Phản ứng phân hủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành khái niệm phản ứng hóa học trong chương trình hóa học THCS (Trang 26 - 28)

Tìm hiểu ở bài: ñiều chế oxi trong phòng thí nghiệm (lớp8), phân hủy muối (CaCO3, KNO3….), bazo(Cu(OH)2, Mg(OH)2 )

a) Hình thành kiến thức mới

ðể hình thành khái niệm về phản ứng phân hủy thì cho HS nghiên cứu phản ứng ñiều chế oxi

Ví dụ1 : 2 KClO3 (r) t0 2 KCl +3 O2

• ðặt vấn ñề:phản ứng phân hủy là phản ứng ngược chiều lại phản ứng hóa hợp • Phân tích ví dụ

+ Chất tham gia: muối KClO3

+ Sản phẩm: gồm muối clorua( KCl) và phân tử O2 + ðiều kiện: Nhiệt ñộ và xúc tác là MnO2

• Nhận xét sự phân tích của HS có một chất tham gia và tạo thành hai chất. Từ ñó cho HS ñịnh nghĩa phản ứng phân hủy hoàn chỉnh.

• GV khái quát ñưa khái niệm vào hệ thống khái niệm ñã học. • Cho HS vận dụng: cho ví dụ khác

b) Tiếp tục củng cố và hoàn thiện kiến thức:

Ví dụ 2: 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 • Có một hợp chất tham gia phản ứng: muối KMnO4

• Chất ñược sinh ra gồm ba chất: muối K2MnO4, oxit kim loại MnO2 và ñơn chất oxi.

• Với ñiều kiện phản ứng vẫn là nhiệt ñộ và xúc tác MnO2 Ví dụ 3 : CaCO3 t0 CaO + CO2

Sản phẩm sinh ra không những là muối mà còn có thể là oxit kim loại CaO và khí CO2. Với ñiều kiện chung là nhiệt ñộ. Khi ñến ñây thì HS càng thấy sự mở rộng và ña dạng của phản ứng phân hủy chứ không ñơn thuần là tạo ra một chất nhất ñịnh mà nó rất nhiều loại.

c) Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tiễn:

+ Vận dụng hóa học giải thích thực tiễn: khi cho viên kẹo bạc hà vào chai cola thì chai ñó sủi bọt thật mạnh và bắn lên thành cột nước cao.

Ví dụ: Vì sao khi cho viên bạc hà vào chai cola, chai nước sẽ sủi bọt thật mạnh và bắn lên thành một cột nước cao?

Hướng dẫn:Trong nước giải khát sẽ có cân bằng giữa các chất như : HCO3- + H + (aq) H2CO3 CO2 + H2O

Khi cho mentos vào nước cola mà thành phần của nó là HCO3- khi ñó thành phần của HCO3- tăng lên làm cho cân bằng trên chuyển dịch sang phải ñể tạo ra khí CO2. Lượng CO2 tạo ra rất nhiều sẽ tạo thành phản lực bắn cột nước lên cao.

Ví dụ : giải thích hiện tượng tại sao que diêm cháy ñược?

Hướng dẫn: Thân que làm bằng gỗ ở ñầu của que diêm thì gồm có hỗn hợp Sb2S3 và KClO3. Còn ở hai bên của hộp diêm thì có photpho ñỏ. Khi que diêm cọ sát vào hộp diêm có tẩm P ñỏ thì sẽ sinh ra nhiệt làm cho phân hủy KClO3 khi ñó sẽ giải phóng O2 rồi phản ứng với Sb2S3 vì thế mà làm cho que diêm bóc cháy.

KClO3 t0 KCl + O2 (k)

+ Thực tiễn ñể minh họa cho hóa học: Vì sao khi hàn kim loại người ta thường cho amoniclorua lên trên bề mặt kim loại và nung nóng?

Hướng dẫn: Người ta cho amoniclorua lên trên bề mặt kim loại và nung nóng khi hàn kim loại là do bề mặt kim loại thường bị chuyển thành lớp oxit kim loại. khi nung nóng thì NH4Cl bị phân hủy thành NH3 và HCl. NH3 là một chất khử nó sẽ tác dụng với oxit của kim loại yếu như: Cu … Còn HCl sẽ tác dụng với oxit của kim lọai mạnh hơn như Mg, Al…

NH4Cl (dd) NH3 + HCl

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành khái niệm phản ứng hóa học trong chương trình hóa học THCS (Trang 26 - 28)