I. NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ TRONG TÁC PHẨM 1.Khái niệm chung.
c. Chủ quan và khách quan
Tất cả các hình thái ý thức xã hội đều khơng chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan mà còn là sự biểu hiện thế giới chủ quan. Lénine đã chỉ rõ : Tư tưởng không chỉ là nhận thức mà còn là ý nguyện của con người. Ðiều này đúng với cả nghệ thuật. Và hơn thế, trong nghệ thuật ý nguyện của con người (những rung cảm, hưng phấn, khát vọng …) là một địi hỏi có tính tất yếu, là bản chất. nhà văn hướng tới đối tượng của mình khơng phải với tư cách là người chiêm ngưỡng mà với tư cách là chiến sĩ đấu tranh tích cực vì những lí tưởng của mình. Bélinski đã từng khẳng định : tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống để mà miêu tả, khơng có sự thơi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn gốc từ trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó khơng phải là tiếng kêu đau khổ , một lời ca sung sướng, một câu hỏi đặt ra hay một câu trả lời. Trong hình tượng nghệ thuật, sự giống với tự nhiên khơng phải là yêu cầu duy nhất, chưa phải là tất cả tính chân thực. Tính chân thực của nghệ thuật còn bao hàm cả việc phản ánh chân thực cảm xúc, cảm nhận và sự đánh giá về thực tại của người sáng tác. Trong tác phẩm nghệ thuật, sự biểu hiện nhân cách cá tính độc đáo của người sáng tạo cũng quan trọng như sự tái hiện chân thực hiện thực đời sống . Khái niệm khoa học có thể có hoặc khơng có chứa đựng sự đánh giá, nhưng hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là bản án đối với hiện thực , bao giờ cũng là sự đánh giá về hiện thực. Trong hình tượng nghệ thuật, hiện thực được phản ánh dưới ánh sáng của một lí tưởng, thẩm mĩ xã hội nhất định, dưới ánh sáng của các phạm trù cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái cao cả và cái thấp hèn…
Nhưng, sự đánh giá trong hình tượng nghệ thuật khơng phải là những lời bình luận đưa từ ngoài vào. Sự đánh giá về nghệ thuật nằm ngay trong bản chất của hình tượng. Một hình tượng nghệ thuật vừa bao hàm sự phản ánh về hiện thực vừa bao hàm sự đánh giá về hiện thực đó. Nghĩa là, bằng hình tượng nghệ thuật nhà văn phản ánh để đánh giá và đánh giá qua việc phản ánh hiện thực. Cái khách quan và chủ quan ở đây xuyên thấu vào nhau.