Thể tam nhiễm(2n+1) cho 2 loại giao tử là (n+1) và (n) có thể thụ tinh được Phương pháp xác định là dùng sơ đồ hình tam giác.

Một phần của tài liệu Chuyên đề nguyên phân, giảm phân, thụ tinh (Trang 30 - 32)

pháp xác định là dùng sơ đồ hình tam giác.

- Các kiểu gen thường gặp của cơ thể (3n) hoặc (2n+1): AAA, AAa, Aaa, aaa

Ví dụ: Đối với kiểu gen AAa

- Các loại giao tử có thể có là: AAa, AA, Aa, A, a, 0

- Các loại giao tử có thể sống sót và tham gia thụ tinh là: 1 2 2 1

AA : Aa : A : a

6 6 6 6

30

Số loại thể lệch bội đơn = số cặp NST = n

Số loại thể lệch bội kép: )! 2 ( ! 2 ! 2 − = n n Cn A A a

b. Thể tứ bội (4n) hoặc tứ nhiễm (2n + 2)

- Thể tứ bội (4n) giảm phân tạo giao tử là (2n) mới có khả năng sống sót và thụ tinh. Phương pháp xác định là dùng sơ đồ hình chữ nhật.

- Thể tứ nhiễm (2n+2) giảm phân tạo giao tử là (n+1) mới có khả năng sống sót và thụ tinh. Phương pháp xác định là dùng sơ đồ hình chữ nhật.

- Các kiểu gen thường gặp của cơ thể (4n) hoặc (2n+2): AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.

Ví dụ: Đối với kiểu gen AAaa

- Các loại giao tử có thể có là: AAaa, AAa, Aaa, AA, aa, A, a, 0.

- Các loại giao tử có thể sống sót và tham gia thụ tinh là: 1 4 1

AA : Aa : aa

6 6 6

c. Xác định số lượng NST trong tế bào thể đa bội

- Đa bội thể là trường hợp số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n.

- Các thể đa bội lẻ như 3n, 5n, 7n… - Các thể đa bội chẵn như 4n, 6n, 8n…

Ví dụ: Loài cà chua có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản tế bào dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu NST ở thể tam bội, thể tứ bội.

Giải

- Số lượng NST trong tế bào 3n = 36 NST. - Số lượng NST trong tế bào 4n = 48 NST.

C. BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Bài 1: Ở một loài thực vật có 2n = 20. Hãy dự đoán số lượng NST ở thể một nhiễm kép, thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể ba nhiễm kép?

Đáp án: Thể một nhiễm kép (2n-1-1) = 18, Thể một nhiễm (2n-1) = 19, Thể ba nhiễm(2n+1) = 21, Thể ba nhiễm kép (2n+1+1) = 22.

Bài 2: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể ba nhiễm có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là bao nhiêu?

Đáp án: Số loại thể ba nhiễm có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài = n = 7.

Bài 3: Một tế bào có 2n = 16 nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành các tế bào con. a) Quá trình nguyên phân diễn ra bình thường tính:

+ Số tế bào con sinh ra?

+ Tổng số NST có trong các tế bào con.

b) Nếu 1 tế bào trong nguyên phân có 1 NST không phân ly tạo ra các tế bào con có số NST là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

a) Quá trình nguyên phân bình thường:

+ Số tế bào con sinh ra sau 3 lần nguyên phân là: 2k = 23 = 8.

+ Tổng số NST trong các tế bào con là: 2k . 2n = 23.16 = 128 (NST).

b) Nếu 1 tế bào trong nguyên phân có 1 NST không phân ly tạo ra các tế bào con có số NST là

+ 1 tế bào thừa 1 NST = 2n + 1 = 17. + 1 tế bào thiếu 1 NST = 2n – 1 = 15.

Bài 4: Xét cặp NST giới tính ở người. Một người nam có quá trình giảm phân rối loạn phân ly NST XY ở giảm phân I. Các loại tinh trùng nào có thể được hình thành?

Hướng dẫn giải: 31 A A a a

Các loại tinh trùng được hình thành gồm: 2 tinh trùng XY, 2 tinh trùng O. XY XXYY XXYY XY

GPI GPII XY O O O

Bài 5: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Một quần thể cà chua tứ bội.

a) Phép lai bố mẹ có kiểu gen thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 11: 1. b) Phép lai bố mẹ có kiểu gen thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 35: 1.

Hướng dẫn giải:

a) Tỉ lệ KH F1 là 11: 1  Tổng tỉ lệ là 12 = 6 x 2 mà phải xuất hiện aaaa nên giao tử của bố mẹ phải là (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa) x (1/2Aa, 1/2aa)  KG bố mẹ là P: Aaaa x aaaa.

b) Tương tự suy ra P: AAaa x AAaa.

Bài 5: SGK Sinh học 12 nâng cao trang 38. Bài 7: SGK Sinh học 12 nâng cao trang 38. Bài 8: SGK Sinh học 12 nâng cao trang 38. D. BÀI TẬP NÂNG CAO:

Bài 1: Một tế bào sinh giao tử giảm phân cho 3 loại giao tử n+1, n-1, n. Giải thích cơ chế hình thành các loại giao tử đó?

Hướng dẫn giải:

Giảm phân I bình thường tạo 2 tế bào con có n NST kép. Giảm phân II xảy ra rối loạn phân ly 1 cặp NST ở một tế bào con nên cho 3 loại giao tử n+1, n-1, n.

Bài 2: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Hãy xác định loại giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Loài này có bộ NST 2n = 12 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về 2 cực của tế bào) thì giao tử bình thường có n = 6 NST.

Khi có 1 cặp NST không phân ly trong giảm phân I thì sẽ tạo ra hai loại giao tử đột biến là (n + 1) và (n- 1), hai loại giao tử này có tỉ lệ bằng nhau.

- Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ (20/2000) x 100% = 1%

- Vì hai loại giao tử đột biến có tỉ lệ bằng nhau nên giao tử có 5 NST (n-1) chiếm tỉ lệ 0.5%

Bài 3: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBB. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào, cặp Aa rối loạn sự phân ly trong lần phân bào II, cặp BB phân ly bình thường. Cơ thể trên có thể cho ra những loại giao tử nào?

Hướng dẫn giải:

Một phần của tài liệu Chuyên đề nguyên phân, giảm phân, thụ tinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w