Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 26 - 31)

STT Quốc gia STT Quốc gia

1 Armenia 14 Mongolia

2 Azerbaijan 15 Nepal

3 Bangladesh 16 Oman

4 Cambodia 17 Pakistan

5 Georgia 18 Philippines

6 India 19 Saudi Arabia

7 Indonesia 20 Sri Lanka

8 Iran, Islamic Rep. 21 Tajikistan

9 Iraq 22 Thailand

10 Jordan 23 Turkey

12 Kyrgyz Republic 25 Vietnam

13 Malaysia

Các lợi thế của việc sử dụng số liệu bảng theo Baltagi (2001):

Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn và cũng từ việc nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi.

Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mơ hình hành vi phức tạp hơn.

Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng.

3.2. Mô tả biến nghiên cứu:

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011)

“Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các quốc gia BRIC: phân tích dữ liệu bảng” tơi giả định các biến có khả năng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bao gồm:

quy mô thị trường (GDP), ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng (INFL), độ mở thương mại (TRAO), cơ sở hạ tầng (INFREX), chi phí lao động (WAGE), tổng lực lượng lao động (LAB) và tích lũy tài sản gộp (GCF).

3.2.1. Biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo UNCTAD, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư liên quan đến một mối quan hệ dài hạn và thể hiện một lợi ích lâu dài được kiểm sốt bởi một tổ chức cư trú tại một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi hoặc cơng ty mẹ). Đầu tư trực tiếp nước ngồi có ảnh hưởng đến thu nhập, sản xuất, giá cả, việc làm, tăng trưởng kinh tế, phát triển và phúc lợi chung của quốc gia tiếp nhận nguồn vốn vào. Bên cạnh đó, FDI là một trong những kênh quan trọng nhất cho việc phổ biến công nghệ hiện đại.

3.2.2. Biến độc lập:

Quy mô thị trường (GDP)

Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngồi. Theo UNCTAD, quy mơ thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các cơng ty đa quốc gia (MNCs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Các quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn sẽ nhận được nhiều dịng vốn đầu tư hơn những quốc gia có thị trường tiêu thụ bé hơn. Quy mô thị trường thường được đo lường bởi tổng thu nhập quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người và quy mô dân số tầng lớp trung lưu. Trong bài luận văn, tôi sử dụng biến GDP để đại diện cho quy mô thị trường. GDP được kỳ vọng là nhân tố ảnh hưởng tích cực và là đáng kể đến dòng vốn FDI (theo như Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000); Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và cộng sự (2006); Pravakar Sahoo (2006); Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal Sridharan and Kode Chandra Sekhara Rao (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011); Kavita Wadhwa, Sudhakara Reddy S (2011); Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012)). Ngược lại, theo Holland và Pain (1998) cho

rằng tỷ lệ tăng trưởng và quy mô thị trường là các nhân tố tác động khơng đáng kể lên dịng vốn FDI.

Ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng (INFL)

Thị trường tăng trưởng cao hơn cho thấy một thị trường tiềm năng lớn hơn và có nhiều triển vọng đầy hứa hẹn. FDI, do đó, có xu hướng chảy vào các quốc gia có quy mơ thị trường lớn hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Một quốc gia có điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ nhận được dòng vốn FDI nhiều hơn một nền kinh tế nhiều biến động. Các nhân tố đo tốc độ tăng trưởng là: tỷ lệ tăng trưởng GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất, tỷ lệ lạm phát. Trong bài luận văn, tôi sử dụng biến lạm phát (INFL) để đại diện cho ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng. Nó được kỳ vọng là nhân tố ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến dòng vốn FDI (theo như Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và cộng sự (2006); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011); Kavita Wadhwa, Sudhakara Reddy S (2011)).

Chi phí lao động (WAGE)

Phần lớn các MNCs đầu tư ra nước ngoài là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Chi phí lao động cao ở nước chủ nhà có thể ngăn cản các cơng ty FDI đến nước đó vì chi phí lao động cao làm tăng chi phí sản xuất và sẽ khiến cho FDI đi ra khỏi nước đó hoặc thu hút được ít dịng vốn FDI hơn (theo Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000); Frenkel và cộng sự (2004); Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal Sridharan and Kode Chandra Sekhara Rao (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011); Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012)). Chi phí lao động được đại diện bởi tỷ lệ lương (theo Nunes và cộng sự (2006)).

Cơ sở hạ tầng (INFREX)

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ cơng nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dịng vốn đầu tư nước ngồi vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng tốt, thuận tiện là minh chứng rõ nét cho sự thịnh vượng của một quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển. Mặt khác, một đất nước có cơ hội thu hút dịng vốn FDI sẽ thúc đẩy các nước này trang bị cơ sở hạ tầng tốt hơn. Vì vậy, bài nghiên cứu mong đợi mối quan hệ tích cực một cách đáng kể giữa cơ sở hạ tầng và FDI vào nước nhận đầu tư theo như nghiên cứu hỗ trợ của Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal Sridharan and Kode Chandra Sekhara Rao (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011).

Độ mở thương mại (TRAO)

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng ngoại thương (xuất và nhập khẩu) chỉ có thể bổ sung chứ không thể thay thế FDI. Các công ty đa quốc gia (MNCs) có xu hướng đầu tư vào những thị trường đối tác thương mại mà họ thấy quen thuộc. Nhiều FDI định hướng xuất khẩu cũng đòi hỏi nhập khẩu phụ tùng, hàng hóa trung gian. Trong cả hai trường hợp, khối lượng thương mại đều được gia tăng và vì vậy, độ mở thương mại nhìn chung được kỳ vọng mang dấu dương và có tác động đáng kể đến FDI (theo như các bài nghiên cứu hỗ trợ của: Dawn Holland and Nigel Pain (1998); Nunes và cộng sự (2006); Pravakar Sahoo (2006); Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal Sridharan and Kode Chandra Sekhara Rao (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011)). Ngược lại, theo Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012) thì cho rằng độ mở thương mại là nhân tố tác động khơng đáng kể lên dịng vốn FDI.

Tích lũy tài sản gộp (GCF)

Tích lũy tài sản gộp là đầu tư vào việc cải tạo đất (hàng rào, mương, cống rãnh, vv) nhà máy, máy móc, và mua sắm thiết bị và xây dựng đường bộ, đường sắt và các loại tương tự, bao gồm các cơng trình thương mại và cơng nghiệp, văn phịng, trường học, bệnh viện và nhà ở tư nhân…

Trong một nền kinh tế chuyển đổi, việc cải thiện trong môi trường đầu tư sẽ giúp cho nước đó thu hút nguồn vốn FDI vào nhiều hơn. Tích lũy tài sản gộp cao hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn đó là kết quả của việc cải thiện môi trường đầu tư tiếp tục giúp thu hút dòng vốn FDI vào cao hơn. Libor Krkoska (2001) và Lipsey (2000) tìm được một ít bằng chứng về FDI có tác động đến sự tích lũy tài sản ở các nước phát triển và quan sát rằng các khía cạnh quan trọng nhất của FDI trong các mẫu được lựa chọn của các nước có liên quan đến sự thay đổi quyền sở hữu. mối quan hệ giữa FDI và Tích lũy tài sản gộp là khơng đơn giản (theo Libor, Krkoska. 2001). Trong trường hợp tư nhân hóa nhất định, điều này khơng làm tăng hoặc có thể dẫn đến giảm sút trong FDI. Vì vậy, một mối quan hệ khơng rõ ràng giữa FDI và tích lũy tài sản gộp có thể được nắm giữ trong một nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều và có ý nghĩa giữa FDI được dự kiến (theo Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011)).

Dữ liệu được thu thập từ những nguồn như: World Bank Data và UNCTAD. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)