Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh TP HCM (Trang 58)

2.2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

Một là, thu nhập từ HĐTD chiếm 90-99% trong tổng thu nhập tại Vietbank Hồ Chí Minh, để đạt được kết quả đó HĐTD d u y t r ì tăng trưởng qua các năm góp phần làm tăng đáng kể thu nhập từ lãi vay tại Chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh. Cụ thể, dư nợ vay cuối năm 2010 là 660.332 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 dư nợ đã lên đến 669.929 tỷ đồng, đã tăng 9.597 triệu đồng so với năm 2010. Tương ứng với thu lãi vay năm 2010 đạt 98.150 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 đạt 105.261 tỷ đồng, tăng 7.111 tỷ đồng.

Hai là, nợ q hạn ln được kiểm sốt chặt chẽ và được xem là mục tiêu hàng đầu để hạn chế rủi ro tín dụng. Sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, điều chỉnh theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và các Thông tư 02/2013/TT- NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận chuẩn mực theo thơng lệ quốc tế, chính sách khách hàng tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh đã được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng. Chất lượng tín

dụng đã từng bước được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình cơng ty; chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, dự kiến số tiền trích lập dự phịng rủi ro từng tháng và thực hiện kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro phân bổ từng quý để giảm bớt chi phí thay vì phải trích vào cuối năm để ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm. Đặc biệt, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh đã phản ánh chất lượng tín dụng gần nhất với thơng lệ quốc tế, để từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp xử lý và kiểm sốt nợ xấu phát sinh.

Ba là, cơng tác thẩm định và cơng tác quản lý tín dụng đã đi vào nền nếp,

quy củ, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau: + Đã xây dựng các mục tiêu, định hướng và kiểm sốt tín dụng trong từng thời kỳ như: tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ trong từng thành phần kinh tế, tỷ lệ có đảm bảo, không đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ, thực hiện trích lập dự phịng theo quy định của NHNN hàng quý để hạn chế rủi ro nếu có xảy ra trong hoạt động tín dụng, thực hiện chính sách sàng lọc và phân loại khách hàng hàng để có các chính sách ưu đãi tín dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt.

+ Ban Kiểm Toán Nội Bộ và Phịng Quản Lý Tín Dụng của Hội sở ln hỗ trợ tích cực cho cơng tác tín dụng ngày càng tốt hơn.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra sau cho vay, hướng dẫn trong việc thẩm định, cho vay, quản lý, giám sát vốn vay và thu nợ.

+ Tiến hành rà soát, định giá lại tài sản theo định kỳ.

Bốn là, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Chuyển từ quy trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mơ hình quản trị rủi ro tập trung, độc lập và tồn diện hơn với quy trình và thủ tục thống nhất. Triển

khai xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dung theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:

- Một mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các ủy ban, Ban lãnh đạo Ngân hàng;

- Cơ chế báo cáo độc lập với cơ cấu tổ chức kinh doanh;

- Các chính sách, quy trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm sốt rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm sốt và hệ thống thơng tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro;

Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Năm là, chi nhánh đang xây dựng chương trình đánh giá chất lượng tín dụng nhằm phân loại và xếp hạng khách hàng, qua đó đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp nhằm thu hút khách hàng.

Sáu là, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn nợ và theo loại tiền tệ khá ổn định, phù

hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động.

Bảy là, hầu hết dư nợ cho vay của chi nhánh là có đảm bảo bằng tài sản thế

chấp và chiếm khoảng 98% so với tổng dư nợ cho vay.

2.2.3.2 Một số tồn tại trong hoạt động nâng cao chất lƣợng tín dụng

Bên cạnh những mặt đạt được trong lĩnh vực phát triển dịch vụ tín dụng và chất lượng tín dụng như đã phân tích ở trên, Vietbank Hồ Chí Minh cịn có một số tồn tại sau:

Một là, tuy chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến

tích cực trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn, nhưng về mặt tuyệt đối thì số tiền nợ q hạn và số tiền trích lập dự phịng năm 2012 và 2013 tăng vọt so với các năm 2010 và năm 2011.

Hai là, do áp lực tăng trưởng dư nợ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nên

đôi khi chi nhánh cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà khơng phân tích kĩ tính hiệu quả của phương án vay vốn cũng như kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay vốn, đồng thời việc phân tích nguồn trả đơi khi vẫn cịn sơ xài. Do đó làm phát sinh nợ q hạn tại từng giai đoạn nhất định.

Ba là, danh mục cho vay chưa thật sự đa dạng.

Hoạt động dịch vụ tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lẽ đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cho vay. Mặc dù hiện nay các sản phẩm tín dụng tại Vietbank Hồ Chí Minh đã đa dạng nhưng dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào một số những lĩnh vực “nóng” như lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực chứng khốn, do đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả hai thị trường này đều đang có xu hướng đi xuống nên dễ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, các dịch vụ tín dụng khác: như cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh, tín dụng thương mại tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh vẫn chưa được phát triển mạnh.

Bốn là, một số phát sinh sai phạm về mặt quy chế, quy trình tín dụng

cũng như thủ tục cho vay vẫn còn xuất hiện tại chi nhánh, cụ thể như: sản phẩm mới đưa ra chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khi thực hiện cán bộ tín dụng chưa hiểu rõ và nắm hết bản chất của sản phẩm đưa ra, quy định tín dụng khơng thống nhất, thủ tục vay còn rườm rà, các điều kiện vay chưa thực hiện nghiêm ngặt, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, … là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay do dựa trên những quyết định cho vay khơng chính xác và cơng tác quản lý nợ vay còn chưa chặt chẽ.

2.2.3.3 Nguyên nhân ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một là, hiện nay Chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh có đội ngũ nhân viên

tín dụng trẻ hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng, khả năng nắm bắt các chính sách, cơ chế, thể lệ nghiệp vụ cịn hạn chế do vậy làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, hướng dẫn, thẩm định, thu thập thông tin từ khách hàng và đánh giá khách hàng. Dẫn đến việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ vay và thu hồi nợ, … còn hạn chế, dễ phát sinh rủi ro và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của ngân hàng và khách hàng.

Thứ hai, do ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan

hệ tín dụng. Trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại chi nhánh nhiều lần và đều thực hiện tốt các nguyên tắc tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ tái cấp vốn ngân hàng chủ quan hay đôi khi cả nể trong quan hệ với khách hàng mà bỏ qua vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng, …

Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không

thường xuyên. Chất lượng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp với mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về trình độ chun mơn đối với cán bộ kiểm sốt của chi nhánh cịn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với cơng việc, chính vì vậy có lúc kiểm sốt vẫn không phát hiện kịp thời những sai phạm trong hồ sơ tín dụng. Do đó khơng kịp thời ngăn chặn được những rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh.

Ngun nhân từ phía vĩ mơ

nền kinh tế thị trường thì vẫn cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ đơi khi cịn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn trong q trình vay vốn, phát mãi tài sản,…

Ngồi ra, mơi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định. Thị trường trong nước thiếu đồng bộ, thiếu tính dự báo. Các chính sách vĩ mơ nhất là chính sách tiền tệ, nhà đất hay thay đổi và có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nền kinh tế ngoài quốc doanh cịn ít. Mơi trường cạnh tranh cịn yếu, không lành mạnh như móc ngoặc, tham nhũng, gây khó khăn cho người làm ăn nghiêm túc.

Hai là, nguồn thơng tin tín dụng tại NHNN còn sơ xài, chưa tạo điều

kiện cho ngân hàng khai thác hiệu quả, cụ thể một số nội dung thơng tin như tính hình tài chính, xếp hạng khách hàng, thông tin ngành, … chưa được cập nhật thật chi tiết, thông tin về việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu chưa rõ về số tiền và thời điểm phát sinh, … đã làm ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay tại chi nhánh.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng, chấp nhận nợ quá hạn trong một thời gian nhất định, cụ thể là chi nhánh hay bị quá hạn lãi. Chính nguyên nhân này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Khách hàng cố tình lừa dối ngân hàng, bằng cách lập một bộ hồ sơ vay vốn hoàn hảo nhằm qua mặt các cán bộ tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá và phân tích hệ thống số liệu thực tế tình hình tín dụng của chi nhánh, luận văn đã xác định được những kết

quả cần được tiếp tục duy trì và thực hiện, cũng như những hạn chế tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, qua đó đưa ra nguyên nhân gây ra những tồn tại đó để trong thời gian tới chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NAM THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 – 2020.

3.1.1 Định hƣớng phát triển chung:

3.1.1.1 Tầm nhìn chiến lược:

Không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

3.1.1.2 Sứ mệnh:

Xây dựng VIETBANK trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới.

3.1.1.3 Giá trị cốt lõi:

- Nguồn nhân lực chun mơn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình. - Hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại.

- Mơ hình tổ chức và quản lý khoa học. (Cẩm nang Vietbank, 2012)

3.1.2 Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng:

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tín dụng dưới các hình thức cấp tín dụng. Đồng thời, tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn, kinh doanh hợp pháp và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng đều được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng một cách thuận lợi, bảo đảm quản lý tuân thủ tuyệt đối các giới hạn cũng như quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và hiệu quả kinh tế bền

vững, đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng.

Triển khai từng bước thận trọng các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ (Swap, Forword, Option,…) và lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện nguyên tắc hạn chế tập trung rủi ro tín dụng và đa dạng hóa ngành hàng, lĩnh vực và khách hàng nhằm phân tán rủi ro tín dụng trên cơ sở thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiện hữu, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, công cụ hạn mức tín dụng, hệ thống thơng qua thơng tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh. Phân bổ vốn tín dụng hợp lý trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro, ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao và mức độ rủi ro ở mức cho phép.

Đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng dành cho các doanh nghiệp và dân cư, tín dụng bán bn và tín dụng bán lẻ, kể cả tín dụng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các cá nhân có thu nhập ổn định; gắn các sản phẩm tín dụng với các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngoại hối và huy động vốn, nâng cao năng lực cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực cho vay, tài trợ giữa các NHTM đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá và đa dạng hóa nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

Chất lượng và an tồn hoạt động tín dụng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu; gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tăng trưởng tín dụng để hạn chế sự gia tăng nợ xấu mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng; đẩy mạnh xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì nợ xấu ở mức an toàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín chi nhánh TP HCM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)