Nếu như hiện tượng phong phú hơn quy luật, thì tính cụ thể, cá biệt của hình tượng đem đến cho con người sự nhận thức về tính đa dạng, phong phú của hiện tượng. Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng nói với độc giả về một vấn đề gì đó của đời sống. Bạn đọc thơng qua những chi tiết, hình ảnh … của hình tượng để hiểu về đời sống. Tính cụ thể, cá biệt của hình tượng, vì vậy hàm chứa ý nghĩa khái qt . Trong hình tượng nghệ thuật khơng có chỗ cho những chi tiết, hiện tượng ngẫu nhiên. Trong nghệ thuật cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung. Chị Út Tịch 6 con ở xã Tam Ngãi huyện Cầu Kè với những đặc tính rất riêng biệt. Nhưng chị Út Tịch còn là người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ cứu

nước. Qua chị, ta hiểu được một lớp người và thậm chí, có thể hiểu cả một dân tộc, một thời đại.

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG của văn học lí luận văn học, HSG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w