III. Hệ thống các cơng cụ của chính sách tiền tệ
B. Các công cụ bổ trợ:
Ngồi những cơng cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ, ngày nay, với sự phát triển và hoàn thiện khơng ngừng của nền kinh tế nói chung và nghiệp vụ ngân hàng nói riêng, bên cạnh các cơng cụ truyền thống, NHTƯ cịn sử dụng một hệ thống các cơng cụ trung gian nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý. Trong khuôn khổ tiểu luận xin được giới thiệu các cơng cụ: chính sách ngoại hối & tỉ giá và hạn mức tín dụng & lãi suất.
1. Chính sách ngoại hối & tỉ giá:
1.1. Giới thiệu chung:
Như phần trên đã trình bày, NHTƯ có thể điều tiết lượng tiền trong lưu thơng qua hai kênh chính thức. Kênh thứ nhất được thể hiện qua hình thức cho vay tái chiết khấu và cấp vốn cho các tổ chức tín dụng, kênh thức hai qua mua bán trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở. Trên thực tế, hiệu quả của kênh thứ hai được đánh giá rất cao và
chính sách ngoại hối có một vai trị rất quan trọng trong việc quản lý lưu thông và cung ứng tiền tệ của NHTƯ. Đó là một cơng cụ hữu hiệu để NHTƯ thực thi chính sách tiền tệ, đặc biệt là trong giai
đoạn hội nhập hiện nay.
Chính sách ngoại hối có liên quan đến việc mua bán và gửi tiền bằng các đồng tiền riêng biệt của NHTƯ. Nghiệp vụ này được tiến hành trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là thị
trường quốc tế mà chính trên thị trường này, các giao dịch được thực hiện để xác định tỉ giá và theo đó, các đồng tiền được trao đổi với nhau từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Đồng tiền khác này, đến lượt mình lại xác định giá mua hàng hố và tài sản chính nước mình. Vậy, theo những tính chất trên, tỷ giá hối đối là giá của một đồng tiền để tính ra một đồng tiền khác hay còn gọi là mức giá tại đó hai đồng tiền chuyển đổi cho
nhau.
Tỉ giá hối đoái là giá của một đồng tiền để đổi ra một đồng tiền khác. Tỉ giá hối đoái rất quan trọng bởi nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hố trong nước và nước ngoài. Khi đồng tiền của một nước tăng giá so với các đồng tiền khác thì hàng hố của nước đó tại nước ngồi sẽ trở nên đắt hơn và hàng hố của nước ngồi tại nước đó sẽ trở nên rẻ hơn. Chính vì tỉ giá là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ giữa đồng nội tệ và ngoại tệ nên NHTƯ các nước tìm mọi cách can thiệp khi tỉ giá biến động bằng cách mua và bán các đồng tiền, nhằm chống lại nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.
Việc can thiệp trên thị trường hối đoái nhằm đạt được hai mục tiêu trực tiếp là đưa tỉ giá vào quĩ đạo đã định trong ý đồ chính sách tiền tệ của một giai đoạn nào đó và điều khiển cung ứng tiền tệ quốc gia. Muốn sử dụng công cụ can thiệp thị trường hối đối NHTƯ phải có một chính sách tỉ giá dựa trên những điều kiện cụ thể của mình.
Có những cơ chế tỉ giá hối đối khác nhau. Đó là một tổng hồ những điều kiện, trong đó chính phủ các quốc gia cho phép ấn định các tỉ giá hối đoái, như tỉ giá hối đoái cố định - NHTƯ cố định mức tỉ giá chuyển đổi & tỉ giá hối đoái thả nổi - xác định bằng mức cân bằng tỉ giá trên thị trường tự do mà khơng có sự can thiệp của NHTƯ bằng dự trữ quốc tế. Mỗi một cơ chế có những đặc điểm riêng, nhưng cơ chế tỉ giá cố định có nhiều nhược
điểm. Điển hình cho cơ chế này là hệ hống Bretton Woods. Sự thất bại của B.W là do IMF đòi hỏi các nước thiếu hụt dự trữ quốc tế phải theo đuổi việc phá giá hoặc các chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng lại khơng thể địi hỏi các quốc gia dư thừa dự trữ quốc tế nâng tỉ giá của họ hay theo đuổi một chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tác động của tỉ giá :
Như ta đã thấy, chính sách ngoại hối của NHTƯ có thể gây ra những thay đổi trong tỉ giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái thay đổi có tác động to lớn đến lưu thơng tiền tệ và thanh tốn quốc tế. Tác động của nó thể hiện rõ rệt nhất trên cán cân thanh tóan quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là một tài khoản tổng hợp sự chuyển dịch ngoại tệ ra vào quốc gia trong một thời kì nhất định, bao gồm cán cân thanh toán vãng lai (hàng hoá-dịch vụ) và cán cân vốn.
Cán cân vốn thực chất là một bản cân đối các khoản đi vay và cho vay tín dụng thực hiện bằng ngoại tệ. Khi tỉ giá cao lên, tức là đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích đầu tư nước ngồi vào và ngược lại, khi tỉ giá giảm sẽ hạn chế việc đầu tư.
Cán cân vãng lai phản ánh tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các nước và phần quan trọng nhất của cán cân vãng lai chính là chênh lệch xuất nhập khẩu. Khi tỉ giá giảm, tức là đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, hàng hố nước ngồi giảm giá trong khi hàng hoá trong nước tăng giá. Điều này sẽ khuyến khích giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Ngược lại, khi tỉ giá tăng,
đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ sẽ dẫn đến việc gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tỉ giá tác động mạnh mẽ tới các cân thanh tốn quốc tế, nhưng nó cũng chịu sự tác động ngược trở lại. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu
về ngoại tệ, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ giá hối đối bởi vì tỉ giá hối đối được xác lập trên cơ sở cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ. Việc xác lập một tỉ giá thấp hoặc cao hơn giá cân bằng đòi hỏi NHTƯ bù lỗ bằng cách bán hoặc mua trên thị trường một khối lượng ngoại tệ tương
ứng, nếu khơng sẽ gây ra tình trạng giá chợ đen cao, gây mất ổn định và đình trệ cho mọi mặt của nền kinh tế.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đối:
Bất kì nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi tức dự tính về tiền gửi nứơc ngồi và tiền gửi trong nước đều có ảnh hưởng đến tỉ giá, ở đây xin dược trình bàyvề hai nhân tố, đó là cung tiền và lãi suất.
* Lãi suất:
Lãi suất trong nước thường được coi là nhân tố chính ảnh hưởng đến tỉ giá. Ta biết rằng lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa - tỉ lệ lạm phát dự tính. Nếu như lãi suất thực tế trong nước tăng lên và tỉ lệ lạm phát dự kiến khơng thay đổi thì lãi suất danh nghĩa tăng lên. Bởi vì đã khẳng định rằng lạm phát dự tính là khơng đổi cho nên mức tăng giá dự tính của đồng nội tệ sẽ không bị thay đổi và lợi tức dự tính về tiền gửi nước ngồi sẽ khơng thay đổi với bất kì mức tỉ giá nào, trong khi lợi tức về đồng nội tệ tăng. Do đó, khi lãi suất thực tế trong nước tăng thì đồng nội tệ tăng giá và tỉ gía giảm xuống.
Tuy nhiên, khi lãi suất danh nghĩa tăng lên nhưng là do tăng tỉ lệ lạm phát dự tính thì mức tăng giá dự tính của đồng nội tệ sẽ thấp đi. Mức này lớn hơn mức tăng của lãi suất trong nước. Kết quả là với một tỉ giá đã cho bất kì, lợi tức dự tính về tiền gửi ngoại tệ tăng nhiều hơn lợi tức tiền gửi đồng nội tệ. Như thế, một lãi suất cao
hơn tỉ lệ lạm phát dự tính gây nên một sự giảm giá của đồng nội tệ.
Với bất kì mức tỉ giá nào, lợi tức dự tính về tiền gửi nội tệ tăng nhiều hơn so với gửi bằng
đồng ngoại tệ sẽ gây ra sự tăng giá của đồng nội tệ và làm cho tỉ giá thấp đi và ngược lại. Phân tích trên được thể hiện như sau: Nếu như lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng lên, lợi tức từ việc gửi ngọai tệ tăng, công chúng sẽ muốn mua ngoại tệ và bán nội tệ, làm cho nội tệ bị mất giá và cầu về ngoại tệ vượt quá mức cân bằng. Như thế, sự tăng lên của lãi suất tiền gửi ngoại tệ sẽ làm cho đồng nội tệ sụt giá & làm cho tỉ giá tăng cao. Ngược lại., nếu lãi suất tiền gửi nội tệ tăng lên, tức là lợi tức từ việc gửi đồng nội tệ cao hơn sẽ làm cho cơng chúng có xu hướng muốn sở hữu đồng nội tệ và bán đồng ngoại tệ, làm cho cầu về đồng nội tệ vượt quá tỉ giá cân bằng. Vì vậy, khi lãi suất tiền gửi đồng nội tệ tăng lên thì đồng nội tệ tăng giá & tỉ giá thấp xuống.
*Thay đổi cung tiền:
Ta giả sử trường hợp NHTƯ quyết định tăng mức cung tiền để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Việc tăng này sẽ dẫn đền mức giá chung sẽ tăng lên. Mức tăng giá dự tính của đồng nội tệ sụt xuống làm tăng lợi tức dự tính về tiền gửi nước ngồi với bất kì mức tỉ giá hiện hành nào. Mặt khác, cung tiền thực tế tăng nhanh trong khi mức giá chưa tăng kịp lên ngay sẽ làm cho lãi suất tiền gửi đồng nội tệ sụt xuống, làm giảm lợi tức tiền gửi nội tệ. Kết quả là công chúng sẽ muốn giữ đồng ngoại tệ chứ không muốn giữ đồng nội tệ. Như vậy, việc tăng cung tiền làm cho đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ và do đó, tỉ giá tăng lên.
Tác động của chính sách ngoại hối NHTƯ tới lượng tiền cung ứng:
Với tư cách là một cơng cụ của chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối có tác động tích cực giúp NHTƯ điều tiết cung tiền tệ trên thị trường thông qua xác định tỉ giá.
Giả sử NHTƯ bán đi một số tài sản nước ngồi của mình ( gọi là dự trữ ngoại hối hay là dự trữ quốc tế) để đổi lấy đồng nội tệ. Nếu NHTƯ được trả bằng tiền mặt thì sẽ rút bớt lượng tiền mặt trong lưu thơng, cịn nếu được trả bằng séc kí phát từ các tài khoản mở tại các NHTM trong cả nước thì NHTƯ sẽ rút bớt dự trữ của NHTM trong các tài khoản này tại NHTƯ. Điều này thực chất là NHTƯ đã rút tiền ra khỏi tay công chúng hoặc làm giảm dự trữ của các NHTM. Dù dự trữ giảm hay tiền trong lưu thơng giảm thì cơ số tiền tệ cũng giảm đi và cùng với đó là dự trữ ngoại hối của NHTƯ giảm đi. Cơ số tiền tệ giảm sẽ dẫn đến giảm cung đồng nội tệ, kết hợp với việc tăng cung về ngoại tệ của NHTƯ sẽ làm cho đồng tiền trong nước tăng giá so với đồng tiền nước ngồi và làm cho tỉ giá dự tính giảm đi. Việc NHTƯ bán các tài sản nước ngồi của mình để đổi lấy đồng nội tệ cũng giống như nghiệp vụ bán của NHTƯ trên thị trường tự do.
Ngược lại, khi NHTƯ quyết định dùng đồng nội tệ để mua tài sản nước ngoài trên thị trường ngoại hối sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối của NHTƯ và tăng cơ số tiền tệ. Cơ số tiền tệ tăng là bởi nếu NHTƯ trả bằng tiền mặt thì sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thơng, cịn nếu thanh tốn gián tiếp thì NHTƯ làm tăng dự trữ của các NHTM trong tài khoản tại NHTƯ. Thực chất là NHTƯ bơm tiền vào lưu thông hoặc tăng dự trữ cho hệ thống NHTM Dù trường hợp nào xảy ra thì cơ số tiền tệ cũng tăng lên. Tăng cơ số tiền tệ dẫn đến tăng cung đồng nội tệ, kết hợp với việc tăng cầu về ngoại tệ sẽ làm tỉ giá dự tính tăng lên. Điều này cũng giống như trường hợp NHTƯ thực hiện nghiệp vụ mua trên thị trường tự do.
Như vậy, khi các NHTƯ can thiệp vào thị trường ngoại hối thì họ thu được hoặc mất đi dự trữ ngoại hối và gây ra sự thay đổi trong cơ số tiền tệ, từ đó làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng. Mức độ cũng như thời gian can thiệp được vào thị trường ngoại hối còn phụ thuộc rất nhiều vào dự trữ ngoại hối của NHTƯ. Dự trữ ngoại hối chính là một yếu tố quan trọng giúp cho NHTƯ ảnh hưởng lên thị trường ngoại hối, góp phần ổn định tiền tệ vì trong khối lượng ngoại hối dự trữ có một bộ phận phục vụ cho nhiệm vụ bình ổn giá. Do đó, khi NHTƯ can thiệp vào thị trường ngoại hối thì có thể kiểm sóat phần nào khối lượng cung ứng tiền tệ trên thị trường. Hệ quả của sự can thiệp này là những tác động đến cán cân thương mại. Từ lý thuyết trên, thực tế đã chứng minh rằng khả năng kiểm sốt chính sách tiền tệ của một nước trở nên dễ dàng hơn khi mà đồng tiền của quốc gia đó là đồng tiền dự trữ ngoại hối của các quốc gia khác.
1.4. Vai trị của chính sách ngoại hối:
Qua phân tích trên, ta có thể đánh giá tác động của chính sách ngoại hối của NHTƯ thông qua tỉ
giá.
Thứ nhất là tỉ giá có những ảnh hưởng vĩ mơ đối với hoạt động của nền kinh tế, nó là trung tâm của chính sách tiền tệ, có vai trị chỉ đạo chính sách tiền tệ. NHTƯ căn cứ vào nó dể lựa chọn chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt phù hợp điều kiện từng thời kì. Ta biết rằng mục tiêu cuốí cùng của chính sách tiền tệ là giữ vững giá trị đồng tiền. Nếu NHTƯ khơng muốn thấy đồng tiền của mình sụt giá thì nó có thể theo đuổi một chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm bớt cung nội tệ đồng thời tăng cung ngoại tệ để nâng lãi suất trong nước, từ đó mà làm cho đồng tiền của nó trở nên vững mạnh. Ngược lại, khi NHTƯ thấy đồng tiền nội tệ quá cao, làm cho ngoại thương và sản xuất công nghiệp trong
nước bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ nước ngồi thì nó có thể theo đuổi một tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ, mở rộng cung tiền, hạ lãi suất nhằm hạ thấp tỉ giá.
Thứ hai là bản thân tỉ giá cũng phải chịu tác động của mục tiêu chính sách tiền tệ và là một hình thức để thực hiện cơng cụ của chính sách tiền tệ thông qua thị trường ngoại hối. Vai trị của cơng cụ bổ trợ chính sách ngoại hối chính là thơng qua việc thực hiện mua bán trên thị trường ngoại hối để xác lập tỉ giá. Bất cứ một sự tăng cung tiền nào cũng tác động ngược trở lại, làm cho tỉ giá tăng vọt, đặc biệt là tỉ giá trong ngắn hạn. NHTƯ cũng có thể dựa vào mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kì mà lựa chọn chính sách tỉ giá cố định hay thả nổi tương ứng phù hợp, đảm bảo nguyên tắc ở trong nước chỉ tiêu đồng bản tệ và tỉ giá phù hợp với tình hình tiền tệ của quốc gia. Cũng bằng can thiệp tỉ giá, NHTƯ có thể điều tiết cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến các mục tiêu vĩ mô khác của nền kinh tế. Công cụ này hiện nay đã trở thành một trong những công cụ trung tâm của chính sách tiền tệ ở một số nước, đặc biệt là các nước hướng về xuất khẩu, và ngày càng phát huy tác dụng bên cạnh các công cụ truyền thống.
2. Hạn mức tín dụng & lãi suất tín dụng:
Cơng cụ bổ trợ thứ hai của NHTƯ được đề cập tới trong việc thực thi chính sách tiền tệ là hạn mức tín dụng và lãi suất tín dụng.
Hạn mức tín dụng thường được hiểu trên hai phương diện: hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại và đối với nền kinh tế.
*Hạn mức tín dụng đối với các NHTM:
Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTƯ có thể cung cấp cho các NHTM theo từng
thời kì nhất định và phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kì đó.
Dựa vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế dự tính