3.1 .PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Chọn địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại huyện Châu Thành là một trong những huyện có diện tích
trồng nếp nhiều nhất của tỉnh Long An, trong đó xã Vĩnh Cơng là xã chuyên canh nếp tiêu biểu và có thời gian sản xuất lúa nếp khá lâu ở huyện Châu Thành, Long An.
Chọn mẫu, cỡ mẫu
Chọn mẫu thông qua thảo luận nhóm để tìm ra những hộ có thực hiện khâu ghi chép nhật ký sản xuất lúa nếp. Chọn hộ có ghi chép nhật ký sản xuất lâu năm nhất.
Cách thu thập thông tin.
Ghi lại tất cả các hoạt động sản xuất của nông hộ về các khâu:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích canh tác, đất đai, nguồn nước tưới, thời vụ, kỹ
thuật sản xuất nếp.
- Các chi phí trong canh tác nếp: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, chi phí thuê mướn.
- Tình hình tiêu thụ nếp: sản lượng, giá bán, hình thức bán.
- Một số thuận lợi, khó khăn về lợi nhuận của nơng hộ khi sản xuất lúa nếp.
3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.2.1 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các chỉ số kinh tế như chi phí đầu vào, tổng thu nhập, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả lao động và các phương pháp như thống kê mô tả, hồi quy tương quan. Tùy từng mục tiêu cụ thể mà sử dụng các phương pháp phân tích như sau:
Mục tiêu:Xác định diễn biến các yếu tố đầu vào, tình hình sâu bệnh, năng suất, giá
cả thị trường, thu nhập và lợi nhuận sản xuất.
Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA), phân tích các số liệu thứ cấp và phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm nơng hộ, thực trạng tình hình sản xuất nếp tỉnh
Long An như: lao động tham gia trong sản xuất nông nghiệp, nguồn giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và tiêu thụ.
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chi phí và lợi nhuận của
người sản xuất lúa nếp giai đoạn 1999 - 2012.
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến và hàm tương quan để nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong canh tác lúa nếp của nơng hộ.
Phương trình hồi quy tương quan được thiết lập có dạng:
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + … + βiXi
Trong đó: Y là hiệu quả sản xuất nếp; β0 là hằng số; X1, X2,… Xi là các biến độc lập
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nếp; β1, β2,…βi là các hệ số hồi quy.
Mục tiêu: Xác định tốc độ thay đổi về năng suất, giá bán, chi phí và lợi nhuận của
người sản xuất lúa nếp giai đoạn 1999 - 2012. Áp dụng chỉ số liên hồn, số trung bình nhân để tính tơc độ tăng trưởng trung bình, tốc độ tăng trưởng bình qn của các chi phí, năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mô hinh canh tác lúa nếp trong giai đoạn 1999 - 2012 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
3.2.2 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế xã hội và thông tin được thu thập không chắc
chắn.
Bảng thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập
làm cơ sở để phân tích và kết luận. Bảng thống kê cũng là bảng để trình bày kết quả đã được phân tích, nhờ nó các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về những vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
- Hệ số gieo trồng là số vụ có thể canh tác trong năm.
- Chi phí tiền mặt là chi phí bỏ ra trong q trình sản xuất (trừ chi phí cơ hội).
Chi phí tiền mặt của hoạt động sản xuất nếp = chi phí phân + chi phí thuốc BVTV + chi phí lao động thuê + chi phí thu hoạch + chi phí giống và gieo sạ + các chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất (trừ chi phí cơ hội).
- Chi phí cơ hội là những lợi ích mất đi khi chọn chi phương án này mà khơng chọn
phương án khác.
- Tổng chi phí:
Tổng chi phí = chi phí tiền mặt + chi phí cơ hội
- Tổng giá trị sản phẩm là toàn bộ lượng tiền mà nông hộ thu được sau khi thu hoạch mùa vụ.
Tổng giá trị sản phẩm = sản lượng × giá bán + phụ phẩm
- Lãi thuần là lượng thu nhập thực mà nơng dân có được sau khi trừ tất cả các chi
phí đầu vào.
Lãi thuần = tổng giá trị sản phẩm – chi phí tiền mặt
Lãi có chi phí cơ hội = tổng giá trị sản phẩm – tổng chi phí
Áp dụng chỉ số liên hồn, số trung bình nhân để tính tơc độ tăng trưởng trung bình, tốc độ tăng trưởng bình qn của các chi phí, năng suất, thu nhập và lợi nhuận của mô hinh canh tác lúa nếp trong giai đoạn 1999 - 2012 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Cơng thức liên hồn
Trong đó:
P1: là giá trị của năm hiện tại P0: là giá trị của năm trước đó Ip: tốc độ tăng trưởng hằng năm
Cơng thức trung bình nhân
Trong đó:
: tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm.
I1i2i3...in : tốc độ tăng trưởng liên hoàn của các năm thứ i (1 2 3…n).
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Phương pháp hồi quy tương quan được sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Mục tiêu phân tích mơ hình nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập (Xi).
-Phương trình hồi quy tương quan:
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + … + βiXi
Trong đó
Y là biến phụ thuộc.
β0 là hệ số tự do, nó cho biết giá trị của biến Y khi các biến X1, X2, …, Xi bằng 0.
X1, X2, …, Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nếp (biến giải thích).
β1, β2, …, βi gọi là hệ số hồi quy, cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định.
- Kiểm định các tham số βi
Phương trình hồi quy tổng thể có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn
Biến Xi với βi
Đặt giả thiết
H0: βi = 0 (Xi không ảnh hưởng đến Y) H1: βi≠ 0 (Xi có ảnh hưởng đến Y)
Xét giá trị P_value thứ i để xác định P_value ≥ 0,05: chấp nhận H0 P_value < 0,05: chấp nhận H1
- Ước lượng các tham số βi
Biến Xi: A1i < Xi <A2i
Khi tăng một đơn vị Xi sẽ làm ảnh hưởng đếnY trong khoảng (A1i;A2i)
- Kiểm định toàn bộ tham số βi
Đặt giả thiết:
H0: β1 = β2 = … = βn = 0 (các yếu tố khảo sát Xi khơng ảnh hưởng đến Y) H1: có ít nhất một βi ≠ 0
Xét mức ý nghĩa:
Sig F ≥ 0,05 chấp nhận H0 Sig F < 0,05 chấp nhận H1
- Hệ số tương quan(R)
Hệ số tương quan nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (Xi).
- Hệ số xác định (R2)
Hệ số xác định được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi).
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 DIỄN BIẾN YẾU TỐ ĐẦU VÀO, NĂNG SUẤT, GIÁ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN
4.1.1 Năng suất trung bình qua các năm
Kết hợp Hình 4.1 và Bảng 4.2 ta có thể thấy năng suất qua các năm có xu hướng
tăng lên nhưng khơng ổn định. Giai đoạn từ năm 1999 - 2006 năng suất biến động
từ 3,9 - 5,1 tấn/ha, tốc độ thay đổi trung bình trong giai đoạn này là âm 0,01% trên
năm. Tuy nhiên ở năm 2002 chỉ đạt 3,9 tấn/ha trong khi năm 2001 lại là 5,1 tấn/ha, ở năm 2002 năng suất nhỏ nhất đạt 76,2% so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng cao
nhất là năm 2003 đạt 20,1%. Giai đoạn từ năm 2006 - 2012 có giá trị năng suất biến
động từ 4,8 - 7,0 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2006 - 2012 đạt 3,6% trên năm, cao hơn các năm trước do ở những năm này hộ nơng dân đã có áp dụng
các kĩ thuật mới trong sản xuất, chất lượng giống được nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất qua các năm là do dịch bệnh, thiên tai, loại giống sử dụng. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 14 năm qua là 1,3% trên năm.
Hình 4.1: Tốc độ gia tăng năng suất của nơng hộ giai đoạn 1999-2012
4.1.2 Giá lúa và giá phân Urea qua các năm
Phần lớn là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế đất nước nên giá lúa có xu hướng
tăng nhưng không ổn định qua các năm. Qua Hình 4.2 và Bảng 4.1 ta thấy giá bán
tăng liên tục ở giai đoạn từ năm 1999 - 2006, tốc độ tăng trưởng đạt 14,8% trên năm, giai đoạn từ năm 2006 -2012, tăng mạnh ở năm 2006 và 2010, giảm lại ở năm
2007 và 2011, tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2006 - 2012 là 4,2% trên năm.
Năm 2000 có giá bán trung bình thấp nhất, chỉ 1,833 đ/kg, giá bán trung bình cao nhất ở năm 2010 với 6,883 đ/kg. Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2006 là 36,4% so với năm 2005, năm 2011 giá bán giảm 1000 đ/kg so với năm thứ 2010,
nhưng tăng trở lại vào năm thứ 2012. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 14 năm qua là 8% trên năm.
Hình 4.2: Tốc độ gia tăng giá lúa và giá phân Urea giai đoạn 1999-2012
Nguồn:Số liệu điều tra 14 năm sản xuất lúa nếphuyện Châu Thành, tỉnh Long An, 2012
Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế đất nước nên giá Phân Urea có xu hướng tăng
nhưng không ổn định qua các năm. Qua Hình 4.2 và Bảng 4.1 cho thấy, giá phân tăng chậm trong giai đoạn 1999-2006, năm 2006 giá phân đạt 4.300 đồng/kg. Giai đoạn 2006-2008 giá phân Urea tăng mạnh, đạt 7.700 đồng/kg vào năm 2008, năm
2009 giá phân ít biến động so với năm 2008. Giai đoạn 2009-2012 giá phân Urea
Kết hợp Hình 4.2 và Bảng 4.1 ta thấy, vào năm 1999 giá phân thấp hơn giá lúa (tỷ lệ giá phân trên giá lúa là 0,81), giai đoạn 2000-2002 thì giá phân cao hơn giá lúa (tỷ lệ giá phân trên giá lúa > 1). Năm 2003 giá phân và giá lúa tăng lên nhưng giá
lúa tăng cao hơn giá phân (tỷ lệ giá phân trên giá lúa là 0,94), vào năm 2004 và
2005 thì giá phân cao hơn giá lúa (tỷ lệ giá phân trên giá lúa > 1). Đáng chú ý nhất
là năm 2006 giá phân thấp hơn rất nhiều so với giá lúa, khoảng cách giữa giá lúa và giá phân là 1.700 đồng (tỷ lệ giá phân trên giá lúa là 0,72). Giai đoạn 2007-2009 giá phân tăng cao hơn giá lúa (tỷ lệ giá phân trên giá lúa > 1,2). Giai đoạn 2009-2012
giá lúa hầu như ít biến động (dao động từ 5.750-6.880) nhưng giá phân tăng nhanh,
năm 2010 giá phân đạt 8.500 đồng/kg (tỷ lệ giá phân trên giá lúa là 1,24), năm 2011 giá phân tăng lên 10.370 đồng/kg (tỷ lệ giá phân trên giá lúa là 1,8), năm 2012 giá phân đạt giá trị cao nhất trong 14 năm qua là 12.000 đồng/kg (tỷ lệ giá phân trên giá
lúa là 2,04).
Bảng 4.1: Giá lúa, giá phân Urea và tốc độ tăng trưởng
Năm Giá lúa (đồng) trưởng giá bán Tốc độ tăng (%)
Giá phân Urea (đồng)
Tốc độ tăng trưởng giá phân
Urea (%) Tỷ lệ giá phân/giá lúa 1999 1.990 100 1.620 100,0 0,81 2000 1.833 92,1 2.617 161,5 1,43 2001 2.467 134,5 2.867 109,6 1,16 2002 2.525 102,4 3.167 110,5 1,25 2003 3.383 134,0 3.167 100,0 0,94 2004 3.983 117,7 4.150 131,0 1,04 2005 4.400 110,5 4.540 109,4 1,03 2006 6.000 136,4 4.300 94,7 0,72 2007 5.200 86,7 6.300 146,5 1,21 2008 5.667 109,0 7.700 122,2 1,36 2009 6.000 105,9 7.367 95,7 1,23 2010 6.883 114,7 8.533 115,8 1,24 2011 5.750 83,5 10.370 121,5 1,80 2012 5.875 102,2 12.000 115,7 2,04 TB 4425 108,0 5621 115,4 1,23
4.1.3 Chi phí trung bình qua các năm
Chi phí đầu tư cho sản xuất của nơng hộ được thể hiện qua Hình 4.3 và Bảng 4.2 ta
thấy chi phí có xu hướng tăng dần sau mỗi năm ở 2 giai đoạn từ năm 1999 - 2009
và giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 trong đó tăng nhanh ở những năm 2007 và 2009. Năm 2010 chi phí có giảm 2 triệu đồng so với năm 2009 nhưng tăng dần ở năm 2011 và 2012, chi phí cao nhất đạt 13,9 triệu đồng/ha vào năm 2009 và thấp nhất vào năm 1999 là 3,99 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1999 - 2006 là 8,1% trên năm, giai đoạn 2006 - 2009 tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 20,8% trên năm, tốc độ tăng trưởng chi phí trung bình trong 14 năm qua đạt 9,3% trên năm.
Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng chi phí sản xuất của nơng hộ giai đoạn 1999-2012
4.1.4 Lợi nhuận trung bình qua các năm
Mức thu nhập bị ảnh hưởng bởi các yếu tố là năng suất, chi phí và giá bán. Thu nhập tỷ lệ thuận với năng suất và giá bán. Tuy nhiên sẽ tỷ lệ nghịch với chi phí sản xuất.
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Nếu tổng chi phí biến đổi khơng đáng kể thì khi thu nhập càng tăng lợi nhuận sẽ tăng theo.
Hình 4.4: Tốc độ gia tăng lợi nhuận của nơng hộ giai đoạn 1999-2012
(Nguồn:Số liệu điều tra 14 nămsản xuất lúa nếphuyện Châu Thành, tỉnh Long An, 2012)
Qua biểu đồ Hình 4.4 và Bảng 4.2 biểu diễn sự tăng trưởng lợi nhuận của nông hộ
giai đoạn 1999 - 2012 ta thấy lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng khơng ổn định. Phần lớn lợi nhuận các năm sau có tăng hơn các năm trước. Lợi nhuận tăng liên tục
ở giai đoạn 1999 - 2006 và tăng mạnh ở năm 2006 và 2010, giảm mạnh ở năm 2007
và từ sau năm 2010. Năm 2010 lợi nhuận có giá trị cao nhất 32,9 triệu đồng, lợi nhuận thấp nhất là 3,8 triệu đồng vào năm 2000.
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1999 - 2006 là 21,4% trên năm, đến năm 2007 giảm
mạnh do năng suất giảm và chi phí tăng, năm 2008 lợi nhuận đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 80,4%, nhưng giảm lại vào năm 2009 (-3,4%), tăng lên ở năm 2010 và giảm dần ở năm 2011, năm 2012 lợi nhuận giảm mạnh so với các năm trước giảm 16% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1999 - 2012 là
Tóm lại:
Tốc độ tăng trưởng trung bình của năng suất trong 14 năm qua là 1,3%/năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của giá bán trong 14 năm qua là 8 %/năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của chi phí trong 14 năm qua là 9,3%/ năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của lợi nhuận trong 14 năm qua là 11,3%/năm.
Bảng 4.2Năng suất, lợi nhuận, tổng chi giai đoạn 1999-2012
Nguồn:Số liệu điều tra 14 năm sản xuất lúa nếphuyện Châu Thành, tỉnh Long An, 2012
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA NẾP
4.2.1 Mối tương quan các yếu tố đến năng suất
Nhân tố năng suất là nhân tố quan trọng góp phần đánh giá được hiệu quả sản xuất của nông hộ. Để biết được các yếu tố như: diện tích canh tác, giống, vụ sản xuất, mật độ gieo trồng, số lần bón phân, số lần phun thuốc và số lần bơm nước có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất thì ta xét qua bảng phân tích tương quan:
Kết quả Bảng 4.2 cho thấy năng suất có mối tương quan dương với các biến sau
đây: thời gian (năm sản xuất) ở hệ số tương quan (r = 0,627; P = 0,000), số lần bón
Năm Năng suất (t/ha)
Tổng chi (1000đ) Lợi nhuận (1000đ) Tốc độ tăng trưởng năng suất (%) Tốc độ tăng trưởng tổng chi (%)