Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 3 : PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tình hình địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây - Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) về phía Tây Nam của tổ quốc, có tọa độ địa lý: từ 103030' tính từ đảo Thổ Chu đến 105032' kinh độ Đông và từ 9023' đến 10032' vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Đơng Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang; + Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;

+ Phía Tây Nam là biển giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia;

+ Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8km. Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị; trong đó có 01 thành phố trực thuộc tỉnh là Thành phố Rạch Giá, 01 thị xã là Thị xã Hà Tiên, có 13 huyện trong đó có 02 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải, với tổng số 145 xã, phường, thị trấn.

Tổng diện tích tự nhiên là 6348,78km2 (Nguồn: Niên giám thống kê 2016 Cục thống kê tỉnh Kiên Giang), với đường bờ biển kéo dài 212 km với hơn 137

hịn, đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam.

Thành phố Rạch Giá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Kiên Giang với diện tích tự nhiên 10.361,44ha, có tứ cận như sau: Phía Đơng giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; Phía Tây giáp vịnh Thái Lan; Phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên; Phía Bắc giáp các huyện Hịn Đất và Tân Hiệp.

Thành phố Rạch Giá có 11 phường và 1 xã, 68 khu phố - ấp, mật độ dân số 2.339người/km2, tổng dân số là 242.362 người, (Trong đó nam là 119,694

người), với 48.871 hộ (Nguồn: Niên giám thống kê 2016 Cục thống kê tỉnh Kiên Giang). Trong đó dân tộc Khmer 11.177 người chiếm tỷ lệ 4,93%, dân tộc Hoa

15.321 người chiếm tỷ lệ 6,75%, nơi có nhiều đồng bào khmer sống tập trung là xã Phi Thơng cũng là nơi có mật độ dân số thấp nhất 336 người/km2. Mật độ dân số cao nhất tập trung ở phường Vĩnh Thanh Vân: 18.651 người/km2. Hệ thống hạ tầng đường giao thông đi lại thuận tiện, tỷ lệ hộ nhân dân được sử dụng lưới điện quốc gia 99,06%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 95,81%.

Điều kiện thời tiết, thể hiện rõ 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Hằng năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, thông thường mưa từ 120 ngày đến 170 ngày/năm, mưa nhiều nhất vào thời kỳ gió Tây – Nam chiếm khoảng 90% đến 95% lượng mưa trong năm, những cơn mưa lớn nhất có thể đạt vũ lượng trên 350 mm vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Có 2 hướng gió chính là Đơng – Nam và Tây – Nam vào mùa hạ, tốc độ gió trung bình 2,5 m/s. Nhiệt độ cao nhất là 380C, nhiệt độ thấp nhất là 14,80C, nhiệt độ trung bình là 27,40C. Ẩm độ: Cao nhất từ 93% đến 94%, thấp nhất từ 61% đến 62%, trung bình từ 80% đến 82%. Lượng nước bốc hơi trung bình từ 1.100 mm đến 1.200mm. (Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, năm 2016).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)