Phong cách Hinđu trong nghệ thuật điêu khắc Champa:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài ảnh hưởng của văn hóa ấn độ đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc champa (Trang 48)

Chương 3 : Điêu khắc Champa với tinh thần Hinđu

3.2. Phong cách Hinđu trong nghệ thuật điêu khắc Champa:

Nghệ thuật điêu khắc Champa vô cùng phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà-la-môn, trên những tác phẩm đấy cũng bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hịa trộn với hình ảnh các vị thần Bà-la-mơn và những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện hình ảnh con người, lồi vật....hết sức sinh động.

Qua cách thể hiện của các tác phẩm điêu khắc ở từng giai đoạn phát triển của nghệ thuật Champa, phong cách nghệ thuật Ấn Độ toát lên sâu sắc cho thấy mức độ ảnh hưởng về phong cách cũng như những nguyên tắc của điêu khắc Ấn Độ trong Champa.

Nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ được xuất phát từ niềm tin và nội dung tơn giáo, vì thế đấy là một nền nghệ thuật thống nhất trong đa dạng, tồn tại và phát triển song song với đạo Phật và Hindu giáo.

Với sự truyền bá tôn giáo một cách rộng rãi, nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ cũng nhanh chóng du nhập sang nhiều nước, cùng đem đến những nguyên tắc,

hình mẫu và phong cách nền tảng. Và Champa đã tiếp thu một cách sâu sắc những nguyên tắc và phong cách đấy.

Nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ với nhiều trường phái tồn tại ở từng khu vực và thời kì Gandhara, Mathura, Amaravati, Gupta, Chola.

Sự đa dạng trong thống nhất của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ được thể hiện ở chỗ mỗi tơn giáo có những nguyên tắc chạm khắc riêng. Và những nguyên tắc đó là các khung thể hiện tinh thần tôn giáo Ấn Độ và chúng luôn được tôn trọng.

Khi tạo tác những tượng điêu khắc, các nghệ nhân dựa trên nền tảng những nguyên tắc đấy đồng thời thể hiện thêm tính sáng tạo ở các chi tiết đầu tóc, trang phục, nón, trang sức, nét mặt... làm nên những phong cách khác nhau trong nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ.

Với phật giáo người Ấn Độ dùng hình ảnh bánh xe pháp luân, cội bồ đề,.. đặt biệt là dấu chân để thể hiện đức Phật và họ cho rằng thể hiện Phật với hình người là khơng tơn trọng thần thánh. Nhưng đến đầu Công nguyên ở trường phái nghệ thuật Gandhara Bắc Ấn xuất hiện hình tượng Đức Phật dưới hình người và nhanh chóng phổ biến. Trải qua nhiều trường phái nghệ thuật và thời gian khác nhau nhưng tượng Phật Ấn Độ vẫn được thể hiện với những đặc điểm chung: có một nấm trịn nổi trên đỉnh đầu, một xốy trịn giữa đơi lơng mày, đơi tai lớn và dài..(đôi bàn tay thể hiện các thủ ấn..) và trong Phật giáo, Bồ Tát được thể hiện với vẻ mặt từ bi, bác ái thường có bốn tay, cầm bốn vật biểu trưng: quyển kinh, bình nước, chuỗi hạt, hoa sen. Sự nhân từ cùng khả năng phi thường, Bồ Tát như cứu độ chúng sinh.

Ở điều kiện Hinđu giáo, các vị thần được mô tả dưới dạng lý tưởng hóa gợi hình người một cách khái quát thể hiện sức mạnh, quyền lực siêu nhiên, cũng như nhiệm vụ phi thường của các thần. Vì thế, các vị thần thường được thể hiện với nhiều đầu, nhiều mắt va rất nhiều tay chân... Một vài thần thì được thể hiện trong hình dạng nửa người, nửa vật (mình người đầu voi: thần Ganesa, hóa

thân thứ tư của thần vishnu mình người đầu sư tử) những vị thần trong Hinđu giáo còn được thể hiện cùng với những vật biểu trưng và những con vật mà họ cưỡi.

Chính những đặc điểm nguyên tắc ấy được áp dụng và thể hiện qua từng giai đoạn trường phái nghệ thuật Ấn Độ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khu vực: Campuchia, Java, Champa....

Cùng trên nền tảng của những nguyên tắc chung, ở mỗi trường phái, giai đoạn nghệ thuật Ấn Độ mang nhiều đặc điểm đặc trưng riêng.

Đầu tiên ở trường phái nghệ thuật Gandhara hình thành ở Bắc Ấn vào đầu công nguyên. Ở đây chủ yếu thiên về phật giáo và mang nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Hy lạp. Tượng Phật được thể hiện với gương mặt hình trái xoan, tóc xoăn, mũi thẳng... Phật giáo phủ chiếc áo kín vai với nhiều nếp gấp.

Trường phái Mathura ở miền trung Ấn Độ cũng xuất hiện cùng thời với Gandhara. Đức Phật trong nghệ thuật Mathura với khn mặt trịn trịa, mắt to, miệng nhỏ hơi cười, với chiếc áo cà sa ôm sát người, vai trần, cử chỉ mềm mại đầy duyên dáng.

Ở đông nam Ấn Độ lúc này cũng tồn tại trường phái Amaravati, cùng đặc điểm với Mathura, nghệ thuật Amaravati thiên về tượng tròn và phù điêu đắp nổi. Ở đây Đức Phật được mô tả với gương mặt thon thả hơn.

Tiếp đến là nền nghệ thuật Gupta, hình thành ở thế kỉ IV cùng đế quốc Gupta. Đức Phật được thể hiện với đầy vẻ nhân từ: đôi môi đầy đặn, một nụ cười nhẹ, với bộ trang phục Sanghati bó chặt vào cơ thể, rất mỏng manh, nên đường nét thân người hiện lên sống động.

Sang thế kỉ VI, đế quốc Gupta sụp đổ nhưng nghệ thuật Gupta vẫn tồn tại nhưng với phong cách mới: hậu Gupta. Đức Phật vẫn được thể hiên duyên dáng nhưng có phần kém uyển chuyển, sống động như trước.

Champa đã sớm tiếp thu những giáo lý, quan niệm tôn giáo Ấn Độ cùng những nguyên tắc, đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ.

Dấu chân biểu tượng thể hiện Đức Phật ở Ấn Độ cũng được xuất hiện ở Champa. Tại Bình Định, Bình Thuận, Quảng ngãi, người ta thấy những dấu chân to lớn khác thường và cũng tìm thấy nhiều tượng Đức Phật có niên đại trước thế kỉ VII. Tác phẩm tiêu biểu trước tiên là pho tượng Phật đứng (Buddhopad) bằng đồng thau cao 1,08m, đẹp và hiếm vơ cùng được tìm thấy ở Đồng Vương. Pho tượng có màng nét rất nghệ thuật Amaravati Ấn Độ. Tượng Buddhopad với tư thế đứng, với chiếc áo cà sa để hở vai, tay trái túm mép nâng vạt áo thành tà trái của Antaravasuka song song với thần người, vải phải để hở, tay phải lập ấn vô úy, thân trước áo cà sa uốn lượn làng sóng lăn tăn duyên dáng. Cùng thuộc phong cách Amaravati cịn có hai tượng Phật chùa Kim Thanh (Quảng Điền). Đầu tiên tượng Phật thích ca được thể hiện ngồi trầm tư với tư thế thân thẳng, hai chân xếp bằng gác lên nhau, hai tay đặt lên hai đầu gối, áo cà sa xếp nếp để hở vai và cánh tay phải, áo choàng vắt qua vai trái, vai phải để trần, bụng hơi to và hai lịng bàn chân ngửa lên và ưởn ra ngồi.

Thứ hai là tượng Phật đứng thể hiện đức Phật sơ sinh với tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất. Kiểu tượng Phật sơ sinh có nguồn gốc Trung Quốc nhưng lại mang đồ trang sức, tai tượng đeo hoa tai và đặc biệt Phật mặc chiếc váy lửng tới đầu gối, kiểu mặc phổ biến của tượng nam trong nghệ thuật Ấn Độ, phong cách Mathura (I-IV).

Những tác phẩm điêu khắc Champa trước thế kỉ VII cịn rất ít nhưng cũng đủ cho thấy giai đoạn này nền nghệ thuật điêu khắc Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc của điêu khắc Ấn Độ.

Đến thế kỉ VII, nghệ thuật Champa sang phong cách Mỹ sơn E1 với ảnh hưởng từ trường phái nghệ thuật Gupta của Ấn Độ. Hình ảnh Vishnu co hai tay rất giống nguyên mẫu của Ấn Độ. Cũng trong giai đoạn này, nghệ thuật Champa chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật Tiền Angkor, Java. Những mơ tiếp

hình lá rách và gậy cong ở Ấn Độ đã được thể hiện ở Tiền Angkor và nhanh chóng được tái hiện ở Mỹ Sơn E1. Và qua các tác phẩm thuộc phong cách Mỹ Sơn E1, người nghệ nhân Champa đã bắt đầu làm lộ lên tính bản địa của dân tộc mình. Đó là hình ảnh của những chiếc Sampot (trang phục của nam giới Champa) đôi lông mày được thể hiện với một đường kẻ quanh co, liên tục, đặt biệt là những điệu múa đầy phóng khống.

Tiếp đến với phong cách Hịa Lai có rất nhiều tác phẩm điêu khắc thể hiện rõ tính nhân chủng Champa. Tượng Vishnu ngồi (PoNaGar), tượng môn thần ở Pháp Hòa Lai, bước phù điêu Siva múa ở lá nhĩ Mỹ Sơn A1. Và ở đây, chúng ta còn thấy được tượng Siva Nataraja, một trong những hình tượng phổ biến ở Ấn Độ. Khơng thể hiện qua điệu múa trong những chiếc vịng rực lửa như Ấn Độ, ở đây thần Siva được tao tác với những điệu múa đầy mạnh mẽ quyền năng với những cánh tay xoay tút. Thông qua đây, nghệ nhân Champa như diễn tả sự luân chuyển, biến đổi của vũ trụ

Tượng Phật Hòa Lai, được thể hiện một cách phong phú với trang phục rất mỏng ôm sát vào thân thể. Thuộc phong cách Hòa Lai có tượng Avalokiksvara ở Phan Thiết có tám tay, đầu đội mũ Jatamutuka, vóc người trịn trịa, mặc một Dhoti dài, mình khốt da sơn dương và một dây Bà La Môn. Y phục và động tác của bức tượng thể hiện sự mềm mại gần với phong cách nghệ thuật Ấn-Java.

Và ngồi ra cịn có một số tượng Avakitesvara có bốn tay cầm bình nước, chuỗi hạt, hoa sen, quyển kinh, mặc chiếc Dhati dài, phần giữa xếp thành một nhóm xếp nếp.

Ở phong cách Hòa Lai, Champa chịu ảnh hưởng đồng thời của phong cách nghệ thuật Java và Chân Lạp (Dvaravati), nhưng cũng điều mang những nét của nghệ thuật Ấn Độ. Đến đây nghệ nhân Champa tiếp tục thể hiện đạm tính bản địa vào những tác phẩm điều khắc với cách mô tả gương mặt độc đáo, đặt biệt là cách tạc tượng nữa tròn dựa lưng vào bia.

Đến Đồng Dương, phong cách này với nhiều pho tượng mang vóc dáng khỏe khoắn nét mặt mạnh mẽ môi dày, rõ nét, bộ ria và râu vai nón dày dặn cùng với lông mài dài rậm đến mức nối liền nhau thành đường thẳng làm tôn thêm nét mạnh mẽ của khuôn mặt. Và những nguyên tắc tiếu tượng tôn giáo, cách thể hiện các vị môn thần, vẻ đẹp người phụ nữ Ấn Độ vẫn được lưu giữ, tượng Bồ Tát Văn Thù ngồi trên ngai buông thõng hai chân trước (một kiểu ngồi trong nghệ thuật phật giáo Gandhara của Ấn Độ) được tái hiện ở Champa. Cũng như Ấn Độ, các tượng mơn thần Champa có dung mạo dữ tợn “Mày cong, mắt lồi”, cịn tượng các nữ thần thì ln đầy nữ tính với bộ ngực căn trịn đầy quyến rũ. Ở giai đoạn này nền nghệ thuật điêu khắc của Champa còn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Khmer. Tuy thế, tất cả những tượng phật, thần, người, con vật... Ở Đồng Dương đều được thể hiện mạnh mẽ và đầy sức sống.

Đến giai đoạn thế kỉ X-XV, những tác phẩm điêu khắc đặc sắc và độc đáo nhất của Champa ra đời. Đó là tượng bán thân Devi Hương Quế, tượng môn thần ở Trà Kiệu và đặc biệt là phù điêu vũ nữ Trà Kiệu... Trước tiên phải kể đến tượng bán thân Devi Hương Quế nổi tiếng “một trong những pho tượng tròn đẹp nhất của tượng Chăm” vẫn với mái tóc mai hơi dày, lông mày nỗi rõ liền một dãy của phong cách Đồng Dương. Nhưng người đã rất cân đối, thanh tú, vẻ mặt đoan trang đầy nghiêm nghị. Với phù điêu vũ nữ Trà Kiệu được thể hiện với vẻ mặt tươi tắn, khóe mơi dường như mỉm cười, tư thế duyên dáng uyển chuyển. Gần như nghệ thuật Ấn Độ, hình tượng vũ nữ được thể hiện vô cùng gợi cảm, trong những điệu múa mềm mại, thật sinh động. Và ở đây chúng ta còn thấy được những nét rất Chăm, đó là trang phục với dải thắt lưng buông xuống, đặt biệt vũ nữ Trà Kiệu không quá thô cứng, nghiêm nghị như ở Campuchia, khơng có bộ ngực đồ sộ một cách cường điệu như ở Ấn Độ mà rất căng đối, mềm mại và duyên dáng. Ngoài ra vẻ diệu dàng ấy còn gần gũi với phong cách nghệ thuật Java.

Tiếp đến xuất hiện các tác phẩm ở Chánh Lộ, đặc biệt là bức phù điêu Uma và phù điêu Saravati trong tư thế múa rất sinh động. Các vật biểu trưng

cũng như tư thế múa, đặc biệt là hình ảnh vịng ngực được thể hiện đầy đủ gợi lên nét Ấn.

Sang cuối thế kỉ XI, giai đoạn mà Champa bắt đầu xung đột với Campuchia. Nhưng chính chiến tranh lại giúp hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau, điều này cũng tạo cơ hội cho sự ảnh hưởng qua lại giữa hai nền văn hóa. Và vì thế giai đoạn này Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Campuchia và Campuchia cũng nhận nhiều ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật Champa. Chúng ta có thể bắt gặp ở giai đoạn này các tượng phật (Tháp Bạc – Huế), tượng phật ngồi trên cột rắn Naga (Bình Định), phù điêu Garuda, thủy quái Makara (Tháp Mắm – Bình Định). Ở giai đoạn này, nét chạm khắc sâu đã làm cho các phù điêu dường như hướng đến những tượng tròn, từng tượng như nở tung, vươn lên khỏi giới hạn kiến trúc quy định. Những mơ típ trang trí trở nên rườm rà nơi các tượng thú, cịn các nhân vật thì phơ rõ vẻ khơ khắt, với gương mặt hình bầu dục dài, trán rộng, mũi lớn, miệng rộng... tựa như các tượng Khmer. Vì thế đã đánh mất sự duyên dáng, mềm mại và sức truyền cảm say đắm của nghệ thuật thời kì đầu. Và phong cách Campuchia cũng được thể hiện rõ ở tác phẩm Garuda ngậm con rắn, Phật ngồi trên rắn Naga.

Sau sự kiện ảnh hưởng Campuchia, quan hệ Đại Việt và Champa ngày thân thiết trong thế kỉ XIII nên quan hệ văn hóa cũng tốt đẹp. Hình con rồng thời nhà Trần đã xuất hiện trên những mảnh gốm Gò Cây Me và cả Ché Rượu Cần của người Chăm Hơrroi (Bình Định). Và đồ án văn hình mây của Đại Việt xuất hiện khá rõ nét trên các trang trí của Tháp Mắm.

Tuy nền nghệ thuật rơi vào hình thức thiếu sức sống nhưng yếu tố bản địa vẫn được bảo tồn cẩn trọng và sáng tạo. Đặc biệt thể hiện ở mơ típ trang trí rất độc đáo: đó là những bộ nhũ hoa căng tròn xếp thành từng dãy bao quanh các đài thờ. Chúng tượng trưng cho nữ thần Urôfa (vợ thần Siva) được đồng nhất với thần mẹ xứ sở của người Chăm, người sinh tạo ra Vương quốc. Qua đây

chúng ta thấy được sức sống vô cùng mãnh liệt và mong muốn trường tồn của người Champa.

Cuối thế kỉ XIII, những biến cố chính trị và tình trạng hỗn loạn của xã hội đã tác động mạnh đến nền nghệ thuật các tác phẩm điêu khắc lúc này thiếu hẳn sức sống. Bức tượng thần Siva ngồi ở YangMum bộc lộ vẻ lạnh lùng, nặng nề, ray rức và mệt mỏi, đăm chiêu. Tuy nhiên hai con tượng sư Gajasimha cao 2m, bằng sa thạch hàng phải nói là đẹp nhưng đáng một đời kinh đơ. Bình Định và Đà Nẵng [14, 97]

Với những ảnh hưởng từ nền tảng đề tài phong cách nghệ thuật cũng như nguyên tắc chạm khắc của Ấn Độ một cách trực tiếp qua các nước khu vực: khmer, Java, Chân Lạp,.... Đặc biệt kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của mình, các nghệ nhân Champa đã tạo nên những tác phẩm điêu khắc với một sức sống mới đầy mãnh liệt và lâu bền.

3.3. Âm nhạc với những vũ điệu uyển chuyển của các vũ nữ và nhạc công trong điêu khắc Champa:

Âm nhạc là một lĩnh vực được yêu thích ở mọi nơi trên trái đất. Âm nhạc cũng là phương tiện giúp bày tỏ tâm tư tình cảm. Ở Ấn Độ, âm nhạc được yêu thích đến mức tôn thờ. Người Ấn Độ quan niệm rằng : Âm nhạc có sức mạnh vượt thẳng mọi giáo lý.

Ở Champa, âm nhạc cũng rất được yêu thích. Với người Chăm, nghệ thuật múa như là linh hồn của họ. Từng điệu múa như gắn liền vào cuộc sống và ăn sâu vào trong tiềm thức của người Chăm. Múa đã trở thành một nét biểu trưng riêng của dân tộc Chăm.

Giống như ở Ấn Độ, âm nhạc Champa không chỉ phục vụ cho đời sống giải trí của người dân mà cịn được đưa vào các buổi tế lễ phục vụ lĩnh vực tôn giáo. Nếu như trên các đền tháp Ấn Độ, chúng ta thấy rất nhiều hình tượng vũ nữ và nhạc cơng được chạm khắc thì ở Champa cũng xuất hiện nhiều phù điêu thể hiện người đang múa, vũ nữ va nhạc công.

Nghệ thuật biểu diễn của người Chăm ra đời cùng với sự phát triển nhờ tiếp nhận văn hóa từ Ấn Độ, đặc biệt là nghệ thuật múa. Vũ đạo của người

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài ảnh hưởng của văn hóa ấn độ đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc champa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)