Nguồn: Porter (1985, trang 133).
Tất cả những mối liên kết này giữa các hoạt động giá trị của doanh nghiệp và của khách hàng, đều có thể có tiềm năng làm tăng lên hoặc giảm xuống chi phí hoặc hiệu suất hoạt động của khách hàng.
1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng công cụ giá trị
Như đã trình bày ở phần trên, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị vượt trội cho khách hàng của mình so với các đối thủ, nghĩa là tạo lợi thế cạnh tranh. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định được đâu là năng lực cốt lõi của mình, và xác định năng lực cốt lõi nào có thể nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chuỗi giá trị được xem là công cụ cơ bản và hiệu quả để phát hiện sự tồn tại và tiềm năng của các nguồn lực trong tổ chức, doanh nghiệp. Từ việc phân tích chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể xác định được các năng lực/nguồn lực của mình và đưa vào đánh giá theo bốn tiêu chí lợi thế cạnh tranh bền vững VRIO, để phát hiện đâu là năng lực cốt lõi. Nếu đã khảo sát từ trước và biết rõ ưu, khuyết điểm của mình ở khía cạnh giá trị cảm nhận của khách hàng, qua việc phân tích chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể xác định được ngay là mình có năng lực cốt lõi để nâng cao giá trị cho khách hàng hay không, để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu khơng có đủ năng lực cốt lõi để thực hiện, thì cần tính đến phương án th ngoài.
Việc sử dụng các công cụ giá trị khách hàng và chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Khảo sát giá trị khách hàng. Đánh giá Ưu, khuyết điểm
Xác định năng lực cốt lõi nào có thể phát huy Ưu điểm, khắc phục
nhược điểm Phân tích chuỗi giá trị. Phát hiện
năng lực cốt lõi
-Sử dụng năng lực cốt lõi để nâng cao giá trị khách hàng.
-Thiếu năng lực cốt lõi: Thuê ngoài