Chương 3 : Điêu khắc Champa với tinh thần Hinđu
3.1. Điêu khắc Champa với những quan niệm tôn giáo Ấn Độ:
Đến với kho tàng điêu khắc Champa như mở ra thế giới của các vị thần Hindu giáo Ấn Độ. Bên cạnh đó cũng có cả thế giới Phật giáo. Các thành phần điêu khắc Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo Ấn Độ. Đầu tiên, hầu như các vị thần Hindu trong thần thoại Ấn Độ đều được các nghệ nhân Champa khắc họa rất độc đáo. Ở đây, xuất hiện bên cạnh các vị thần cịn có các vật biểu trưng, con vật của các vị thần cưỡi, những điển tích có liên quan và chính những điều này làm nổi bật những đặc điểm riêng của từng vị thần. Ví như theo thần thoại Ấn Độ, bò Nandin là kiếp trước của thần Shiva, khi Shiva được hóa thân thành người, thì bị Nandin trở thành vật cưỡi của thần Shiva, do vậy tượng bò Nandin thường gắn với nơi thờ Shiva. Hoặc cũng theo thần thoại Ấn Độ sư tử là một trong những kiếp hóa thân của thần Visnu. Sư tử được coi là vật linh, bởi có nhiều chiến công giết quỷ dữ Hirangaknsipu. Sùng bái thần Brahma nên được thần ban phép cho trường sinh. Nên tượng sư tử xuất hiện rất nhiều. Và thần Indra 'thần sấm sét' vị thần cổ xưa nhất của Ấn Độ được người Chăm tạc trong tư thế ngồi theo kiểu Ấn Độ, tay cầm lưỡi sét. Thần mặt trời Surya được khắc cùng hình con ngựa phi nước đại,.... Thần chết Yama được thể hiện với một con trâu trước bệ thờ và dây thòng lọng trong tay.
Bên cạnh các tượng thần Hinđu, tuy khơng cịn nhiều qua một số ́ bức tượng: Phù điêu phật, Bồ tát, La hán, Sư sãi.... điêu khắc Champa cùng tái hiện thế giới Phật giáo vô cùng phong phú. Nhất là ở đài thờ Đông Dương, với những hình ảnh chạm khắc độc đáo thể hiện những điển tích về đức phật. Qua đây chúng ta có thể hiểu được cuộc đời của Đức Phật từ lúc mới sinh đến khi tìm được một con đường chân lý giải thoát cho con người.
Khơng chỉ thế với điêu khắc Champa chúng ta cịn bắt gặp sự kết hợp hài hòa giữa Phật Giáo và Hinđu Giáo và thể hiện rõ nhất là tượng Đức Phật ngồi trên những cuộn rắn Nagar.
Ở Champa Hinđu giáo xuất hiện và nhanh chóng trở thành quốc giáo. Chính điều đó đã tạo nên một kho tàng điêu khắc Champa với rất nhiều tác phẩm thể hiện đề tài thuộc Hinđu giáo. Đến với điêu khắc Champa một thế giới thần linh cũng như những điển tích về Hinđu giáo như được tái hiện vơ cùng đa dạng và sống động.
Đầu tiên là ba vị thần chính tối linh của Hinđu giáo Brahma, Vishnu, Siva.
Trong thần thoại Ấn Độ Brahma vị thần sáng tạo thường được mô tả là: một vị thần có bốn đầu tượng trưng cho bốn phong kinh Vêđa. Thần Brahma có bốn tay, mang các vật biểu trưng như bộ kinh Veđa chiếc bình, tràng hạt, phương trượng. Theo thần tích Ấn Độ Brahma được sinh ra từ một quả trứng vàng trôi trên biển, vũ trụ hay từ một đóa sen mọc trên rốn thần Vishnu.
Bức phù điêu thần Brahma trên mi cửa Mỹ Sơn E1 thể hiện rõ sự ra đời của Brahma. Phía dưới là thần Vishnu thể hiện dạng người đàn ông bốn tay đang nằm dài trên thân rắn Shesa bảy đầu vươn lên làm tán cho thần Vishnu trôi bồng bềnh trên biển vũ trụ. Từ rốn thần Vishnu mọc lên một hoa sen. Trên hoa sen là thần Brahma ba mặt đang ngồi dập chân xếp bằng, một tay cầm tràng hạt, một tay cầm chiếc bình.
Trong kho tàng điêu khắc Champa còn rất nhiều tượng thần Brahma cũng tương tự với bức phù điêu Brahma trên mi cửa Mỹ Sơn E1, trong các vị thần điêu khắc cịn lại thì thần Brahma thường được thể hiện với hình tượng thần ba mặt, ngồi thiền định với hai hoặc bốn tay, cầm các vật biểu trưng chiếc bình, tràng hạt, phương trượng, kinh Veđa như trong thần thoại Ấn Độ.
Trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo, thần Vishnu được tôn sùng như là thần bảo hộ. Theo thần thoại thần Visnu có mười kiếp hóa thân khác nhau, năm
kiếp hóa thân người năm kiếp hóa thân vật. Năm kiếp hóa vật gồm: cá (Matsya), lợn rưng ̀ ̣̣̣(Varaha), nhân sư (Narasinha) và hai lần thành rùa Kurma. Trong năm lần hóa thân kiếp người, có hình tượng hạc thần, Visnu được thể hiện là vị thần có bốn cánh tay, mỗi tay cầm một linh vật: con ốc (cakha) tượng trưng cho ngũ hành: đoạn gỗ Cakha tượng trưng cho ý thức hay tri thức, cây cung hoặc chày vồ (Gada) tượng trưng cho ảo giác, bông sen (Padma) tượng trưng cho vũ trụ đang vận hành [8, 99]. trong thần thoại Ấn Độ thường xuất hiện cùng vật cưỡi của thần là nhân điểu Garuđa. Thần Vishnu ngự trị trên đỉnh Kailasa đôi khi ngồi thiền định trên rắn Nagar.
Thần Vishnu luôn mang phẩm chất từ bi, đầy nhân ái. Thần sẽ xuống trần gian bất kì khi nào mà con người bị đe dọa, nguy hiểm. Khi đó thần Vishnu xuất hiện với dáng vẻ một con người. Và được biết đến nhiều nhất là những lần thần hoá thân thành hoàng tử Rama,Krisna, và Đức Phật.
Trong điêu khắc Champa, thần Vishnu xuất hiện nhiều trong các bức tượng, phù điêu ở Mỹ Sơn, Phú Thọ (Quảng Ngãi), Quảng Điền và Hương Vinh (Huế). Ở đây thần Visnu không chỉ được miêu tả với tư thế nằm hoặc ngồi trên lưng rắn Shesha, bên cạnh có nhân điểu Gauđa mà còn được thể hiện trong tư thế đứng... Tiêu biểu là bức tượng Vishnu ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), thần Visnu được thể hiện trong tư thế đứng, gương mặt thanh tú, mắt nhỏ dài, sống mũi cao thẳng. Thân tượng trịn hình khối gọn khỏe, từ thân có bốn cánh tay toả ra, hai tay chính, một tay hướng ra phía trước lịng bàn tay ngửa, một tay tựa vào cột chống song song với chân, hai tay còn lại hướng lên cầm bơng sen, một tay cầm vật trịn hình đĩa.
Ngồi những bức tượng và phù điêu thần Vishnu, các nghệ nhân Champa thông qua việc tiếp nhận và thông hiểu những thần thoại Ấn Độ về những lần giáng trần, hoá thân của thần Vishnu. Vì thế họ còn tạo ra nhiều bức phù điêu thể hiện rõ nội dung của các thần tích liên quan đến thần Vishnu. Đó là các bức phù điêu Sita, thần khỉ Hanuman, quỷ Ravana lay động núi Kailasa, chúng tái
hiện lại chuyện về hoàng tử Rama một trong hóa thân của thần Vishna với cuộc chiến đấu chống quỷ vương Ravana cùng thần khỉ giành thắng lợi.
Và vật cưỡi của thần Vishnu là nhân điểu Garuđa cũng được thể hiện trong nhiều tác phẩm điêu khắc Champa. Tượng chim thần Garuđa thường được thể hiện với tư thế đang chiến đấu với thần rắn Naga. Garuđa được mô tả với mắt trịn lồi, lơng mài rậm, mỏ nhọn hơi quặp xuống ngặm lấy đi rắn, ngực nở trịn căng, vòng quanh ngực là vòng trang sức, với trang phục Sampot phủ kín tà Sampot được điêu khắc tỉ mỉ với nhiều họa tiết đẹp. Hai chân Garuđa đứng chụm lại đè lên thân rắn Naga.
Tiếp đến là thần Shiva, một trong ba vị thần chủ đạo của Hindu, vị thần được người dân Champa rất mực tôn sùng. Trong thần thoại Ấn Độ, Shiva vừa là thần hủy diệt cũng vừa là thần bảo tồn, sáng tạo.